Tượng Đài Lý Thái Tổ Ở Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tượng Đài Vua Lý Thái Tổ

*

NHỮNG ĐIỀU XUNG QUANH TƯỢNG ĐÀI LÝ THẢI TỔ

* TS Phan Hoàng

Người Hà Nội nào tôi gặp cũng đều cho rằng mùa thu năm nay là một trong những mùa thu đẹp nhất của đất kinh kỳ. Đẹp bởi tiết thu nắng vàng ươm mật, thiên nhiên tuyệt vời. Đẹp bởi lòng người hướng về những điều thiên liêng nhất. Chưa bao giờ đất Thăng Long- Hà Nội hào hùng lại tưng bừng lễ hội như dịp kỷ niệm nửa thế kỷ thủ đô được giải phóng. Một trong những điều ý nghĩa nhất là lễ khánh thành tượng đài và tưởng niệm vị minh quân Lý Thái Tổ đã diễn ra long trọng ở vườn hoa Chí Linh bên bờ Hồ Gươm sáng ngày 7.10.2004. và xung quanh bức tượng đồng nguyên khối đầu tiên của Việt Nam đã diễn ra nhiều điều thú vị.

Đang xem: Tượng đài lý thái tổ

214 chữ trong Chiếu dời đô ứng với 214 năm nhà Lý trị vì thiên hạ

Khoảng 100 người của đội tế đền Bạch Mã áo khăn chỉnh tề, giáo gươm sáng quắc, hương đèn thành kính làm lễ tế trước tượng đài đức Lý Thái Tổ, với sự chứng kiến của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp cùng đông đảo nhân dan thủ đô và du khách. Khi tiếng hô tái hiện giọng vua khai sáng nhà Lý đọc Chiếu dời đô trầm hùng vang lên giữa khói hương nghi ngút, cả đất trời Thăng Long – Hà Nội như chìm đi trong tĩnh lặng. Không khí trang nghiêm bao trùm mặt hồ Gươm. Rùa thiêng đáy nước như nằm yên hướng về phía tượng đài Lý Thái Tổ. Và những giọt nước mắt xúc động không nén nổi đã lăn tròn trên đôi má nhiều người. Những giọt nước mắt biết ơn công nghiệp tổ tiên. Những giọt nước tự hào là con dân của Thăng Long, của Đại Việt. Những giọt nước mắt mãn nguyện trước tinh thần trách nhiệm của thế hệ hôm nay biết trân trọng, tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa của một dân tộc hàng ngàn năm văn hiến…

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Từng chữ từng lời của Chiếu dời đô âm vang thấm sâu vào trái tim, vào phố phường, vào nắng thu, vào hồn sông núi. “ Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi; đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh thống khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời…”

Theo anh hùng Lao động- Nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn- ông Từ nổi tiếng của đền Đô thì có một điều ngẫu nhiên hết sức đặt biệt: trong chiếu dời đô của Lý Thái Tổ có 214 chữ ứng với 214 năm trị vì thiên hạ của tám vị vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông,Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, và Lý Huệ Tông. Tất nhiên không kể đến 2 năm sau cùng mà Lý Chiêu Hoàng làm vua nhưng quyền hành thực chất nằm trong tay Trần Thủ Độ- người cướp ngôi nhà Lý dựng nên cơ nghiệp nhà Trần. và cũng chính vì vậy Lý Chiêu Hoàng không được thờ trong đền Đô, tức đền Lý Bát Đế ở Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh quê hương nhà Lý, mà được thờ riêng ở đền Rồng cũng nằm ở “ đất vua”.

101 cm của tượng đài ứng với năm 1010 định đô Thăng Long

Lý Công Uẩn sinh ngày 12.2 năm Giáp Tuất- 974, được thiền sư Lý Khánh văn, em trai của sư Vạn Hạnh, đem về chùa Cổ Pháp (còn có tên chùa Ứng Thiên Tâm, Chùa Dận) nuôi dưỡng, sau được sư Vạn Hạnh đón về chùa Thiên tâm dạy dỗ. Sử chép rằng, Lý Công Uẩn có sức khỏe hơn người, khôi ngô tuấn tú, năm 20 tuổi vào kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình làm quan võ, được phong tới chức Điện tiền chỉ huy sứ dưới thời Tiền Lê. Sau khi ông vua tàn bạo bậc nhất trong lịch sử là Lê Long Đĩnh (Lê Ngọa Triều) mất đi, Lý Công Uẩn được triều đình tôn lên ngôi vua tháng 10 năm Kỷ Dậu-1009 sáng lập triều Lý.

Xem thêm: Đổi Vị Cho Cả Nhà Với Món Chả Giò Cá Trích Đặc Sản Lagi Bình Thuận

Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu Thuận Thiên, cho dời kinh đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) về thành Đại La, tương truyền lúc thuyền vua đậu dưới thành thì xuất hiện rồng vàng bay lên nên ông đã đổi tên thành là Thăng Long. Lịch sử đã chứng minh việc dời đô về Thăng Long của Lý Thái Tổ đã thể hiện một bộ óc siêu việt, một tầm nhìn sáng suốt của một bậc minh quân. Lý Thái Tổ trị vì trên ngôi vua được 18 năm thì băng hà, thọ 54 tuổi.

Xem thêm: Tuart Wedding Đà Nẵng Xinh Chất Ngất, Báo Giá Dịch Vụ Chụp Ảnh Cưới Tại Đà Nẵng

Từ năm 2001, UBND thành phố Hà Nội đã lần lượt cho thành lập dự án, chọn nơi đặt tượng, tổ chức thi sáng tác mẫu tượng đài, tọa đàm Khoa học, trưng bày lấy ý kiến nhân dân, chỉnh sửa, dựng tượng dẹt để kiểm chứng vị trí và kích thước tượng đài trên thực tế,… Bức tượng được thực hiện “tốc độ” trong vòng 4 tháng, đúc bằng đồng nguyên khối, phần bệ tượng làm bằng xi-măng ốp đá granite tự nhiên, với phối cảnh phụ trợ là những con rồng đá thời Lý cùng những chiếc đèn đá, gạch lát nền điểm hoa văn thời Lý…Đức vua Lý Thái Tổ ở tư thế đứng, đầu đội mũ bình thiên, gương mặt rạng rỡ cương quyết và nhân từ, tay phải cầm chiếu dời đô, tay trái chỉ xuống đất như để khẳng định Thăng Long là nơi định đô muôn đời! Theo giới điêu khắc, cái khó của hình tượng vua Lý Thái Tổ là phải thể hiện được cái “thiện” của ông vua xuất thân từ đạo Phật, lại có cái “dũng” của vị vua anh minh từng cầm quân đánh giặc. và bức tượng đã đạt được chất lượng cao về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật, phù hợp với tâm linh người Việt. Ở phần trang trí hỗ trợ, các tác giả mô phỏng kiểu dáng thời Lý cũng đã cố gắng chuyển hóa cho phù hợp với không khí thời đại, tôn thêm vẻ đẹp cho tượng hoành tráng này.

Tượng đài đức vua Lý Thái Tổ là bức tượng thứ 2 đúc bằng đồng ở Hà Nội (sau tượng đài Lênin), nhưng bức tượng đầu tiên và duy nhất của Việt nam được đúc bằng đồng nguyên khối do những đôi tay tài hoa của nghệ nhân ở ý Yên, Tỉnh Nam Định thực hiện. Tượng đài có chiều cao 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư vầ Thăng Long. Năm 2004 dựng tượng là năm kỷ niệm Lý Thái Tổ tròn 1030 tuổi và cũng là dịp 50 năm giải phóng thủ đô thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp tái xâm lược. Chuyện rằng lúc những người thợ đổ đồng vào khuôn đúc, cả tỉnh nam Định đang trời mưa lớn nhưng chỉ riêng khu vực Ý Yên nơi đúc tượng thì… trời quang mây tạnh. Các nghệ nhân cho rằng đây là điềm lành và chứng tỏ oai linh của minh quân Lý Thái Tổ trước hồn thiêng sông núi, đất trời.

Cửa Hàng Trà Sữa Gong Cha Toàn Quốc 2021, Gong Cha Panorama
eco luxury hotel
Tác giả

Bình luận