thcs trần văn ơn

(Thanhuytphcm.vn) – Trong hai năm học gần đây, học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn đã được trải nghiệm những tiết học thú vị và bổ ích, xuất phát từ ý tưởng của cô Hiệu trưởng Trần Thúy An. Đó là các dự án, hoạt động nhằm giáo dục học sinh thêm yêu văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường, nâng cao kỹ năng xã hội thông qua các tiết học trong và ngoài nhà trường, từ đó các em được khám phá và trải nghiệm cuộc sống xung quanh.

Đang xem: Thcs trần văn ơn

Thoát ra khỏi phòng học truyền thống

Ngay từ đầu năm học 2016-2017, hơn 760 học sinh khối lớp 8 đã trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch với tiết học Văn thuyết minh ngoài nhà trường. Các em được tham quan, tìm hiểu rồi thuyết minh về một số di tích, điểm du lịch của TPHCM như Bưu điện Thành phố, Nhà thờ Đức Bà, đường Sách… Cô Trần Thúy An cho biết, thay vì học ở lớp có phần khô khan, Ban giám hiệu cùng với tổ Văn lên kế hoạch để học sinh có giờ học thú vị hơn.

Thực tế cho thấy cách học mới đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Các em không chỉ học được nhiều điều bổ ích mà còn rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, xử lý thông tin, phản biện, trau dồi ngoại ngữ khi giao tiếp với khách nước ngoài đến xem các em làm hướng dẫn viên…”, cô Hoàng Thị Hoài Thương, Tổ trưởng Tổ Văn của Trường THCS Trần Văn Ơn vui mừng chia sẻ.

Các cô giáo lớp 6, 7 dẫn học trò ra khu vực trung tâm thành phố kết hợp học chuyên đề về lịch sử địa phương với các công trình văn hóa lịch sử. Trong học kỳ I vừa qua, hơn 600 học sinh khối 6 đã đến Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để học môn Mỹ thuật. Ở môn Lịch sử lớp 6 có bài Thường thức mỹ thuật nên nhà trường đã phối hợp với Bảo tàng biên soạn bài giảng. Tại đấy, với những hiện vật minh họa cho các giai đoạn lịch sử Việt Nam, đường nét kiến trúc và phong cách mỹ thuật gắn liền với sự phát triển các triều đại được nhân viên bảo tàng thuyết minh cho học sinh hiểu. Đây là những chất liệu sinh động để các em liên kết với bài học trên lớp, giúp phát triển tư duy sáng tạo. Ở năm học trước, học sinh khối 7 được đến Thảo Cầm Viên để học về hệ sinh thái trong bộ môn Sinh học. Học sinh đã rất thích thú khi trực tiếp quan sát động vật từ đó tìm hiểu về đặc điểm của các loài ứng với nội dung bài học.

XEM THÊM:  Mua Bán Nhà Đường Nguyễn Tri Phương Tphcm, Bot Protection

Bên cạnh đó, để các môn Văn, Sử, Địa sinh động hơn, Ban Giám hiệu nhà trường cùng các tổ bộ môn đã bàn bạc và thiết kế những tiết học liên môn bằng hình thức sân khấu hóa. Nhà trường còn phối hợp với các bảo tàng mang hiện vật về triển lãm. Trong đó Bảo tàng Địa chất đã xây dựng hẳn cho học sinh chuyên đề triển lãm về nhiều loại đá tại sân trường để các em có kiến thức thực tế môn Địa lý.

Xem thêm: Royal Gala Of The Royal Horses : Home, Gala Of The Royal Horses

Xem thêm: biệt thự liền kề ecopark

Nhà trường cũng xây dựng tủ sách công cộng đặt dưới sân trường để phát triển văn hóa đọc cho học sinh.

Hay như dự án Vườn xanh sử dụng vật liệu tái chế cũng xuất phát từ ý tưởng của cô Hiệu trưởng cùng sự hướng dẫn của giáo viên tổ Sinh học đã mang lại nhiều ý nghĩa. Hiệu trưởng Trần Thúy An cho hay, từ lúc có vườn cây, học sinh rất thích thú khi được học tại vườn cây, tận tay chăm bón cho cây phát triển. Vườn cây không chỉ tạo mảng xanh, là nơi thực hành, phục vụ học tập mà còn giúp giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường…

Ấp ủ nhiều dự án cho học trò trải nghiệm

XEM THÊM:  Top Các Nhà Hàng Buffet Trưa, Tối Tại Hà Nội Ngon Và Đa Dạng

Theo Hiệu trưởng Trần Thúy An, tất cả những ý tưởng mà cô triển khai xuất phát từ thực tế học sinh được học nhiều kiến thức mang tính lý thuyết mà ít gắn liền thực tế cuộc sống. “Tuy nhiên, khi triển khai các hoạt động cũng phải cân nhắc rất kỹ, tính toán nhiều thứ từ kinh phí, nhân lực, thời gian, sự an toàn… để đảm bảo chất lượng cho tiết học. Vì thế, khi dự án nào có thể tận dụng không gian sân trường thì không nhất thiết phải đưa học sinh ra ngoài”, cô An nói. Cô cũng cho biết đang ấp ủ dự định cho học sinh thực hành làm hướng dẫn viên nhí tại bảo tàng. Ý tưởng này xuất hiện trong khi đưa học sinh ra ngoài học, cô hiệu trưởng nhận thấy nhiều em có khả năng nói rất lưu loát trước mọi người cũng như vốn ngoại ngữ tốt, do đó cần tạo môi trường để các em rèn luyện; và qua tìm hiểu thấy có nhiều trường học đã thực hiện mô hình này tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TPHCM nên cô tin tưởng rằng các học trò mình cũng sẽ làm tốt.

Trong những lần học sinh lớp 7 theo các anh chị lớp 8 ra đường Sách học Văn thuyết minh, cô An nảy sinh sáng kiến sẽ liên hệ để các em được vào tham quan UBND Quận 1 tọa lạc gần đấy. Cô tìm hiểu biết được trong môn Giáo dục công dân lớp 7 có bài “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có nội dung phù hợp, vậy là cô bàn bạc với các giáo viên bộ môn triển khai, tương tự như mô hình học sinh nước ngoài được vào tòa nhà Quốc hội.

*

Học sinh trải nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch với tiết học Văn thuyết minh ngoài nhà trường

Sau khi được sự cho phép của lãnh đạo quận, một nhóm học sinh lớp 7 đã lần đầu tiên được trải nghiệm đến tìm hiểu và thuyết minh tại UBND Quận 1 vào tháng 11/2016 vừa qua. Trước khi vào Ủy ban, giáo viên cho học sinh nghiên cứu các nguồn tài liệu và trang web UBND Quận 1, nên trong lần thử nghiệm này, học sinh đã thuyết minh khá lưu loát về vai trò của UBND; người dân đến đây để liên hệ việc gì; giả sử sau này các em làm việc tại UBND Quận thì giải quyết những vấn đề gì…

XEM THÊM: 

Theo cô An, trước mắt, Văn phòng UBND quận cho biết sẽ nghiên cứu ý tưởng của trường; nếu được sự đồng ý của lãnh đạo, nhà trường sẽ triển khai cho tất cả học sinh lớp 7 tham gia mô hình này.

Hiệu trưởng Trần Thúy An cũng nói rằng khi triển khai các dự án, không phải thầy cô nào cũng đồng tình ngay. Nhiều giáo viên lớn tuổi ngại đi ra ngoài vì có khi phải đi khoảng chục lần mới xong một dự án do mỗi lần tổ chức chỉ được một lớp, mỗi lớp cần mấy giáo viên quản lý học sinh theo nhóm. Bên cạnh đó, cách dạy cũng phải đổi mới, thay cách cho điểm và đánh giá học sinh theo lối cũ…

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai các tiết học ngoài nhà trường, sự háo hức và chủ động của học sinh, những kiến thức thực tiễn mà tiết học mang lại là nguồn động lực mạnh mẽ giúp các thầy cô vượt qua khó khăn trở ngại để có những tiết học nhiều sáng tạo.

Có thể thấy, so với cách dạy học truyền thống, học sinh chỉ được truyền thụ kiến thức trong lớp học thì cách đưa các em đi trải nghiệm thực tế có tốn nhiều công sức hơn, nhưng hiệu quả mang lại rất xứng đáng và được phụ huynh đánh giá cao. Có lẽ vì vậy mà vị “nhạc trưởng” Trần Thúy An cùng đội ngũ thầy cô giáo trường Trần Văn Ơn vẫn nhiệt huyết nghiên cứu thêm nhiều sáng kiến mới để các tiết học thú vị và bổ ích hơn cho các học trò mình. 

Vé Vào Cửa Sân Băng Vincom Ice Rink, Vincom Ice Rink (Can Tho)
Nhà Hàng Tiệc Cưới Happy Gold Wedding, Trung Tâm Tiệc Cưới Hội Nghị Happy Gold
Tác giả

Bình luận

LarTheme