Lại Chuyện Miếng Ăn Là Miếng Tồi Tàn Là Gì, Miếng Ăn Là Miếng Nhục
“Bạn đen thế. Nhưng nước gà tần ở đây nó là best rồi nên chỉ biết tiếp tục húp nước mì và chia buồn với bạn 1 câu”, đó là một trong hàng trăm bình luận khẳng định sẽ tiếp tục ăn tại quán mì gà tần nổi tiếng sau vụ quạt treo tường ở quán rơi trúng đầu khách, cách đây ít lâu.
Đang xem: Miếng ăn là miếng tồi tàn là gì
Mới đây, tài khoản xã hội bức xúc chia sẻ trong một nhóm hội chuyên review ẩm thực câu chuyện “đi ăn mà suýt đánh đổi cả mạng sống” của mình. Chuyện là thực khách này đang ngồi ăn ởmột quán mì gà tần nổi tiếng thì bị quạt treo tường văng ra trúng đầu. Mặc dù tai nạn là điều không ai mong muốn, nhưng thay vì xin lỗi thực khách, chủ quán chỉ quan tâm tới chuyện cái quạt đã sửa rồi mà còn “LẠI RƠI”. Không một lời hỏi han hay thái độ tiếc nuối nào được trao đi, theo tường thuật của người gặp nạn.
Kinh ngạc quá không? Xin thưa là không.
Dù muốn, dù không, người ta vẫn phải thừa nhận Hà Nội lâu nay vẫn tồn tại những hàng bún chửi, cháo chửi như một thứ “đặc sản”. Còn tại sao nó tồn tại được, lý giải đơn giản nhất là bởi: nó ngon!
Vì ngon mà tìm đến là lẽ tất nhiên. Vì ngon mà phải chờ đợi cũng đáng thì giờ. Vì ngon mà phải nhún nhường khép nép thể hiện chữ “kính” trước chủ quán tất cũng phải đạo.
Nhưng thậm chí có người vì ngon mà chấp nhận làm ngơ trước những lời sai quấy. Dẫu có bị mắng cũng cười cợt làm hòa, thấy cái sự mắng mỏ ấy chẳng đáng gì so với việc được xì xụp thìa nước dùng ngọt thấu nơi đầu lưỡi.
Chẳng thế mà, đã có nhiều trường hợp, nếu có vị khách nào đó không chịu được “miếng tồi tàn” đi cùng miếng ngon mà lên mạng than phiền, “bóc phốt”, sự cảm thông chia sẻ nhiều nhất dành cho họ chỉ là những cái vỗ vai “đen thôi đỏ quên đi”. Người ta xem việc khách bị chủ quán “khẩu nghiệp” là lỗi của khách: lỗi do ngu ngơ, lỗi do lần đầu đi ăn, lỗi do ngồi sai bàn, lỗi do không biết lựa lời, lỗi do thay đổi yêu cầu, lỗi do nói nhiều… Và lỗi do số nhọ.
Chỉ ai biết nhẫn, biết quý cái tâm của người chủ khi làm ra món ăn đặc sắc mà bỏ qua vô điều kiện cái thái độ, mới được xem là người sành. Còn ai nhất nhất “Khách hàng là Thượng Đế” mà yếu ớt rủ nhau tẩy chay cái thái độ sẽ bị nhìn như những kẻ trưởng giả học làm sang.
Với chủ nghĩa tôn thờ ẩm thực, khái niệm Thượng Đế vay mượn ở phương Tây không có ý nghĩa gì. Chủ quán mới là giáo chủ và thực khách chỉ là tín đồ may mắn nhận ân huệ từ tài nghệ ẩm thực thần thánh. Và nếu “giáo chủ” có sai cái thái độ thì cũng là: CHỊ NGON, CHỊ CÓ QUYỀN!
Chữ ăn đóng một vai trò chủ đạo trong văn hóa của người Việt. Người Việt chào nhau sẽ hỏi “ăn cơm chưa?”. Người Việt mượn chuyện ăn để diễn tả phần lớn các hiện tượng trong đời sống xã hội, từ chuyện ân tình “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chuyện bội phản “ăn cây táo rào cây sung” đến những thứ chuyện rỉ ri như nói (ăn nói), như mặc (ăn mặc), như học hành (ăn học), như may mắn (ăn may), như trộm cắp (ăn trộm ăn cắp), như dối trá lọc lừa (ăn gian), thậm chí như lên hình đẹp (ăn ảnh, ăn hình), như chuyện quan hệ giường chiếu (ăn nằm) hay như chuyện đuổi khách đi chẳng hết (ăn khách).
Miếng ăn với người Việt vì thế không thể không quan trọng. Quan trọng tới mức, chỉ cần ngon, tất cả những thứ khác bên ngoài bát đĩa đều biến thành rẻ rúng?
Mạng xã hội có thể nhất loạt lên án một resort 5 sao chỉ vì cách cư xử không đúng mực của lễ tân. Mạng xã hội cũng có thể lên đồng cùng nhau để tẩy chay các nhãn hàng có gương mặt đại diện là “con giáp thứ 13”. Nhưng thực tế là, mạng xã hội luôn bị chia rẽ bởi miếng ăn ngon.
Hơn 1.000 bình luận bên dưới dòng trạng thái bức xúc của thực khách đi ăn mì bị rơi quạt vào đầu có đến quá nửa là những lời dửng dưng. Họ “tag” nhau vào tám chuyện, hỏi nhau “Có ăn không?” và những câu trả lời thường là “Vẫn chứ”. Rồi họ mách nhau lần sau ngồi vỉa hè thay vì vào trong nhà. Thậm chí là một bình luận đầy am hiểu và sành: “Bạn đen thế. Nhưng nước gà tần ở đây nó là best rồi nên chỉ biết tiếp tục húp nước mì và chia buồn với bạn 1 câu.”
Không quá nhiều người đặt ra câu hỏi về lối làm ăn lẫn hành xử của vị chủ quán: Rằng khách gặp nạn trong nhà mình, do lỗi của nhà mình, đầu khách sưng, bát mì khách đổ, tại sao không đàng hoàng xin lỗi khách, bồi thường cho khách, hay thậm chí chỉ là một câu nói chân thành?
Họ “ăn khách” thế sao không nghĩ tới khách ăn? Dù là được ăn lộc trời thì tiền cũng từ tay khách trả. Họ có đặt cái tâm vào miếng thịt, miếng măng, vào nồi nước dùng hay bát nước chấm cũng là để kiếm tiền. Họ được tiền, khách được miếng ngon, đó là mối quan hệ bình đẳng cùng có lợi. Chẳng có ai là Thượng Đế, cũng không có ai là giáo chủ. Không ai là kẻ trên để được cấp quyền kênh kiệu, ban phát, cũng không ai là kẻ dưới để phải nín nhịn, nhún nhường.
Xem thêm: #1 Dự Án Căn Hộ Panomax River Villa Quận 7, Panomax River Villa【Bảng Giá 2021】
Vì bát bún ngan ngon từ thịt ngọt từ xương, vì bát mì gà tần với thứ nước dùng thượng hạng, người ta có thể dễ dàng xem việc bị thờ ơ, bị đối xử không đúng mực của thực khách khác là “vận đen”? Nói cách khác thì, chửi ai cũng được, miễn là trừ mình ra.
Thành ra bún chửi nhờ bị chửi lại mà thêm phần hút khách, mì thờ ơ nhờ bị bóc phốt mà lại khách xếp hàng dài trước cửa.
Thực khách quá dễ dãi chăng? Không, họ không hề dễ dãi. Chỉ có điều miếng ăn ngon có sức hấp dẫn lớn tới mức đủ hất lòng tự trọng của người ta xuống lòng đường.
3 năm trước, khi một quán bún ngan nổi tiếng trong khu phố cổ ồn ào trên mặt báo vì ứng xử của chính chủ quán, nhiều tín đồ đã bênh vực “giáo chủ” của mình. Họ kể lại cách chủ quán làm món bún ra sao, chăm chút cho từng cọng hành thế nào, vất vả lao động kiếm sống chân chính bằng cái tài và cái tâm dành cho nồi bún mà không cần phải bợ đỡ bất kỳ ai, bao gồm cả khách.
Không thể phủ nhận, bàn tay của người làm nên miếng ngon cho thực khách phải xếp hàng chờ ăn là bàn tay của người lao động chân chính. Không có tài và không có tâm, miếng ăn không thể thành miếng ngon.
Nhưng như bất kỳ người lao động nào, họ cũng từng có ngày khởi nghiệp, ngày đầu tiên mà họ bày bát, bày đũa, bày bàn, bày ghế ra đếm từng vị khách đến với mình. Rồi từ lạ thành quen, từ khách qua đường thành khách ruột, từ ngày mong ngóng hết hàng đến ngày đầu tắt mặt tối không ngẩng được mặt lên mỉm cười.
Và thời điểm nào, từ những đon đả vồn vã thành những bực dọc, dấm dẳng?
Có lẽ đó là khi họ đã dư thừa tiền bạc lẫn những lời tung hê, tán thưởng. Khách càng thỏa mãn thì càng chiều chuộng, càng dễ bỏ qua cho sai sót. Bàn bẩn một chút có sao, ngồi chật một chút có hề gì; nóng nảy một chút là do thức khuya dậy sớm tay chân đâu có được ngưng nghỉ; cáu giận một chút cũng là do vì chăm sóc cho miếng ngon này mà bị căng thẳng triền miên; kiêu một chút thì cũng đáng lắm; chảnh một chút có gì không đúng bởi nơi này đâu cần những kẻ không biết thưởng thức viếng thăm?
Cứ thế, miếng ngon từ một món hàng để đổi trao sự hài lòng trở thành món mồi để giữ thực khách làm con tin theo cách đó.
Xem thêm: Toàn Cảnh Thuế Xe Máy Nhập Khẩu 2015 /Tt, Thông Tư 143/2015/Tt
Người làm ra miếng ngon dành suốt năm suốt tháng ở trong căn bếp thật đáng quý biết bao, nhưng có lẽ, họ cũng nên biết thế giới hôm nay đã đổi khác thế nào, những nhà hàng lớn phải chiều chuộng phục vụ khách ra sao. Họ có khiếm khuyết cũng là điều dễ cảm thông. Nhưng thực khách thấy cái khiếm khuyết đó mà không nói ra hay không dám nói ra thì hệ quả tất yếu là một ngày kia “miếng nhục” rơi vào bát của mình.
Bình luận