Luật Du Lịch 2017 – Mục Lục Luật 09/2017/Qh14 Về Du Lịch

*

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch luôn đạt ở mức 2 con số, khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990) lên 14,5 triệu lượt (năm 2004). Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1.350 tỷ đồng năm 1990 lên 26 ngàn tỷ đồng năm 2004. Du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế với vai trò là một ngành kinh tế thực sự và có khả năng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Đang xem: Luật du lịch

BỘ TƯ PHÁP

VỤ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TỔNG CỤC DU LỊCH

VỤ PHÁP CHẾ

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

LUẬT DU LỊCH

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT DU LỊCH

1. Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách du lịch luôn đạt ở mức 2 con số, khách du lịch quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1 triệu lượt (năm 1990) lên 14,5 triệu lượt (năm 2004). Thu nhập xã hội từ du lịch tăng từ 1.350 tỷ đồng năm 1990 lên 26 ngàn tỷ đồng năm 2004. Du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế với vai trò là một ngành kinh tế thực sự và có khả năng đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Không chỉ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, du lịch còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội. Ngoài ra, du lịch phát triển còn thúc đẩy nhiều hoạt động kinh tế khác như vận chuyển, bưu chính viễn thông, ngân hàng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ khách du lịch…Du lịch đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế và các thành phần dân cư trong xã hội, tạo ra diện mạo mới của du lịch Việt Nam, sôi động và rộng khắp trong phạm vi cả nước. So với thời điểm năm 1999, du lịch Việt Nam hiện nay đang hội nhập mạnh mẽ với du lịch khu vực và quốc tế, thông qua các cam kết về du lịch song phương, đa phương, trong Tổ chức du lịch thế giới (WTO) và của khu vực (PATA, ASEANTA…). Trong khi đó, bối cảnh trong nước có nhiều mối quan hệ xã hội mới phát sinh cần có những quy định pháp luật có hiệu lực cao để tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển cũng như kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

2. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác như văn hóa, giao thông, tài nguyên môi trường, quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, thương mại…Từ khi ban hành Pháp lệnh Du lịch năm 1999 đến nay, nhiều văn bản pháp luật mới được ban hành như Luật Doanh nghiệp (năm 1999), các luật liên quan đến tài nguyên du lịch như Luật Di sản văn hóa (năm 2001), Luật Thủy sản (năm 2003), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (năm 2004), Luật Giao thông đường bộ (năm 2001)…Thực tế triển khai các văn bản pháp luật đã cho thấy, một số quy định của Pháp lệnh Du lịch không còn phù hợp với thực tiễn cũng như quy định của một số luật liên quan. Điều này đặt ra yêu cầu phải ban hành Luật Du lịch nhằm đảm bảo sự đồng bộ, tương thích trong hệ thống pháp luật và tạo sự phát triển nhanh, bền vững cho ngành du lịch Việt Nam.

3. Mặc dù hoạt động du lịch đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt trong 5 năm gần đây, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch to lớn của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra chủ trương “phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Để thực hiện chủ trương này, cần có những quy định mới tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực trong xã hội cho phát triển du lịch, xây dựng những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch, qua đó góp phần tăng thu cho ngân sách và thu nhập xã hội. Điều đó đòi hỏi hệ thống pháp luật về du lịch phải được nâng cao, đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc, thể chế hóa chủ trương của Đảng để du lịch có điều kiện phát triển là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

4. Phát triển bền vững đang là vấn đề thời sự toàn cầu. Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó có du lịch. Để phát triển du lịch bền vững, cần phải bảo vệ, duy trì và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch. Pháp lệnh Du lịch có một số quy định về bảo vệ tài nguyên song còn chung chung, thiếu cụ thể nên hiệu lực thực tế còn yếu. Hiện nay, ở nhiều nơi, tài nguyên du lịch đang bị xâm phạm, xuống cấp, cảnh quan, môi trường bị suy giảm, an ninh trật tự chưa tốt, hiện tượng chèo kéo, đeo bám khách du lịch vẫn diễn ra phổ biến, ảnh hưởng tới sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Vì vậy, nguyên tắc phát triển bền vững, đặc biệt là việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch cần phải được ghi nhận là nguyên tắc xuyên suốt trong Luật Du lịch. Đồng thời, cần có những quy định đầy đủ và cụ thể hơn về việc bảo vệ, sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, làm rõ trách nhiệm và sự phối hợp của các ngành, các cấp trong việc quy hoạch phát triển và quản lý nhà nước đối với tài nguyên du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường du lịch trong sạch, văn minh, an toàn, đặc biệt tại các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.

Từ những lý do nêu trên, việc ban hành Luật Du lịch để tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững của ngành du lịch ở nước ta là đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật Du lịch và ngày 27 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch nước ký Lệnh số 14/2005/L/CTN công bố Luật Du lịch.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG VIỆC XÂY DỰNG LUẬT DU LỊCH

Việc xây dựng Luật Du lịch đã được tiến hành trên cơ sở quán triệt các quan điểm sau:

1. Thể chế hóa Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du lịch.

2. Việc xây dựng Luật Du lịch kế thừa các quy định phù hợp với thực tế và đang phát huy hiệu quả của Pháp lệnh Du lịch, khắc phục những bất cập của Pháp lệnh Du lịch, đồng thời bổ sung các vấn đề mà Pháp lệnh Du lịch còn thiếu, hạn chế những quy định chung chung có tính định hướng để giảm bớt các quy định cần có văn bản hướng dẫn.

3. Thể hiện được quan điểm phát triển bền vững và đặc điểm của du lịch là lĩnh vực có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp đối với phát triển du lịch và thu hút mọi thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển du lịch.

4. Phù hợp với thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam trong khu vực và quốc tế về kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Các quy định cần thể hiện những đặc thù của hoạt động dịch vụ; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, khắc phục các vi phạm trong kinh doanh, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích của khách du lịch, nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam.

III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT DU LỊCH

Luật Du lịch gồm có 11 chương, 88 điều với những nội dung cơ bản như sau:

Chương I: Những quy định chung

Chương này gồm có 12 điều, xác định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Du lịch, quy định các chính sách, nguyên tắc phát triển du lịch, giải thích thuật ngữ và quy định các hành vi bị nghiêm cấm. Chương này dành 2 điều quy định về nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch và quy định về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch, hiệp hội du lịch, bảo vệ môi trường du lịch. Đây là những quy định mới so với Pháp lệnh Du lịch.

Xem thêm: Du Lịch Bắc Giang Tự Túc Từ A, Top 15 Điểm Du Lịch Đẹp Nhất Bắc Giang

Chương II: Tài nguyên du lịch

Chương này gồm có 4 điều, từ Điều 13 đến Điều 16, quy định về các loại tài nguyên du lịch và chế độ quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch, trong đó có các nội dung cụ thể là điều tra tài nguyên du lịch (Điều 14), nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch (Điều 15), trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch (Điều 16).

Chương III. Quy hoạch phát triển du lịch

Chương này gồm 5 điều, từ Điều 17 đến Điều 21, quy định các loại quy hoạch phát triển du lịch; nguyên tắc, nội dung quy hoạch phát triển du lịch; thẩm quyền lập, quyết định và phê duyệt quy hoạch cũng như việc quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch.

Chương IV. Khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch

Chương này gồm 12 điều, từ Điều 22 đến Điều 33, chia thành 2 mục, trong đó có nhiều nội dung mới so với Pháp lệnh Du lịch. Mục 1 quy định về khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, bao gồm các quy định cụ thể điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công nhận và công bố khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch theo các cấp độ: quốc gia và địa phương; quy định về vấn đề tổ chức quản lý đối với khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, trong đó xác định các chủ thể quản lý và nội dung quản lý đối với các khu, tuyến, điểm du lịch.

Mục 2 quy định về đô thị du lịch. Đây là khái niệm mới so với Pháp lệnh Du lịch. Nội dung của mục này gồm những quy định về điều kiện, hồ sơ thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch; quản lý phát triển đô thị du lịch.

Chương V. Khách du lịch

Chương này gồm có 4 điều, từ Điều 34 đến Điều 37. Trong Chương này quy định về phân loại khách du lịch, quyền và nghĩa vụ của khách du lịch. Ngoài ra, Điều 37 Chương này có nội dung mới về vấn đề bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Chương VI. Kinh doanh du lịch

Chương này gồm 34 điều, từ Điều 38 đến Điều 71, chia thành 6 mục tương ứng với các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bao gồm:

+ Mục 1: Quy định chung về kinh doanh du lịch, bao gồm những quy định về các ngành, nghề kinh doanh du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ở Việt Nam.

+ Mục 2: Về kinh doanh lữ hành: Mục này quy định các quyền và nghĩa vụ, điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế, kinh doanh đại lý lữ hành; việc cấp, đổi, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Ngoài ra, Mục này còn có quy định về hai loại hợp đồng là hợp đồng lữ hành và hợp đồng đại lý lữ hành.

+ Mục 3: Về kinh doanh vận chuyển khách du lịch, quy định điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch; cấp biển hiệu cho phương tiện vận chuyển khách du lịch.

+ Mục 4: Về kinh doanh lưu trú du lịch, bao gồm các quy định xác định các loại cơ sở lưu trú du lịch; điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch; vấn đề xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

+ Mục 5: Về kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch, trong đó quy định các loại hoạt động kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch.

+ Mục 6: Về kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh và việc quản lý hoạt động kinh doanh này.

Chương VII: Hướng dẫn viên du lịch

Chương này gồm 7 điều, từ Điều 72 đến Điều 78, quy định về các loại hướng dẫn viên, điều kiện hành nghề hướng dẫn viên. Trong Chương này có các quy định về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên, thời hạn thẻ hướng dẫn viên, thẩm quyền cấp, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên; quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên, những điều hướng dẫn viên không được làm. Ngoài ra, còn có quy định về thuyết minh viên.

Chương VIII: Xúc tiến du lịch

Chương này gồm 4 điều, từ Điều 79 đến Điều 82, quy định về nội dung xúc tiến du lịch; chính sách xúc tiến du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở cấp Trung ương và cấp tỉnh; việc quản lý hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp du lịch.

Chương IX: Hợp tác quốc tế về du lịch

Chương này gồm 2 điều, Điều 83 và Điều 84, trong đó khẳng định chính sách hợp tác quốc tế về du lịch của Nhà nước ta, khẳng định cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương là đại diện chính thức cho Việt Nam tại các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực.

Chương X: Thanh tra du lịch, giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch

Chương này có 2 điều, Điều 85 và Điều 86, quy định vị trí của thanh tra du lịch và vấn đề giải quyết yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch.

Chương XI. Điều khoản thi hành

Chương này gồm có 2 điều, Điều 87 và Điều 88, quy định về thời điểm có hiệu lực của Luật và trách nhiệm hướng dẫn thi hành Luật Du lịch.

IV. MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA LUẬT DU LỊCH

So với Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật Du lịch có nhiều quy định mới thể hiện được sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực du lịch và đáp ứng được các yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới. Các quy định của Luật Du lịch có những nội dung đáng chú ý như sau:

1. Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật Du lịch (Điều 1 và 2)

Phạm vi điều chỉnh của Luật Du lịch bao gồm các vấn đề tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch.

Về đối tượng áp dụng: Luật Du lịch áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.

2. Về chính sách đối với phát triển du lịch (Điều 6)

Luật Du lịch đã thể hiện được một cách rõ ràng quan điểm của Nhà nước trong việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điều 6 Luật Du lịch quy định đối với hoạt động đầu tư vào một số lĩnh vực du lịch, Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng. Các chính sách cụ thể sẽ do Chính phủ quy định. Các lĩnh vực được khuyến khích so với Pháp lệnh Du lịch có bổ sung thêm hoạt động nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; hiện đại hóa hoạt động du lịch; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch. Bên cạnh đó có một số chính sách chuyên sâu hơn và có ý nghĩa đột phá như: ưu đãi về thuế đối với việc nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia…Luật Du lịch cũng đã thể hiện cụ thể hơn quan điểm của Nhà nước trong việc dành ngân sách đầu tư cho du lịch như công tác quy hoạch du lịch, các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

Để hỗ trợ cho việc phát triển du lịch trên cơ sở huy động các nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân khác nhau, Luật có quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Quỹ được hình thành từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch (các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư, các cơ quan nhà nước…), nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

3. Về bảo vệ môi trường du lịch:

Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm trong Luật Du lịch. Môi trường du lịch được quy định trong Luật bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn. Điều 9 của Luật quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch còn được quy định tại một số điều khác của Luật như vấn đề quy hoạch du lịch. Theo quy định tại Điều 18, quy hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; Điều 19 quy định trong quy hoạch du lịch phải có nội dung đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường. Trong các quy định về nghĩa vụ của khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cũng đều có nghĩa vụ về bảo vệ môi trường.

4. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch:

Các nội dung quản lý nhà nước đối với du lịch được quy định trong Luật Du lịch đã thể hiện sâu sắc các yêu cầu quản lý đối với một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển du lịch, vấn đề tổ chức thực hiện, thanh tra và kiểm tra về du lịch. Điều 11 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch khẳng định: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. Trong Luật không nêu tên cụ thể mà quy định trách nhiệm của “Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương” để phù hợp với địa vị pháp lý hiện tại là cơ quan thuộc Chính phủ của Tổng cục Du lịch, đồng thời vẫn có hướng mở để tạo cơ sở cho việc hoàn thiện địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phù hợp với vai trò của cơ quan này trước yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

5. Về quản lý tài nguyên du lịch (Chương II):

Luật Du lịch đã nêu cụ thể các loại tài nguyên du lịch, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch bao gồm tất cả các yếu tố tài nguyên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch như: các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên (tài nguyên du lịch tự nhiên), truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể (tài nguyên du lịch nhân văn). Về chế độ quản lý, bảo vệ: do tài nguyên du lịch thuộc sự quản lý của các ngành, các cấp khác nhau, đối với mỗi loại tài nguyên du lịch đã có Luật riêng điều chỉnh như Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản…Vì vậy, Luật Du lịch chỉ đưa ra các nguyên tắc chung và quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, chính quyền các cấp, nghĩa vụ của các cơ quan chủ quản và chủ sở hữu tài nguyên du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách du lịch đến tham quan, thụ hưởng tài nguyên du lịch.

6. Về vấn đề quy hoạch phát triển du lịch (Chương III):

Do tầm quan trọng của vấn đề quy hoạch đối với phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch, Luật Du lịch có những quy định cụ thể về quy hoạch du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch được xác định là quy hoạch chuyên ngành, bao gồm quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể. Các nguyên tắc, nội dung quy hoạch du lịch, thẩm quyền lập, phê duyệt và công bố quy hoạch được Luật quy định khá cụ thể, làm cơ sở để tài nguyên du lịch được bảo vệ, khai thác và đầu tư phát triển phù hợp với định hướng của Nhà nước. Vấn đề quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch cũng được quy định nhằm đảm bảo quy hoạch được thực thi trên thực tế.

Xem thêm: homestay sapa

7. Về vấn đề khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch (Mục I chương IV)

Luật Du lịch đã đưa ra các tiêu chí rõ ràng, cụ thể để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch. Các điều kiện công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch được quy định theo hai hạng là quốc gia và địa phương. Các tiêu chí để công nhận khu du lịch bao gồm tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch, diện tích (trong đó có đủ diện tích để xây dựng công trình, cơ sở dịch vụ) và kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất đủ để phục vụ một lượng khách nhất định tùy theo đó là khu du lịch quốc gia hay địa phương. Đối với điểm du lịch không quy định về diện tích, song cũng phải có cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ để phục vụ số lượng khách tới tham quan. Điều kiện để công nhận tuyến du lịch cần chú ý tuyến du lịch quốc gia phải là đường nối các khu du lịch, điểm du lịch trong đó có khu du lịch quốc gia. Việc quy định cụ thể các điều kiện công nhận khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch là một bước tiến quan trọng trong việc xác định, hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch phù hợp với Quy hoạch tổng thể và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2010, làm cơ sở để tạo ra những sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.

8. Về đô thị du lịch

Đô thị du lịch là một chế định mới được bổ sung trong Luật Du lịch. Theo quy định của Luật Du lịch, đô thị được công nhận là đô thị du lịch phải có tài nguyên du lịch hấp dẫn (có thể nằm trong ranh giới đô thị hoặc khu vực liền kề của đô thị), có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có cơ cấu lao động phù hợp (tỷ lệ lao động trong ngành du lịch chiếm đa số so với các ngành kinh tế phi nông nghiệp) và ngành du lịch có vị trí quan trọng tron

Top 204 Homestay Hạ Long Quảng Ninh Giá Rẻ Đẹp Gần Biển Dưới 300K
Làng Du Lịch Mỹ Khánh, Cần Thơ Kèm Giá, Khã¡M Phã¡ Khu Du LịCh Mỹ Khã¡Nh CầN Thæ¡
Tác giả

Bình luận

LarTheme