Trang Thông Tin Điện Tử Đảng Bộ Huyện Cát Tiên District, Giới Thiệu Khái Quát Huyện Cát Tiên

Giới thiệu khái quát huyện Cát Tiên

Ngày 6-6-1986, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 68-HĐBT chia huyện Đạ Huoai cũ thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Hiện nay, huyện Cát Tiên có thị trấn Đồng Nai và 11 xã: Đồng Nai Thượng, Quảng Ngãi, Tư Nghĩa, Phù Mỹ, Phước Cát 1, Phước Cát 2, Đức Phổ, Nam Ninh, Gia Viễn, Tiên Hoàng, Mỹ Lâm.

Với diện tích tự nhiên 428,2km2, dân số 37.462 người (năm 1999), huyện Cát Tiên phía đông giáp huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh; phía nam giáp tỉnh Đồng Nai, phía bắc và tây giáp tỉnh Bình Phước.

Cát Tiên là một vùng tiếp giáp giữa Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, được bao bọc bởi sông Đồng Nai từ 3 phía: tây, nam, bắc.

Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt và bức xạ mặt trời cao đều quanh năm, không có những thay đổi cực đoan về khí hậu.

Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều tạo ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô trái ngược nhau.

Cát Tiên luôn luôn chịu cảnh hạn hán về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa. Hàng năm, về mùa lũ, đất trồng lúa bị ngập lũ, độ sâu và thời gian ngập rất khác nhau giữa các khu vực, độ sâu ngập từ 0,5 đến hơn 3m, thời gian ngập kéo dài từ 15 ngày tới 3 tháng, có nơi ngập nước quanh năm.

Về thổ nhưỡng, Cát Tiên có 3 nhóm đất chính:

– Đất phù sa trên địa hình bằng thấp dọc sông Đồng Nai và các dòng suối, phù hợp cho việc trồng lúa nước, chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp;

– Đất vàng đỏ trên đá phiến sét có tuổi địa chất rất cổ trên địa hình cao;

– Đất dốc tụ.

Đỉnh núi cao nhất trong huyện là Laet Bite, nằm ở phía đông bắc, cao 659m.

Tuy điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn đối với sản xuất, nhưng Cát Tiên lại có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tồn tại một vùng đa dạng sinh học rất độc đáo.

Trên địa bàn huyện Cát Tiên   có  phần  lớn  đất  đai  của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Cát Lộc (Vườn Quốc gia Cát Tiên).

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Cát Lộc rộng 22.566ha nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng trên địa giới của hai huyện: Bảo Lâm ở phía bắc và Cát Tiên ở phía nam. Phía tây và tây bắc khu bảo tồn có sông Đồng Nai bao bọc.

Trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Cát Lộc, rừng chiếm 93,1%, trong đó 54,2% là rừng tre nứa, còn lại là rừng lá rộng và rừng hỗn giao. Trong rừng thường gặp các loại cây ngụ sinh và dây leo như song mây, tổ diều, cốt toái bổ, sa nhân, lồ ô, nứa,…

Ở đây các nhà nghiên cứu thực vật đã thống kê được 533 loài thuộc 38 chi và 118 họ thực vật cao có mạch. Trong 144 loài cây lấy gỗ có những cây đáng chú ý là cẩm lai, trắc, chò trai, vấp,… Có tới 80 loài cây làm thuốc; 53 loài cây làm cảnh như các loại phong lan, quế lan hương, hương thảo đùi gà, tam bảo sắc,…; 15 loài cây cho dầu nhựa: chò trai, dầu rái, dầu lá bóng, dầu mít, sao đen,… ; 31 loài cây ăn quả: dâu da, xoan, trám, xa 1u, xổ,…; 31 loài cây đặc sản như: lồ ô, mun, nứa, song, mây,….

Hệ động vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên Cát Lộc thuộc khu hệ động vật Nam Bộ. Có 44 loài thú thuộc 8 bộ, lớn nhất là bộ ăn thiït: hổ, báo, cầy hương, cầy rôn, rái cá, các loài khỉ, vượn dọc, các loài gặm nhấm: nhím, sóc bay, sóc đen, sóc xám,…; nhiều loài thú móng guốc lớn như bò rừng, nai, hoẵng, lợn rừng, sơn dương,…

Ở đây có tới 200 loài chim, trong đó có nhiều loại chim quý: công, gà tiền, gà lôi, gà so, yểng, vẹt, diều hâu, dù dì, cắc ké,…

Khu bảo tồn còn có nhiều loài động vật bò sát như trăn, rắn độc, kỳ đà, ba ba, cá sấu,… Cá sông và cá đầm lầy rất phong phú như: cá rô, cá lóc trắng,…

Một trong các đặc trưng quan trọng của hệ động vật ở đây là sự có mặt của quần chủng tê giác được gọi là quần chủng tê giác Java cuối cùng ở Việt Nam và là quần chủng tê giác thứ hai được phát hiện trên thế giới.

Cát Tiên còn là nơi có khu di tích khảo cổ học nổi tiếng đã được Nhà nước xếp hạng.

Ngày 1-12-1961, đồng chí Châu Liêm được Trung ương Cục miền Nam uỷ quyền tổ chức cuộc họp tại Bù Rum nhằm thống nhất 3 lực lượng thành Tỉnh uỷ Lâm Đồng. Sau đó, các vùng đồng bào dân tộc ít người đã lần lượt trở thành vùng căn cứ cách mạng bảo vệ an toàn hành lang chiến lược Bắc Nam. Lực lượng cách mạng Lâm Đồng cũ và vùng cửa ngõ chiến khu D nói riêng đã có một bước phát triển mới.

Năm 1975, từ cửa ngõ chiến khu D, từ Khu VI kéo vào, từ Bắc Trường Sơn tràn sang, quân dân ta đã nổi dậy tiến công tiêu diệït địch, giải phóng Bảo Lộc, Di Linh, Đà Lạt, yểm trợ cho Khu VI giải phóng Phan Thiết, Bình Tuy,… Cũng từ cửa ngõ chiến khu D phía tây, các binh đoàn chủ lực cơ động của ta tiến công các cơ sở quan trọng của địch, tham gia giải phóng  Sài Gòn.

Ngày 6-11-1978, xã Đồng Nai, huyện Cát Tiên được Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.

Huyện Cát Tiên có 6.719ha đất sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phong phú, bình độ thấp nhưng địa hình bị chia cắt.

Nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Huyện đã đầu tư 1,3 tỷ đồng cho các công trình thuỷ lợi nhỏ, phục vụ cho 2.000ha lúa được chủ động nước tưới.

Về tiềm năng lâm nghiệp, đặc sản rừng rất phong phú với 27.881,71ha đất có rừng. Nhân dân đã trồng trên 2.000ha điều để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Mạng lưới điện đã kéo đến 100% số xã. Trong 5 năm (1990 – 1995), Cát Tiên đã đầu tư 35,3 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản.

Hệ thống giao thông trong toàn huyện đã được khép kín với 281km đường tỉnh, huyện và giao thông nông thôn, 24 cầu, 200 cống, 52km đường nhựa, 25km đường cấp phối. Tuy vậy, giao thông luôn ách tắc trong mùa mưa gây khó khăn cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

Trong năm học 1999 – 2000, huyện đã có 13 trường tiểu học với 7.191 học sinh, 4 trường trung học cơ sở với 3.716 học sinh, 1 trường phổ thông trung học với 1.110 học sinh, 1 bệnh viện huyện, 7 trạm xá.

Nhiều gia đình trong vùng đồng bào dân tộc đã có cuộc sống tốt hơn, “có bát ăn, bát để”, nhiều nhà sắm được các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền.

Cát Tiên – địa danh gợi cảm lại chính là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá, một vùng đa dạng sinh học với những trang sử cách mạng cận đại rất hào hùng và vẻ vang. Nếu con đường 721 thông suốt qua Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) và nối liền với quốc lộ 20 được nâng cấp, huyện được đầu tư thích đáng, khắc phục được lũ lụt, trong một ngày không xa, Cát Tiên sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh.

Tổng quan KT-XH

Cát Tiên 20 năm xây dựng và phát triển (1987-2007)

Huyện Cát Tiên ngày  nay là một phần của chiến khu D; là vùng căn cứ cách mạng của Khu ủy Khu 6 và Khu 10 cũ; là nơi bảo vệ an tòan đường hành lang chiến lược Bắc – Nam; là nơi tiếp nhận, chuyển tải sức người, sức của, phương tiện để chi viện cho các chiến trường Đắk Lắk, Phước Long, Lâm Đồng, Tuyên Đức, Bình Thuận, Bình Tuy và Ninh Thuận

Ghi nhận những đóng góp to lớn về sức người, sức của trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhiều tập thể, cá nhân, chiến sĩ đã được Đảng, Nhà nước  tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu dũng sĩ diệt mỹ. Đặc biệt, ngày 6-11-1978 xã Đồng Nai Thượng được Hội đồng Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; đây là phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta trao tặng cho đông bào các dân tộc vùng Cát Tiên.

Năm 1982-Hội đồng Bộ trưởng quyết định bàn giao vùng đất Cát Tiên – xã Đồng Nai (thuộc huyện Phước Long – Sông Bé) về tỉnh Lâm Đồng để thành lập vùng kinh tế mới thuộc huyện Đạ Huoai với các xã Phù Mỹ, Đồng Nai, Phước Cát và Quảng Ngãi. (gồm bà con dân tộc tại chỗ, bộ đội và gia đình quân nhân xuất ngũ thuộc  đoàn 600, bà con của tỉnh Nghĩa Bình).

XEM THÊM:  Các Món Ăn Ngon Ở Huế - Những Món Ăn Ngon Ở Huế

Ngày 27-7-1983 nơi đây đã vinh dự đón tiếp Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đến thăm và ghi lưu niệm: “Thân ái tặng đồng bào đồng chí lời chúc mừng tốt đẹp nhất; phấn đấu làm cho vùng này trở thành một vùng giàu đẹp bậc nhất của tỉnh Lâm Đồng và của cả nước thân yêu của chúng ta”.

Năm 1985, tiếp tục tiếp nhận bà con tỉnh Hà Nam Ninh vào xây dựng kinh tế mới tại xã Đồng Nai, huyện Đạ Huoai.

Ngày 06-6-1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 67/HĐBT về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã thuộc huyện Đạ huoai, tỉnh Lâm Đồng; trong đó chia xã Quảng Ngãi thành 2 xã lấy tên là xã Quảng Ngãi và xã Tư Nghĩa, chia xã Phù Mỹ thành 2 xã lấy lên là xã Phù Mỹ và xã Mỹ Lâm; chia xã Đồng Nai thành  5 đơn vị hành chính lấy tên xã Đức Phổ, xã Nam Ninh, xã Gia Viễn, xã Tiên Hoàng và thị trấn Đồng Nai và chia xã Phước Cát thành 2 xã lấy tên là xã Phước Cát 1 và xã Phước Cát 2.

Cũng ngày 06-6-1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 68/HĐBT về việc chia huyện Đạ Huoai  thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Theo đó, huyện Cát Tiên gồm 10 xã, 01 thị trấn với diện tích tự nhiên 35.900 ha, và 24.700 nhân khẩu. Đồng chí Hòang Thanh làm Bí thư huyện ủy; đồng chí Trần Đình Nhung-được chỉ định làm Chủ tịch UBND huyện lâm thời – cùng với tập thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc huyện Cát Tiên chính thức đi vào họat động kể từ ngày 01-01-1987 và từ đó ngày 01-01-1987 được xem là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của huyện Cát Tiên.

Những năm đầu của thập niên 90 huyện Cát Tiên tiếp tục tiếp nhận bà con tỉnh Vĩnh Phú vào xây dựng kinh tế mới tại xã Mỹ Lâm.

Ngoài ra còn có bà con các dân tộc Tây Bắc di dân tự do; bà con tỉnh Nghệ Tĩnh vào xây dựng kinh tế mới tại các xã thuộc vùng dâu của Xí nghiệp dâu tằm tơ Cát Tiên.

Ngày 31-12-2002 Chính phủ có Nghị định 112/2002/NĐ-CP V/v thành lập xã Đồng Nai Thượng.

Qua điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định 364; đến nay Cát Tiên có diện tích tự nhiên 42.657 ha (trong đó có 22.566 ha rừng đặc dụng do VQG Cát Tiên quản lý), với 11 xã và 1 thị trấn, dân số có 41.706 người, gồm 18 dân tộc thuộc dân cư từ trên 30 tỉnh thành có mặt nơi đây.

Nhìn lại 20 năm xây dựng và phát triển; từ buổi ban sơ dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân còn muôn vàn khó khăn, mọi thứ đều thiếu thốn trăm bề; giao thông chỉ là những tuyến đường mòn hun hút; nhà ở, trường học, trạm xá chủ yếu là tranh tre, nứa lá; nắng hạn, mưa lũ; đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Nhưng vượt lên tất cả; toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã chung sức, đồng lòng; vượt qua bằng ý chí và nghị lực để định hình thế dân cư, khai hoang phục hóa mở rộng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng; kiện toàn bộ máy …

Kết quả của sự hy sinh gian khổ đó, đã tạo nên bức tranh hoàn chỉnh của Cát Tiên hôm nay.20 năm xây dựng và phát triển; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Cát Tiên đã tiến hành 5 kỳ Đại hội Đảng bộ và 5 kỳ bầu cử HĐND huyện. Thành quả đạt được của huyện Cát Tiên gắn liền với các kỳ Đại hội huyện Đảng bộ, kỳ bầu cử HĐND huyện. Thể hiện trên một số lĩnh vực chủ yếu sau:

1. Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

10 năm đầu mới thành lập huyện (1987 -1996) có thể xem là thời kỳ định hình, tốc độ phát triển kinh tế bình quân  hàng năm là 5,8%; giai đoạn 1997 – 2007 có thể xem là thời kỳ ổn định và phát triển, tốc độ phát triển kinh tế bình quân hàng năm là: 8,7%.

Tổng sản phẩm xã hội năm 1987 đạt 0, 958 tỷ đồng,  năm 2007 đạt 189,7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người năm 1987 đạt 41.610 đồng, năm 2007 đạt 4.600.000 đồng .

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông-lâm nghiệp.

Cụ thể: Tỷ trọng nông lâm nghiệp năm 1987 chiếm 82,88%, năm 2007 giảm xuống còn 55,67%; tỷ trọng ngành  công nghiệp – xây dựng năm 1987 chiếm 1,33%, năm 2007 tăng 18,29%; tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ, năm 1987 chiếm 15,79%, năm 2007tăng 26,04%.

a. Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Huyện Cát Tiên được xác định là vùng trọng điểm lương thực của tỉnh; nên xuyên suốt 20 năm qua luôn chú trọng phát triển sản xuất kết hợp giữa mở rộng qui mô với chuyển dịch mùa vụ, thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tổng diện tích đất gieo trồng năm 1987 là 4.664 ha, năm 2007 là 14.544,4 ha.Để khai thác có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, nhất là đối với diện tích trồng cây hàng năm; công tác thuỷ lợi được quan tâm hàng đầu, với đa dạng phương thức đầu tư và bằng nhiều nguồn vốn đầu tư.

Trước hết có thể khẳng định rằng; khi công trình thủy Đạ Bo B-Gia Viễn phát huy hiệu quả đã đánh dấu mốc quan trọng trong sản xuất nông nghiệp huyện nhà; và theo thời gian, các công trình thủy lợi lần lượt ra đời như: trạm bơm Phù Mỹ, trạm bơm Phước Cát, hồ chứa nước Đak Lô, hồ chứa nước Mỹ Trung, hồ chứa nước Phước Trung, trạm bơm Quảng Ngãi, trạm bơm Đức Phổ…và hàng trăm công trình thủy lợi nhỏ khác đã góp phần chủ động trong sản xuất nông nghiệp; từ việc lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên tiến tới chủ động nước tưới cho 3.700 ha.

Qua đó, hình thành khá rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng diện tích Đông Xuân, Hè thu, giảm dần diện tích vụ mùa để giảm thiểu rủi ro do lũ lụt gây ra; đến nay Đông xuân trở thành chính vụ và là vụ chủ lực trong năm.

Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng đồng bộ từ khâu giống, đến kỹ thuật thâm canh; làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất lúa giống và triển khai thực hiện quy hoạch một cách khoa học và hiệu qủa; nên không chỉ tăng về năng suất, sản lượng mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên; tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn.

Nếu như năm 1987 năng suất bình quân chỉ đạt 2,5 tấn/ha; năm 1997 năng suất bình quân đạt xấp xỉ 3 tấn/ha; thì đến năm 2007 năng suất bình quân được nâng lên 5,3 tấn/ha; cá biệt có diện tích cho năng suất 7,5 tấn/ha.

Từ việc xác định đảm bảo ổn định lương thực tại chỗ của giai đoạn 1987-1997 thì giai đoạn 1997-2007 định hướng sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn phấn đấu có trên 40% sản lượng thóc tham gia thị trường là thóc chất lượng cao.Đối với cây dài ngày; việc xác định cây trồng phù với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết cho vùng đất mới là không khó; song để trụ được với điều kiện của vùng trũng, thường xuyên bị lũ lụt thì quả là điều luôn trăn trở đối với lãnh đạo và nhân dân huyện nhà. Trong các loại cây đã thử nghiệm thì cây điều là có thế mạnh hơn, phù hợp hơn; và đến nay diện tích đạt trên 4.000 ha, chiếm 87% diện tích cây dài ngày của toàn huyện; được coi là cây dài ngày chủ lực của huyện.

Kết hợp hài hoà giữa trồng trọt với chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Kết quả chăn nuôi đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp, năm 1997 tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 26%, năm 2007 chiếm 32%.Trong lâm nghiệp, ngoài việc phối hợp tốt với VQG Cát Tiên trong việc quản lý bảo vệ 22.566 ha rừng để bảo tồn thú quý hiếm; còn được tỉnh cho phép chuyển đổi dần 3.000 ha diện tích rừng nghèo kiệt sang trồng rừng kinh tế, tạo ra hướng đi nông lâm kết hợp bền vững trong thời gian qua và những năm tiếp theo.

XEM THÊM:  lịch phim vincom quận 9

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển tiểu thủ công nghiệp:

* Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Tranh thủ các nguồn vốn từ ngân sách tập trung của tỉnh, vốn từ các chương trình mục tiêu; hàng trăm tỷ đồng được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên xây dựng các công trình tầng như Điện – Đường – Trường – Trạm y tế đáp ứng được nhu cầu đi lại, học hành, chữa bệnh trong nhân dân.

– Giao thông: Những năm đầu thành lập, huyện Cát Tiên là ngõ cụt; duy nhất chỉ có tuyến đường DT 721 nối liền giữa huyện với quốc lộ 20; nhưng nắng bụi, mưa lầy.

Đến năm 1998 hoàn thành nhựa hóa từ trung tâm huyện đến giáp Quốc lộ 20; và tháng 8 năm 2006 cầu treo Phước Cát được khánh thành; chính thức phá thế ngõ cụt, thông sang Quốc lộ 14;  mở ra cho Cát Tiên hướng đi mới trong phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.

Đang xem: Huyện cát tiên

Xem thêm: Giá Buffet Jw Marriott Hanoi

Xem thêm: Rạp Chiếu Phim Bhd Star 3/2: Giá Vé Bhd 3/2 : Giá Vé, Lịch Chiếu, Địa Chỉ

Giao thông nội huyện là những con đường đất không bảo đảm lưu thông đến trung tâm các xã trong mùa mưa.

Được sự quan tâm của tỉnh; từng năm, từng năm dần được đầu tư; đến nay đã nhựa hóa đường Buôn go-Tiên Hoàng; đang nhựa hóa đường Đồng Nai-Đức Phổ-Phước Cát 1, khởi công xây dựng mới đường Tiên Hòang-Đồng Nai Thượng và lập dự án đầu tư nhựa hoá đương Quảng Ngãi-Tư Nghĩa-Mỹ Lâm-Nam Ninh-Tiên Hoàng. Góp phần thông thương từ huyện đến trung tâm xã kể cả trong mùa mưa.

Đầu tư xây dựng mới đường Lô 2,  tạo thế phát triển thương mại-dịch vụ; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của trung tâm huyện. Bên cạnh đó; trong những năm qua được đầu tư từ  các nguồn vốn thuộc Chương trình 135; chương trình thuộc dự án vùng đệm và thông qua phương thức “nhân dân làm nhà nước hổ trợ” đã triển khai xây dựng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn. Dần theo thời gian; tuy chưa hòan chỉnh và khang trang song, hệ thông giao thông đã thể hiện đúng ý nghĩa của nó; góp phần quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa, nâng giá thành sản phẩm, kích thích sản xuất trong nhân dân.

– Về phát triển lưới điện: Ngày 02/9/1994, ngày Cát Tiên chính thức đấu nối lưới điện quốc gia. Đánh dấu mốc quan trọng trong suy nghĩ và cách làm ăn mới của nhân dân huyện nhà. HĐND huyện khoá 3, nhiệm kỳ 1994-1999 có Nghị quyết huy động vốn trong nhân dân để phát triển lưới điện  phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nghị quyết đã được nhân dân đồng tình ủng hộ và theo đó số xã có điện tăng dần hàng năm và tỷ lệ số hộ dùng điện cũng tăng theo.

Đặc biệt, lưới điện quốc gia về xã Đồng Nai Thượng được xem là sự ưu ái đặc biệt của tỉnh đối với nhân dân huyện Cát Tiên nói chung và gần 1.500 khẩu là đồng bào dân tộc tại chỗ của xã Đồng Nai Thượng nói riêng.

Đến nay, 100% xã, thị trấn có điện lưới và có trên 86% số hộ dùng điện; tỷ lệ sản lượng điện phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 20% tổng sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn. Mở ra nhiều ngành nghề mới phục vụ cho phát triển công nghiệp.

– Hệ thống thông tin liên lạc: Cùng với sự phát triển của khoa học kỷ thuật, tin học và đặc biệt là đầu tư khá nhanh của ngành Bưu điện nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống; tạo thuận lợi  trong chỉ đạo, điều hành, trong việc triển khai 3 phần mềm dùng chung của tỉnh trên địa bàn huỵên.

Nếu như năm 1996, toàn huyện có 301 máy, bình quân 0,75 máy/100 dân; thì đến nay toàn huyện có 11/12 xã, thị trấn có bưu điện văn hoá xã, có 6 tổng đài và 01 bưu cục cấp 2, 1 bưu cục cấp 3, có 3.750 máy điện thoại cố định, bình quân 9 máy/100 dân, trên 1500 máy điện thoại di động và hàng chục điểm khai thác Internet.

* Về tiểu thủ công nghiệp: Năm 1987, toàn huyện có 03 cơ sở sản xuất gạch ngói và một số cơ sở rèn nông cụ; năm 1996 có 280 cơ sở tiểu thủ công nghiệp; năm 2007 tăng lên 450 cơ sở hoạt động với các ngành nghề như bóc tách hạt điều, dệt thổ cẩm, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, xay xát… đã chủ động đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho nhân dân địa phương; góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ; và tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

c. Tài chính – Tín dụng:

* Về thu ngân sách: Là huyện thuần nông; các điều kiện phát triển thuơng mại-dịch vụ còn là tiềm năng, thiên tai lũ lụt thường xuyên. Suốt 20 năm qua Cát Tiên luôn là địa phương được tỉnh trợ cấp ngân sách chiếm một tỷ trọng khá lớn (trên 85% trong tổng chi ngân sách địa phương).

Năm 1989 là năm đầu tiên thực hiện thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 424, 4 triệu đồng, năm 1996 đạt 2.596 triệu đồng, tăng 6,1 lần so với năm 1989 và năm 2007 thu đạt 10.493 triệu.

Với tinh thần tích cực, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các dân tộc huyện nhà, nên số thu hàng năm thể hiện đều tăng dần; tuy không nhiều nhưng đây là lộ trình tiến đến tự chủ cân đối ngân sách vào những năm sau 2020.

* Về hoạt động tín dụng – Ngân hàng:  Cơ bản đáp ứng được nhu cầu về  vốn cho đầu tư  phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; gắn hoạt động của ngành với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện, góp phần đáng kể vào việc xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

d. Thương mại, dịch vụ: Xuất phát từ địa bàn gần như được Nhà nước hỗ trợ về dịch vụ. Đến năm 1992 chợ Cát Tiên được đầu tư xây dựng; khởi động cho hoạt động thương mại-dịch vụ ở địa phương; đến nay thông qua các nguồn đầu tư  từ  chương trình trung tâm cụm xã, chương trình 135, và đầu tư  theo phương thức BOT … đã xây dựng được 6 chợ; góp phần cho hoạt động thương mại dịch vụ ở các trung tâm xã, nhất là ở 3 cụm trung tâm xã, thị trấn: Đồng Nai, Phước Cát 1 và Gia Viễn.

Đặc biệt, cầu treo Phước Cát nối liền hai bờ sông Đồng Nai đã mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và chợ Phước Cát 1 được xây dựng với quy mô đảm bảo đảm nhận nhiệm vụ chợ đầu mối. Liên kết kinh tế vùng đang triển khai là việc thực hiện kế họach chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà tỉnh và huyện rất quan tâm.

2. Lĩnh vực văn hoá – xã hội:

a. Về giáo dục: Năm học 1986 – 1987 là năm học đầu tiên của huyện mới Cát Tiên; toàn huyện có 7 trường với khoảng 3000 học sinh; đội ngũ giáo viên có 188 người (trong đó một phần huy động từ đội ngũ thanh niên có trình độ học vấn cấp 3 được bồi dưỡng cấp tốc nhằm phục vụ đáp ứng tình hình thiếu giáo viên nghiêm trọng lúc ấy).

Sau 10 niên khóa, có 17 trường với 10.616 học sinh; trong đó có 01 trường THPT.

Đến nay, toàn huyện có 30 trường với 636 giáo viên và trên 12.000 học sinh; trong đó có: 03 trường THPT, 08 trường THCS, 14 trường Tiểu học, 4 trường Mầm non và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Hàng năm có gần 700 cháu học sinh tốt nghiệp PTTH và trong số đó có trên 15% vào các trường đại học, cao đẳng.

Hoàn thành việc xoá trường học tạm (tranh, tre, nứa lá). Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học được tăng cường đầu tư tiến tới kiên cố hóa trường lớp và xây dựng chuẩn quốc gia. Chất lượng và hịêu quả giáo dục có bước chuyển biến tiến bộ hơn.

XEM THÊM:  Khu 3 Đồ Sơn Tự Túc 2021 Nổi Tiếng Hải Phòng, Du Lịch Đồ Sơn

Toàn huyện đã được công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học và có 11/12 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục THCS.

b. Về Y tế:  Năm 1987 mô hình y tế thực hiện theo hướng; Phòng y tế-TDTT đảm nhận hệ dự phòng; Bệnh viện  đảm nhận hệ điều trị; và có 5 trạm y tế xã; với đội ngũ thầy thuốc gồm 1 Bác sĩ và 32 Y sĩ ; việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn; thời điểm này bệnh sốt rét được xác định là bệnh phổ biến nhất.

Năm 1989 toàn ngành chuyển sang thực hiện mô hình TTYT trên cơ sở sáp nhập hệ dự phòng và hệ điều trị.Năm 1992, phòng mổ đi vào hoạt động, chủ động mổ cấp cứu các bệnh ngọai khoa-sản khoa; trong trường hợp khẩn cấp vẫn tiến hành dù cho lũ có ngập cả phòng mổ nhưng ca mổ vẫn thành công tốt đẹp.

Năm 1996 được đầu tư và hình thành 11 cơ sở y tế (1 bệnh viện, 3 phòng khám khu vực và 7 trạm y tế xã) với đội ngũ Y – Bác sĩ có 88 người trong đó có 11 Bác sĩ. Đến năm 2006, toàn huyện có 13 cơ sở y tế (1 bệnh viện, 3 phòng khám khu vực và 9 trạm y tế xã); đội ngũ Y – Bác sĩ có 115 người; trong đó có 13 Bác sĩ và chuyên khoa cấp 1, đảm nhận tốt việc khám và điều trị cho nhân dân.

Các chương trình mục tiêu Quốc gia được triển khai khá tốt, được công nhận là địa phương xoá bệnh phong, bệnh sốt rét. Chất lượng khám và điều trị tại tuyến huyện và cơ sở được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Hiện nay đã có 10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% thôn, bản có cán bộ y tế thôn bản.

c. Công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình: Các hoạt động truyền thông dân số và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình được tổ chức bằng nhiều hình thức đa dạng, kết quả tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm đáng kể từ 2,15% năm 1997 đến nay còn dưới 1,3%.

d. Các phong trào thể dục, thể thao, hoạt động văn hoá – văn nghệ quần chúng được phát động thường xuyên, hướng về cơ sở ngày càng nhiều, thu hút đông đảo quần chúng tham gia với nhiều nội dung, hình thức phong phú đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân; công tác xây dựng đời sống văn hoá được triển khai với sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành có liên quan.Chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thanh, truyền hình đã từng bước được nâng lên, đảm bảo được yêu cầu định hướng chung trong công tác tuyên truyền. Đến nay Đài truyền thanh, truyền hình  huyện và 100% trạm tuyền thanh xã, thị trấn đảm nhận tốt việc tiếp phát chương trình của Trung ương, tỉnh và đưa tin của địa phương kịp thời, đảm bảo tính thời sự .

e. Công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn là sự quan tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thông qua nhiều chương trình, dự án thiết thực và hiệu quả; nên tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ từng năm. Mặt khác, công tác xuất khẩu lao động được coi là một trong những giải pháp quan trọng về giải quyết việc làm và xóa nghèo của huyện trong thời gian qua.

f. Công tác xây dựng vùng đồng bào dân tộc: Nhiều năm trước đó; bà con vùng đồng bào dân tộc tại chỗ với tập quán du canh, du cư nên gặp không ít khó khăn trong đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Sau khi thành lập huyện, Ban chỉ đạo sản xuất vùng đồng bào dân tộc được hình thành, cắm cán bộ cùng ăn, cùng ở với bà con và qua đó hướng dẫn cách sản xuất, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp.Ngòai việc thực hiện tốt các chương trình 132, 134, 168 của Chính phủ; tỉnh và huyện thường xuyên quan tâm đầu tư tòan diện trong vùng đồng bào dân tộc tại chỗ. Hòan thành việc giải quyết thiếu đất sản xuất; nhà ở;  không ngừng đầu tư hổ trợ sản xuất, tiếp tục đầu tư chuyển đổi cây điều ghép. Phối hợp tốt với VQG Cát Tiên trong việc tổ chức quản lý bảo vệ rừng gắn với việc giao khóan quản lý bảo vệ rừng  cho 100% hộ, góp phần cơ bản ổn định đời sống trong vùng đồng bào dân tộc tại chỗ trong thời gian qua.

g. Các chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước đã được thực hiện nghiêm túc và chăm lo chu đáo. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ các đối tượng chính sách gặp khó khăn được phát động mang tính xã hội cao, nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ trong huyện có mức sống trung bình trở lên.

3. Về lĩnh vực An ninh – Quốc phòng:

Công tác an ninh trật tự được giữ vững, ổn định, phong trào xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và bảo vệ Tổ quốc hàng năm xây dựng củng cố vững chắc.Hoạt động của các ngành bảo vệ pháp luật có nhiều cố gắng trong việc phối hợp để triển khai thực hiện có hiệu quả các yêu cầu nhiệm vụ có liên quan đến công tác bảo vệ và thi hành pháp lụât ở địa phương.Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị và trên từng địa bàn dân cư.Công tác xây dựng lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ và dự bị động viên được cấp uỷ Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm. Công tác tuyển quân hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao.

4. Về Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các Đoàn thể:

a. Về công tác xây dựng Đảng: 20 năm, Đảng bộ huyện Cát Tiên đã tiến hành 5 kỳ Đại Hội, gắn với việc lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội; công tác xây dựng đảng được tăng cường, thường xuyên đổi mới và chỉnh đốn trên tất cả 03 mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Năm 1989 (Đại hội nhiệm kỳ lần thứ nhất) toàn huyện có 23 tổ chức cơ sở Đảng với 440 Đảng viên; năm 1996 có 26 tổ chức cơ sở Đảng với 547 Đảng viên, trong đó có 07 tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, 13 tổ chức cơ sở Đảng đạt loại khá, 06 tổ chức cơ sở Đảng đạt loại yếu kém. Đến nay, đã có 44 tổ chức cơ sở Đảng với 1.143 đảng viên, có 70,37% tổ chức cơ sở Đảng đạt  trong sạch, vững mạnh; không còn tổ chức cơ sở Đảng yếu kém

.b. Hoạt động của HĐND và  UBND từ huyện đến xã luôn được củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Cán bộ, công chức thường xuyên được chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, chuẩn hoá, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ luôn được quan tâm hàng đầu; công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” bước đầu đạt kết quả.

c. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị –xã hội từ huyện đến xã thường xuyên được củng cố về  tổ chức, chăm lo phát triển đoàn viên, hội viên, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, động viên các tầng lớp nhân dân hưởng ứng các định hướng, chủ trương chính sách, chấp hành pháp luật của Nhà nước, tạo được nhiều phong trào thi đua hoạt động thiết thực góp phần tích cực phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Kết quả đạt được nêu trên là rất trân trọng, tuy nhiên xét về yêu cầu phát triển và so sánh các vùng trong khu vực; chúng ta tự đánh giá rằng kinh tế – xã hội huyện nhà còn nhiều khó khăn và thách thức; như cơ sở hạ tầng kỷ thuật chưa đồng bộ, năng suất và hiệu quả lao động không cao, nền kinh tế phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, t

13 Marketplaces For Handmade Goods (2021), Best Places To Sell Handmade Products
What Does Chubo Knives – Chubo Knives: Traditional Japanese Knives
Tác giả

Bình luận

LarTheme