Hai Cây Dừa – Sâu Bệnh Hại Cây Dừa Và Biện Pháp Phòng Trừ

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sự phá hoại của các loại sâu bệnh hại cây dừa chính là nguyên nhân khiến năng suất giảm mạnh. Ở dừa người ta thống kê được có đến hơn 100 loại sâu bệnh gây hại cho cây. Nhiều loại sâu bệnh chỉ gây ảnh hưởng nhẹ bên cạnh đó có những loại sâu bệnh tấn công lá, rễ thân và quả khiến cây sinh trưởng kém héo úa và thậm chí chết. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cách phòng trừ các loại sâu bệnh hại cây dừa.

Đang xem: Hai cây dừa

1. Sâu bệnh hại cây dừa – Bọ dừa

1.1 Sâu bệnh gây hại cây dừa

Thành trùng và ấu trùng đều gây hại trên lá dừa non chưa bung ra bằng cách cạp biểu bì trên mặt lá theo từng hàng song song với gân chính. Những vết cắn phá thường hẹp có màu nâu, sau đó khô, héo, cong queo, giảm khả năng quang hợp. Nếu trên cây có từ 8 lá trở lên bị hại thì sẽ làm giảm năng suất, nặng hơn có thể làm cây chết.

1.2 Cách phòng trị sâu bệnh hại cây dừa

+ Cắt và đốt bỏ các đọt non bị hại nặng để tránh lây lan cây khác.

+ Sử dụng ong ký sinh Tetretichus Brontispae, nấm ký sinh Metrhizium anisopliae.

+ Sử dụng thuốc hóa học như: Fastac, Sumicidine, Actara, … liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Phun đều lên bó đọt non của cây. Tuy nhiên, hiện nay ở Bến Tre sử dụng phương pháp sinh học là hiệu quả và kinh tế nhất (thả ong ký sinh).

 2.Sâu bệnh hại cây dừa – Kiến vương

2.1 Gây hại

Chỉ có thành trùng phá hại dừa. Chúng đục phá phần mô mềm ở cuối bẹ lá. Cắn phá đọt non, hoa dừa lúc chưa trổ làm cho lá bị rách, hoa bị hư. Đỉnh sinh trưởng phát triển cong queo. Nếu chúng ăn hết đỉnh sinh trưởng cây sẽ chết. Các vết đục của kiến vương là cửa ngõ cho các loại sâu bệnh khác tấn công. Đó là bệnh thối đọt dừa hay để đuông dừa đẻ trúng gây hại. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Thực nghiệm dừa Đồng Gò, tháng thời điểm gây hại nặng nhất của kiến vương là vào những đêm trăng sáng và trên những vườn dừa không có trồng xen.

XEM THÊM:  Hỗ Trợ Tiền Ăn Trưa Cho Trẻ Mầm Non Từ 01/11/2020, Đối Tượng Trẻ Mẫu Giáo Nào Được Hỗ Trợ Ăn Trưa

2.2 Phòng trị

Khi cây dừa khoảng 2 năm tuổi trở lên là thời điểm thích hợp nhất cho kiến vương tấn công. Như vậy, vào giai đoạn này cần phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện vết đục của kiến vương. sau đó dùng móc sắt bắt, cuối cùng dùng đất sét trám bít lổ đục để phòng ngừa các loại khác như nấm bệnh hay đuông xâm nhập.

Xem thêm: Trường Thpt Lê Trung Đình, Quảng Ngãi (+84 255 3822 627), Trường Thpt Lê Trung Đình

Không để rơm, rạ mục xung quanh vườn vì đây là môi trường tốt để kiến vương đẻ trứng và phát triển.  – Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, để hạn chế việc gây hại của kiến vương ở các vườn dừa trẻ nên trồng xen các cây ngắn ngày, cây họ đậu, cây ca cao, …nhằm hạn chế tầm bay của kiếng vương, giảm khả năng gây hại của chúng rất lớn.  – Sử dụng phương pháp hóa học để phòng trị kiến vương tỏ ra hiệu quả không cao. Vì đây là loài côn trùng có thể di chuyển rất xa nên rải thuốc không hiệu quả. Vì vậy nên áp dụng kỹ thuật canh tác là hiệu quả nhất. 

3- Sâu bệnh hại cây dừa – Đuông dừa

3.1 Gây hại:

Ngược với kiến vương, đuông dừa chỉ gây hại ở giai đoạn ấu trùng. Thành trùng đẻ trứng vào các lổ đục của kiến vương. Các vết thương trên cây và đặc biệt hiện nay chúng còn đẻ trứng dưới gốc dừa tấn công phần gốc. Quá trình gây hại của đuông dừa rất nguy hiểm vì rất khó phát hiện. Khi phát hiện được thì khó có khả năng để cứu cây khỏi khỏi chết.

XEM THÊM:  Swiss - Page Not Found &Bull Instagram

3.2 Phòng trị 

Đối với đuông, phòng trị cũng như kiến vương là phải thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm khi ấu trung còn ở tuổi 1, tuổi 2 .Dùng dao hoặc đục sắt khoét lổ đục để bắt ấu trùng. Sau đó dùng thuốc hạt như Basudin 3G + nước vôi tươi lên lổ đã khoét nhằm phòng ngừa các loại nấm bệnh, côn trùng khác tấn công. Sử dụng biện pháp hóa học hiệu quả không cao. Chỉ nên áp dụng kỹ thuật canh tác để phòng là hiệu quả nhất như: hạn chế tối đa việc gây vết thương trên thân dừa hoặc sự gây hại của kiến vương. Tăng cường xen canh hợp lý cũng là điều kiện tốt để làm giảm khả năng gây hại của đuông. 

4- Sâu bệnh hại cây dừa – Bọ xít trái Amblypelta sp

 4.1 Gây hại

Đây là loại gây ra hiện tương rụng trái non và dừa mủ. Cả thành trùng và ấu trung đều chích hút ở nụ hoa, trái non và tiết ra độc tố vào vết chích, nếu chích vào giai đoạn trái vừa thụ phấn (còn nhỏ) sẽ làm cho trái non rụng đi, nếu chích vào giai đoạn trái lớn hơn (khoảng 1 tháng tuổi trở lên) thì trái có khả năng không rụng mà vùng mô xung quanh vết chích sẽ bị hoại thư sau này thành trái dừa bị sẹo nhăn nheo hay chảy mủ ra ngoài mà nông dân gọi là dừa mủ.

Dừa mủ do bọ xít gây hại.

4.2 Phòng trị

Vệ sinh vườn cho thông thoáng, trồng đúng khoảng cách, không trồng quá dày hiệu quả cao nhất là nên nuôi kiến vàng trong vườn dừa vì đây là thiên địch có thể tấn công bọ xít. 

5- Sâu bệnh hại cây dừa – Bệnh đốm lá

5.1 Triệu chứng

Trên lá mầm bệnh xuất hiện từ chóp lá trở vào, đầu tiên là những đốm nhỏ màu nâu vàng hình bầu dục, sau đó đốm bệnh lớn dần có màu nâu, tâm vết bệnh màu xám tro, nhiều vết liên kết lại làm cho lá bị cháy. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn vườn ươm và những vườn trồng dày.

5.2 Tác nhân 

Do nấm Pestalozziap palmarum gây ra.

XEM THÊM:  Cách Pha Trà Sữa Ô Lông - 11# Công Thức Pha Chế Trà Sữa Ô Long

5.3 Phòng trị

Bố trí khoảng cách trồng hợp lý. Bón phân đầy đủ và cân đối nhất là kali. Nếu bệnh nặng nên phun thuốc hóa học như: Ridomyl, Novral,… liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. 

6- Sâu bệnh hại cây dừa – Bệnh thối đọt

6.1 Triệu chứng:

Đầu tiên các lá non trên đọt có dấu hiệu mất màu xanh bình thường, sau đó vàng, cuối cùng khô và trên đọt ta nghe có mùi hôi, thối; các lá già phía dưới cũng dần dần vàng, khô và rụng đi; cây chết.

Xem thêm: Ngân Hàng Techcombank Quận 1 Tháng 5/2021, Techcombank Quận 1

6.2. Tác nhân 

Do nấm Phytopthora Palmivora Bult gây ra

6.3 Phòng trị

Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện cây bị nhiễm bệnh. Vì từ khi nấm xâm nhập vào đọt cây đến lúc chết đọt thời gian từ 3-5 tháng. Như vậy khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh nhẹ. Tiến hành phun ngay lên đọt bằng thuốc Ridomyl liều lượng khoảng 30g/bình 8 lít và phun liên tục 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Nếu trong vườn có cây bị bệnh chết ta nên gom tất cả các phần bệnh đem đốt sạch để tránh nấm bệnh lây qua các cây dừa khác.

Trên đây là sâu bệnh hại cây dừacách phòng trừ sâu bệnh hại cây dừa phổ biến hiện nay. Không những ảnh hưởng lớn quá trình phát triển mà các loại sâu bệnh này khiến cây giảm năng suất và chất lượng quả đi rất nhiều. Bạn cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh từ đó có hướng xử lý hiệu quả. 

Bán Biệt Thự Thảo Điền Quận 2 Khu Biệt Thự Thảo Điền Quận 2, Biệt Thự Thảo Điền Quận 2
Galeria Care I Cửa Hàng Tạp Hóa Chlb Đức I 109 Nhật Lệ Huế, Đường Nhật Lệ, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả

Bình luận

LarTheme