Bánh Mì Từ Thiện – Tủ Bánh Mì Ấm Tình Người

Tiếp nối những tủ bánh mì miễn phí ở Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng,… ngày 6/4 vừa qua, hai tủ bánh mì đầu tiên ở Đà Lạt đã được đặt trước cửa hàng Bệnh viện laptop tại Ngã 5 đại học và quán Ốc 33 – đường Hai Bà Trưng.

Đang xem: Bánh mì từ thiện

*

*

John Doe

2 Campaigns

You must enable Javascript on your browser for the site to work optimally and display sections completely.
You must enable Javascript on your browser for the site to work optimally and display sections completely.

Tủ bánh mì tại Ngã 5 đại học

Được biết, đây là những tủ bánh mì do một số cá nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ người nghèo lập ra. Tính nhân văn, cao cả được thể hiện từ chính những ổ bánh mì nóng, giòn, vàng ươm sau lớp kính với dòng chữ “Tủ bánh mì từ thiện – Mỗi người một ổ – Nếu bạn thật sự khó khăn” như sưởi ấm lòng người hơn trong tiết trời Đà Lạt. Hiện, tủ bánh vừa mới được lập ra nên còn ít người biết đến. Anh T.A.D – đại diện những nhà hảo tâm chia sẻ: “Anh giúp người bằng chính cái tâm của mình với mong muốn góp phần nhỏ giúp đỡ những người còn cơ cực, có sức đến đâu thì sẽ cố gắng giúp đến đó”. Hai địa điểm anh chọn đặt tủ cũng dựa trên những gì anh quan sát được trong một thời gian dài – một nơi tập trung đông sinh viên, còn một nơi thì tập trung những người bán vé số nghèo khổ qua lại.

Hàng ngày, khoảng 6h45, tủ bánh mì được đưa đến hai địa điểm trên với khoảng 50 ổ. Sắp tới, những chai nước sạch mà anh T.A.D đặt hàng cũng sẽ được bổ sung thêm tại đây.

Đến với tủ bánh mì từ thiện, chúng tôi khá ngạc nhiên khi bắt gặp những người đi xe hơi hay những chiếc xe máy sang trọng dừng lại lấy những ổ bánh mì từ trong tủ và lặng lẽ bỏ 100 ngàn, 200 ngàn, thậm chí 500 ngàn vào tủ. Chỉ tính riêng ngày đầu tiên, số tiền từ những cá nhân hảo tâm ủng hộ vào tủ đã là 2 triệu đồng. Đặc biệt, khi thấy chiếc tủ dần vơi bánh đi, một người phụ nữ qua đường đã mua ngay một bịch bánh mì khá to tiếp thêm vào thùng.

 

Chiếc tủ bánh mì từ thiện tại Đà Lạt hiện không cần người bảo vệ (khác với hình ảnh không ít tủ bánh mì ở các tỉnh khác đã xảy ra là tình trạng chen lấn lấy bánh dù không thiếu thốn).

Tủ bánh mì từ thiện không phải là minh chứng duy nhất về tình người tại Đà Lạt mà cách đây không lâu đã có những quán cơm 2.000 đồng thay phiên nhau mở ra vào các ngày chẵn và lẻ trong tuần dành cho người nghèo trên địa bàn. Sắp tới, “Những quán cơm 0 đồng, miễn phí hoàn toàn sẽ được mở 24/24 nhằm phục vụ tối đa cho người dân” – T.A.D ấp ủ ý định.

Từ nhiều ngày nay, ở góc đường Lê Thành Phương – Thống Nhất, TP.Nha Trang (Khánh Hòa), nơi khu vực ngân hàng Việt Nga có một tủ bánh mì từ thiện dành cho người nghèo qua đường.

 Tủ bánh mì từ thiện cho người cơ nhỡ trên đường phố Nha Trang

Đây là tủ bánh mì của một người dân trên đường Lê Thành Phương. Bánh mì được lựa từ lò bánh khá đẹp, trên tủ để bơ và xì-dầu cho ai có nhu cầu. Vì thường đi công tác, nên chủ nhân nhờ các anh bảo vệ ngân hàng chăm sóc dùm tủ bánh mì.

Theo anh bảo vệ, mỗi ngày tủ bánh có 50 ổ, khoảng 9 giờ sáng thì hết bánh. Anh cũng nói thêm là không có tình trạng lấy bánh bừa bải, mà người nhận bánh ý thức nhường nhịn từng ổ bánh mì cho người khó khăn hơn.

Một chị bán vé số lấy ổ bánh mì, nói: “Lâu lâu tôi tới xin một ổ, vì dù sao tôi còn có công việc mưu sinh hơn người khác”. Nha Trang vào cuối tháng Hai chuyển mùa, trời nhiều mây và mưa rớt nhưng giữa ngược xuôi ấy, xe bánh mì từ thiện thực sự làm ấm lòng bao người.

Hơn 3 tháng qua, chủ nhân cửa hàng Venus Cosmetic (127 đường Nguyễn Văn Trỗi, TP.Vũng Tàu) đã đặt thùng bánh mì từ thiện trước cửa tiệm. Những chiếc bánh mì đã giúp nhiều người nghèo, trẻ lang thang ấm lòng.

*
Chị Phạm Hoài Thu giúp người phụ nữ khuyết tật lấy bánh mì.

Chủ nhân của thùng bánh ý nghĩa này là chị Phạm Hoài Thu (sinh năm 1991), chủ cửa hàng Vennus Cosmetic, chuyên kinh doanh sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ. Hàng ngày, vào lúc 8 giờ sáng, chị Thu bỏ những chiếc bánh mì nóng hổi vào thùng. Phía trước chiếc thùng có một lối để người qua đường dễ dàng lấy bánh. Kèm theo bánh mì có cả nước tương, sữa đặc. Trên thùng có dán dòng chữ “Dành cho người có hoàn cảnh khó khăn, lao động nghèo”.

Lúc chúng tôi đến, cũng là lúc một phụ nữ tuổi trung niên ngồi trên chiếc xe lăn, hành nghề bán vé số ghé vào lấy 2 ổ bánh mì và 2 hộp sữa đặc loại nhỏ. Chị giải thích, chị xin thêm một ổ bánh mì cho bố chị. Nhìn người phụ nữ khuyết tật vui vẻ cầm 2 ổ bánh mì đi xa dần, chị Thu cảm thấy rất vui. Chị Thu cho biết, ý tưởng đặt thùng bánh mì từ thiện này được chị học theo cách làm của người bạn ở TP.Hồ Chí Minh. “Hàng ngày, thấy nhiều người có hoàn cảnh khó khăn phải nhịn bữa sáng để mưu sinh nên tôi đặt thùng bánh mì này cả ngày với mong muốn chia sẻ chút tình cảm với người dân nghèo. ChịThu cho biết, mỗi ngày chị bỏ vào thùng từ 70-100 bánh mì, lúc nào hết lại gọi mang tới.

XEM THÊM:  Có Gì Độc Đáo Tại Chùa Vĩnh Nghiêm Nổi Tiếng Sài Thành? Chùa Vĩnh Nghiêm (Thành Phố Hồ Chí Minh)

Theo quan sát của chúng tôi, những người ghé lấy bánh mì trước cửa hàng của chị Thu thường là những người nghèo, lang thang cơ nhỡ… Mỗi sáng, ông Nguyễn Văn Hinh, 70 tuổi, sống ở phường Rạch Dừa, TP.Vũng Tàu – một người lao động tự do – đều ghé đây lấy bánh mì. Ông Hinh cảm động cho biết, mỗi khi tôi ghé lấy bánh, cô chủ còn giúp tôi lấy sữa, nước tương rồi cẩn thận bỏ vào túi. Tuổi cao, sức yếu, con cái đứa nào cũng nghèo nên tôi phải đi làm thêm để đỡ làm phiền con cái. Ổ bánh mì chỉ có giá 2.000 đồng nhưng cũng giúp chúng tôi những lúc đói lòng”.

Được biết, để có thùng bánh mì cho người nghèo, mỗi tháng chị Thu cùng bạn bè góp 4-6 triệu đồng. Mong muốn của chị Thu là sẽ có điều kiện mở thêm nhiều thùng bánh mì từ thiện tại nhiều nơi, để những chiếc bánh mì đến được với nhiều người hơn. Đồng thời, sắp tới chị sẽ mua thêm những loại bánh khác như bánh ngọt, bánh mì chà bông…để thay đổi khẩu vị cho mọi người.

Từ cái tình “bầu ơi thương lấy bí cùng”, từ ngày có thùng bánh mì từ thiện của chị Thu, tiệm cắt tóc Nhật Minh, số 130 Nguyễn Văn Trỗi (đối diện) cũng đã góp thêm thùng nước lọc miễn phí để phục vụ người đi đường, đặc biệt là người dân lao động. Không chỉ tiệm cắt tóc Nhật Minh, trên một số tuyến đường ở TP.Vũng Tàu như Lê Lai, Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… chúng tôi cũng thấy những thùng nước miễn phí như thế.

Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, thùng bánh mì, thùng nước phục vụ miễn phí là những hình ảnh đẹp về tình người thật đáng trân trọng.

Gần nửa tháng nay, trên đoạn đường Nguyễn Trãi, khu vực 2, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, xuất hiện thùng bánh mì từ thiện gây sự chú ý của nhiều người. Trung bình mỗi ngày thùng bánh mì này giúp đỡ cho khoảng 100 lao động nghèo, người dân cơ nhỡ có được bữa ăn sáng đạm bạc.

Mới hơn 8 giờ sáng, 100 ổ bánh mì từ thiện đã hết sạch.

Xem thêm: Cách Làm Trà Sữa Kem Phô Mai (Kem Mặn) Tại Nhà, Cách Làm Kem Cheese Phô Mai

Bà Trần Hạnh Dung, ở đường Nguyễn Trãi, phường Lái Hiếu, cho biết: “Từ khi có thùng bánh mì này, nhiều người tàn tật, người bán vé số, thợ hồ… có được bữa ăn sáng miễn phí trước khi bắt đầu ngày làm việc vất vả. Đối với người có điều kiện thì những ổ bánh mì ấy không là gì, nhưng với người khó khăn, cũng không quá no nê nhưng đã phần nào làm ấm lòng những mảnh đời cơ cực. Phần lớn thu nhập của những người này không cao, lại phải mang thêm gánh nặng gia đình nên được miễn phí bữa sáng mỗi ngày đã giúp họ tiết kiệm được chút đỉnh tiền. Tôi rất ủng hộ mô hình này vì nó rất ý nghĩa”.

Thùng bánh mì từ thiện này ra đời do các thành viên trong Hội Từ thiện Ngã Bảy thực hiện. Xuất phát từ cái tâm thiện nguyện, những thành viên trong hội đã vận động nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn và cả kiều bào nước ngoài tham gia thực hiện. Ông Lý Nguyên Thuận, thành viên Hội Từ thiện Ngã Bảy, cho biết: “Qua thông tin đại chúng, chúng tôi biết được một số thành phố lớn đã thực hiện mô hình này. Nhận thấy đây là việc làm có ích, thiết thực để giúp đỡ nhiều lao động nghèo nên anh em chúng tôi bắt tay vào triển khai tại quê nhà”.

Từ khi ra mắt đến nay, đều đặn mỗi ngày, thùng bánh mì từ thiện cung cấp 100 ổ cho người nghèo có nhu cầu. Theo các thành viên trong Hội Từ thiện, việc làm này sẽ được duy trì xuyên suốt. Hội đã vận động quyên góp được đủ kinh phí trong một năm hoạt động. Với số lượng 100 ổ/ngày, trung bình mỗi tháng, tiền vận động được để duy trì thùng bánh mì trên 4 triệu đồng.

Ông Hà Ngọc Thành, ở khu vực 2, phường Lái Hiếu, người cho mượn mặt bằng trước nhà để Hội Từ thiện Ngã Bảy làm điểm đặt thùng bánh mì, chia sẻ: “Thấy mô hình mới lạ, nhiều người cũng hỏi tôi bán quán cháo mà sao cho để thùng bánh mì, như vậy có ảnh hưởng đến làm ăn hay không? Tôi dứt khoát trả lời, có nó tôi bán đắt thêm chứ có gì đâu mà ngại, nếu lo sợ thì đã không cho để ở đây rồi”.

XEM THÊM:  Top 30 Nhà Hàng Ngon Rẻ Ở Tphcm, Nhà Hàng Ngon Bổ Rẻ

Mặc dù có pha chút khôi hài nhưng đó là câu trả lời thật lòng của ông Thành, vì bản thân ông và gia đình cũng rất ủng hộ việc làm này nên sẵn sàng cho hội thực hiện mô hình tại điểm buôn bán của gia đình. “Mấy ngày nay tôi bán hết cháo sớm hơn thường lệ vì người dân thấy lạ nên vào ăn cháo để lấy cớ hỏi thăm về thùng bánh mì từ thiện”, ông Thành vui vẻ chia sẻ thêm.

Còn bà Nguyễn Thị Bích Phượng, chủ cơ sở bánh mì tại phường Ngã Bảy, cho biết: “Khi được các anh trong Hội Từ thiện đặt vấn đề mua bánh mì để làm từ thiện tôi rất ủng hộ. Do đó, ngoài việc lấy giá bán hữu nghị tôi còn hỗ trợ thêm thùng, tặng thêm bánh mỗi ngày để các anh duy trì, nhân rộng mô hình này”.

Ông Dương Hậu, thành viên Hội Từ thiện Ngã Bảy, người đồng thực hiện thùng bánh mì từ thiện thông tin thêm, sau thành công của thùng bánh mì đầu tiên, có nhiều người ngỏ ý giúp đỡ thêm kinh phí hoạt động, đồng thời nhận thấy được nhiều lao động nghèo cũng có nhu cầu dùng bánh mì miễn phí nên hội đang triển khai nhân rộng mô hình này ở những khu vực khác trên địa bàn thị xã. Hiện nay, các thành viên trong hội đã vận động được chủ cơ sở bánh mì hỗ trợ tặng 2 thùng đựng bánh mì để mở thêm 2 điểm mới đặt ở gần cầu Mang Cá, phường Hiệp Thành và Bệnh viện Đa khoa Ngã Bảy. Ngoài ra, hội đang tiếp tục triển khai thực hiện mô hình sạp quần áo từ thiện để tiếp tục giúp đỡ người nghèo.

Theo ông Phạm Văn Biển, cán bộ tuyên giáo phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, mô hình này tuy mới xuất hiện nhưng đã góp phần giúp ích cho rất nhiều lao động nghèo. Đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ giữa người với người trong cuộc sống và đang rất được nhân dân trên địa bàn đồng tình ủng hộ. Đây là một trong những mô hình hay cần khuyến khích nhân rộng nhằm góp phần lan tỏa những việc làm có ích, những tấm lòng thiện nguyện để làm giàu đẹp quê hương.

Những ngày gần đây, tại TP.Tân An, tỉnh Long An có thêm một tủ bánh mì từ thiện dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn, lao động nghèo, thu nhập thấp.

 

*

Đặt cạnh tủ bánh mì từ thiện là một bình nước uống miễn phí

Tủ bánh mì được đặt trên Quốc lộ 1, đoạn dưới chân cầu Tân An, khu phố Thanh Xuân, phường 5, TP.Tân An.

Bà Nguyễn Thị Quýt – Trưởng khu phố Thanh Xuân, phường 5, TP.Tân An cho biết: “Tủ bánh mì này phục vụ cho người lao động nghèo khoảng 10 ngày nay, do ông nha sĩ Hữu Danh ở gần đó tự bỏ tiền ra làm. Đây là một việc làm rất ý nghĩa, san sẻ bớt một phần gánh nặng cho những người lao động nghèo có được một bữa ăn sáng miễn phí trong cuộc sống mưu sinh còn nhiều vất vả”.

Một ổ bánh mì tuy không đáng là bao nhưng cũng khiến người lao động nghèo cảm thấy ấm lòng giữa bộn bề lo toan. Mong rằng, ngày càng có nhiều hơn nữa những mạnh thường quân như thế để những việc làm ý nghĩa được nhân rộng

Sau Tp HCM, Hà Nội cũng có tủ bánh mì từ thiện cho riêng mình. Tủ bánh mì đặt ở địa chỉ 98 Kim Mã (Ba Đình) được xem là tủ bánh mì đầu tiên và duy nhất ở Thủ Đô.

Trước đó tại thành phố Hồ Chí Minh, một nhà hảo tâm đã tự bỏ tiền túi ra để dựng một tủ bánh từ thiện dành cho người nghèo trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. Hành động nghĩa hiệp này đã khiến rất nhiều người cảm phục.

Ngày 31/1 vừa qua, Hà Nội cũng vừa “khánh thành” tủ bánh mì từ thiện cho riêng mình tại số nhà 98 phố Kim Mã (Ba Đình). Người nghèo, gia đình khó khăn ở đâu cũng có, không chỉ riêng những thành phố lớn như Tp. HCM hay Hà Nội.

Vì vậy, những hành động này đã giúp đỡ một phần nào đó cho những người có thu nhập thấp, dù không nhiều nhưng cũng đủ để bớt đi gánh nặng của “cơm, áo, gạo, tiền”.

Cô Đức, một người phụ nữ quê Nam Định đã gần 40 tuổi. Hiện cô Đức hằng ngày đi thu mua ve chai, phế liệu ở Hà Nội. Cô cho hay mỗi ngày cô vất vả vận lộn với công việc nhưng thu nhập cũng chỉ có vài chục ngàn/ngày.

Trừ đi các chi phí ăn uống, sinh hoạt nơi đô thành đắt đỏ thì dư ra cũng chẳng được là bao. Cô Đức tâm sự: “Ở quê mình có 2 cháu. Đứa lớn thì đang chuẩn bị thi đại học, còn đứa nhỏ thì đang học cấp 2. Chúng ở quê với ông bà nội đã gần 70 những nai lưng ra để làm nông mong cho cháu có được bữa cơm tươm tất, bản thân chồng ôm yếu, chỉ lanh quanh ở làng. Vì vậy, mình làm bao nhiêu thì gửi về cho con bấy nhiêu, chẳng giữ lại đồng nào cho mình”.

XEM THÊM:  Top 10 Quán Nhậu Khuya Ở Hà Nội Bạn Không Nên Bỏ Lỡ, 10 Nhà Hàng Mở Cửa Đến Khuya Tốt Nhất Tại Hà Nội

Đây chỉ là một hành động nhỏ nhưng vô cùng có ích, thể hiện đúng châm ngôn sống của người Việt “Lá lành đùm lá rách”.

Cô Đức chia sẻ khi biết được thông tin có tủ bánh mì từ thiện: “Mình hay đi thu mua sắt vụn bên đó thì vô tình biết được. Lúc đầu cũng ngạc nhiên lắm không tin vào mắt mình đâu”. Người phụ nữ quê Nam Định này cũng chia sẻ rằng, từ lúc có tủ bán

Giữa một Sài Gòn nổi tiếng phồn hoa, sôi động, con người lúc nào cũng tấp nập, đang chạy đua từng giờ từng phút để mưu sinh kiếm sống hàng ngày. Đâu đó trên đường phố, hẻm nhỏ xuất hiện bình trà đá, tủ thuốc, bánh mì, cắt tóc, sửa giày…với lời chú thích “miễn phí” khiến người đi đường không khỏi lặng người, cảm kích. Đó là những “món quà” tình người trên phố chỉ có ở Sài Gòn. 

Đầu hẻm 96 Phan Đình Phùng (Q. Phú Nhuận), nhiều người hay gọi là “hẻm ông Tiên” bởi nơi đây có hàng loạt dịch vụ như: trà đá, tủ thuốc, dịch vụ mai táng…miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn

Hàng ngày ông Đỗ Văn Út (54 tuổi) đổ nước trà pha sẵn vào bình giữ nhiệt để bà con lao động nghèo dừng chân uống ly nước, tiếp tục cuộc sống mưu sinh 

Hàng ngày ông Út phải dậy từ 4h30 phút để nấu hơn 70 nước lít nước phục vụ bà con. Ông cho biết, mình từng bôn ba kiếm sống, thấu hiểu nỗi vất vả của những người lao động đường phố. Một ly nước mát mời nhau khi khát, khi trời nắng nóng cũng là cách chia sẻ tấm chân tình… 

Công việc hàng ngày của ông Út là sửa xe máy và chạy xe ôm; đôi khi gặp hoàn cảnh khó khăn, người đàn ông này cũng sẵn sàng giúp đỡ miễn phí…

Anh Hoàng (26 tuổi), làm nghề sửa chữa điện nước chia sẻ: “Ngày nào tôi cũng đi ngang qua đây, giữa trưa nắng gắt mà được ly trà đá của chú Út thì thật đã…”

Không chỉ trà đá miễn phí, người đàn ông này còn thiết kế một tủ thuốc lưu động, treo ở đầu hẻm phục vụ bà con; ai đau ốm cần thuốc gì ông đều mang ra chia sẻ… 

Đủ các loại thuốc: cảm sốt, đau đầu, giảm đau…Số thuốc này ông được các nhà thuốc xung quanh “tài trợ” khi biết đây là nghĩa cử: tủ thuốc phục vụ người nghèo

Chưa hết, con hẻm này còn có dịch vụ trợ táng miễn phí. Những ai có hoàn cảnh khó khăn đến đây nhờ ông Út liên hệ cơ sở mai táng (chỗ người nhà) giúp đỡ…

Xem thêm: Top 10 Cách Chế Biến Khô Mực, Món Ngon Từ Mực Khô Xào Thơm Ngon Khó Cưỡng❤️

Không cần bảng hiệu, bình trà đá đặt ngay cầu Lê Văn Sỹ – Hoàng Sa (Q3) cũng là địa chỉ quen thuộc của những người lao động nghèo hàng ngày đến uống nước miễn phí

Tấm biển dẫn đường…miễn phí của anh Bờm đặt góc ngã tư Cao Thắng – Nguyễn Thị Minh Khai (Q3) để chỉ đường cho những ai ở xa tìm đến bệnh viện Từ Dũ. Hành động này khiến nhiều người đi đường không khỏi ngạc nhiên, cảm kích… 

Tại góc đường Cống Quỳnh – Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) có tấm biển sửa xe cho người khuyết tật, bơm vá miễn phí của bác Phạm Văn Lương, nhằm chia sẻ phần nào cho những người không may mắn… 

Hết nước uống miễn phí là tới đồ ăn…miễn phí ở Sài Gòn. Thùng bánh mì từ thiện được đặt trên vỉa hè trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – Bạch Đằng, P.24, Q. Bình Thạnh, bên trên có dán dòng chữ “Từ thiện – miễn phí – một người một ổ”.

Ông Thảo (56 tuổi, bán vé số) cho biết: “Từ ngày có xe bánh mì từ thiện này, ngày nào tôi cũng ra đây lấy để ăn sáng, tuy chỉ là một ổ bánh mì thôi nhưng cũng đủ lót dạ khi đi làm”

Tại một góc của con hẻm trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3), người thợ sửa giày với dáng người nhỏ bé, gầy gò tên Cường (18 tuổi) vẫn đang cặm cụi với công việc khâu may hàng ngày. Phía trước tủ giày là tấm bảng: “Nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị” 

Giữa cái đô thị chật chội và bộn bề như Sài Gòn, những tấm lòng và việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa giúp chúng ta nhận ra rằng: “Người Sài Gòn vẫn luôn đáng yêu, chân tình đến thế ! “

Thực Đơn Giao Hàng Tận Nơi Của Bánh Ướt Há Cảo Lò Bánh Ướt Há Cảo Lò Gốm
Aquarium Villa Pool Pictures & Reviews, Aquarium Villa
Tác giả

Bình luận