trà sữa take away

Kinh doanh trà sữa take away không phải là con đường dễ dàng vì anh/chị phải đối diện với rất nhiều đối thủ cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên, nếu làm tốt, thương hiệu của anh/chị sẽ được đón nhận và có thể thu hồi vốn nhanh chóng. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ về cách kinh doanh mô hình này từ các chuyên gia travelhome.vn!  

Xem thêm:

Kinh doanh trà sữa nhượng quyền – Hiểu rõ để thành công

Đang xem: Trà sữa take away

1. Trà sữa take away là gì?2. Các mô hình kinh doanh trà sữa take away3. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh trà sữa mang đi3.1. Xác định đối tượng mục tiêu3.2. Lên menu trà sữa take away3.3. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu3.4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh cho quán3.5. Hoàn tất khâu chuẩn bị4. Kế hoạch kinh doanh trà sữa take away5. Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa mang đi

1. Trà sữa take away là gì?

Tương tự như khái niệm “cà phê take away”, “trà sữa take away” hay trà sữa mang đi hiểu theo đúng nghĩa đen “take away” = mang đi, mang về. Trà sữa lúc này được pha chế nhanh, phục vụ trong cốc nhựa hoặc giấy để dễ dàng mang đi và dùng ở bất cứ đâu.

Mô hình này thường dành cho khách hàng có nhu cầu mua mang về và không ngồi uống tại chỗ. Đa số các quán trà sữa hiện nay đều bán mua mang đi vì sự tiện lợi và dễ dàng thúc đẩy kinh doanh.

*

Trà sữa mang về là hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay

2. Các mô hình kinh doanh trà sữa take away

Có rất nhiều loại mô hình kinh doanh trà sữa mang đi phổ biến hiện nay cùng với đó là hàng trăm ý tưởng mới lạ để thu hút khách hàng. Thông thường, có 3 loại chính hiện nay gồm: 

Kinh doanh online: Đây được xem là mô hình kinh doanh phổ biến và được áp dụng khá nhiều hiện nay với những chủ quán chỉ thuần kinh doanh mang đi. Việc bán hàng online này giúp anh/chị tiết kiệm được chi phí mặt bằng hoặc thuê nhân viên.  Kinh doanh xe đẩy: Với mô hình này, người kinh doanh sẽ cần chọn điểm bán. Đó phải là nơi ít nhất có điểm đặt xe và khách hàng dừng mua trà sữa nhanh chóng. Anh/chị chỉ cần chuẩn bị vài dụng cụ cơ bản nhất, bao gồm máy, đồ pha chế và nguyên vật liệu để kinh doanh.  Nhượng quyền thương hiệu lớn: Anh/chị có thể mở một cửa hàng nhỏ xinh tích hợp bán uống tại quán và mang đi. Ưu điểm của mô hình này là khách hàng có không gian để tán gẫu đồng thời trà sữa đã có thương hiệu nên chủ quán không cần suy nghĩ quá nhiều về hình thức quảng cáo, marketing.  Trà sữa không nhượng quyền: Các thương hiệu trà sữa nhượng quyền có mức giá tương đối cao, do đó, không được ưa chuộng nhiều tại các vùng nông thôn. Đây chính là lý do các chủ quán có thể tự mở quán kinh doanh thương hiệu trà sữa của riêng mình. 

XEM THÊM:  lich dien san khau phu nhuan
*

Hình thức kinh doanh, mở quán trà sữa đa dạng từ mở quán đến kinh doanh online

3. Những điều cần chuẩn bị khi kinh doanh trà sữa mang đi

Nếu anh/chị đã sẵn sàng với công việc kinh doanh trà sữa take away, hãy cùng tham khảo các bước dưới đây để chủ động hơn trong việc kinh doanh: 

3.1. Xác định đối tượng mục tiêu

Dù là kinh doanh tại cửa hàng hay kinh doanh mang về cũng không thể bỏ qua bước quan trọng đầu tiên này. Đây sẽ là đầu tàu kéo các bước còn lại đi đúng hướng. Anh/chị nên chọn một nhóm đối tượng cụ thể để hướng đến như học sinh – sinh viên, người đi làm hay người đã lập gia đình… 

Khi khu biệt được khách hàng, anh/chị sẽ có những biện pháp tiếp theo để gây ấn tượng cũng như thu hút đối tượng đó đến với sản phẩm của mình. 

3.2. Lên menu trà sữa take away

Khi anh/chị xác định được khách hàng mà mình nhắm đến là ai thì bước tiếp theo của việc kinh doanh trà sữa mang đi chính là chọn món bán, lên menu chính thức cho cửa hàng. Tuy nhiên, lời khuyên là tránh sa đà chọn quá nhiều món khiến khách hàng bị nhầm lẫn, khó nhớ menu. 

Với những thương hiệu mới, trong thời gian đầu, anh/chị chỉ nên tập trung vào một vài món trà sữa và chọn 1 món là đồ uống đặc trưng của quán. Dành thời gian đầu tư để pha chế nó ngon nhất và biến thành hương vị độc nhất để khách hàng trung thành với nhãn hiệu trà sữa của bạn. 

Lưu ý: Đừng quên lên thêm menu về topping, đây là “gia vị” không thể thiếu của trà sữa. 

*

Anh/chị cần tìm được món chủ lực của cửa hàng để khách phân biệt với những thương hiệu khác

3.3. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu

Anh/chị nên chọn nhà cung ứng có giấy tờ, chứng nhận đảm bảo an toàn, được cho phép sản xuất. Đồng thời, không nên quá vội vàng lấy hàng với số lượng lớn. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin về cơ sở sản xuất trước khi nhập hàng để tránh xảy ra sai sót. 

3.4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh cho quán

Với những anh/chị quyết định kinh doanh trà sữa take away, không cần phải lo lắng về việc chọn mặt bằng cho quán. Chủ quán có tận dụng không gian nhà mình là điểm để pha chế và trữ nguồn nguyên liệu. 

XEM THÊM:  biên hòa teen

Tuy nhiên, khi kinh doanh online, anh/chị cần dành thời gian và thường xuyên kiểm tra tin nhắn đơn hàng của khách. Nếu phản hồi chậm, khách hàng có thể chuyển sang đặt order trà sữa của thương hiệu khác.

Đối với những ai mở quán hoặc kinh doanh dạng xe đẩy, bước xác định địa điểm bán hàng mở cửa hiệu hoặc đặt xe đẩy cần được ưu tiên. Lời khuyên cho anh/chị trong trường hợp này là chọn những địa điểm có khách hàng mục tiêu tập trung đông để tiếp cận nhóm đối tượng này tốt hơn và dễ dàng kinh doanh hơn.

Xem thêm: Buffet Nướng King Bbq – Buffet Nướng Lẩu King Bbq

*

Địa điểm đặt cửa hàng kinh doanh cũng cần khảo sát trước khi quyết định vì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

3.5. Hoàn tất khâu chuẩn bị

Đây là khâu chiếm khá nhiều thời gian với những ai kinh doanh mở quán. Anh/chị phải tự lên kế hoạch và thực thi các công việc: 

Chuẩn bị trang thiết bị cho quán: Với những ai kinh doanh xe đẩy nên tinh gọn những dụng cụ và nguyên liệu để dễ dàng cho việc di chuyển xa. Khi mở cửa hàng trà sữa cần xem kỹ các bản vẽ về nguồn điện, nước tại khu vực pha chế, khu có khách và để xe, đảm bảo cửa hàng vận hành tốt nhất.  Thiết kế không gian quán: Dù bạn chọn thiết kế không gian đơn giản hay sáng tạo để thu hút khách cũng cần đảm bảo có phân định khu vực rõ ràng. Những màu sắc sử dụng cần đồng bộ với màu sắc logo, bộ nhận dạng thương hiệu để không ảnh hưởng đến việc khách ghi nhớ tên quán. Chuẩn bị nhân sự: Với những ai kinh doanh online, anh/chị có thể đích thân pha chế sau khi học qua một khóa hướng dẫn. Sau đó, nhờ người thân hỗ trợ khi khách đông. Với người mở mặt bằng kinh doanh, ít nhất nên có 1 – 2 nhân viên giúp mình dọn dẹp quán, lau dọn bàn ghế hoặc tính tiền. 

*

Địa điểm đặt cửa hàng kinh doanh cũng cần khảo sát trước khi quyết định vì ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

4. Kế hoạch kinh doanh trà sữa take away

Kinh doanh bất cứ ngành hàng, sản phẩm nào cũng cần lên kế hoạch cụ thể, chi tiết. Một kế hoạch chỉn chu và có tính toán kỹ lưỡng sẽ giúp định hình đường đi lâu dài. Anh/chị sẽ biết được với số vốn bỏ ra trong thời gian đầu và sau bao lâu có thể thu hồi lại. 

Do đó, đừng quên ngồi xuống vạch ra tất cả những bước trên, liệt kê cụ thể những gì anh/chị cần chuẩn bị và những phát sinh có thể xảy ra và hướng giải quyết tình huống đó. 

XEM THÊM:  Chùa Thiên Ấn : “Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh” Ở Quảng Ngãi, Chùa Thiên Ấn

Như vậy, khi có sự cố, thương hiệu cũng không bị ảnh hưởng quá nặng nề. Chủ quán vẫn có thể tiếp tục công việc kinh doanh, thu hồi vốn và phát triển trong tương lai xa.

*

Một bản kế hoạch cụ thể sẽ giúp “đứa con” của bạn từ lúc lọt lòng đến khi trưởng thành đều khỏe mạnh

5. Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa mang đi

Với những ai kinh doanh trà sữa take away, nhất định không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng sau:

Nguồn nguyên liệu đảm bảo: Hãy đăng ký kiểm định hoặc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ chứng nhận nguyên liệu sạch và đặt tại nơi dễ quan sát. Khách hàng có thể nhìn thấy các chứng nhận khi đến cửa hàng và cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng trà sữa của anh/chị.  Cập nhật menu thường xuyên: Thị trường trà sữa luôn thay đổi và những thức uống phong trào là cơ hội tốt để anh/chị thể hiện sự đặc biệt của quán mình. Nếu không cập nhật vị mới, rất có thể thương hiệu sẽ bị bỏ lại phía sau. Nâng cao thay nghề pha chế: Bên cạnh đó, anh/chị nên thường xuyên tham gia các khóa đào tạo để biết cách pha chế các món mới. Đồng thời, hãy đăng ký các khóa học để hoàn thiện kiến thức kinh doanh online và offline để chuẩn bị tốt trước những thay đổi của thời đại! 

*

Chủ động tham gia khóa học để cập nhật thêm các xu hướng trà sữa mới

Với nhiều năm kinh nghiệm, travelhome.vn là địa chỉ uy tín đem đến cho các học viên những bài học tốt nhất về kinh doanh trà sữa take away. Tại đây, anh/chị có thể dễ dàng tìm thấy các khóa học pha chế và hướng dẫn kinh doanh bước đầu. 

Các bài giảng cũng được điều chỉnh để đáp ứng sự thay đổi của thị trường, kiến thức chân thực nhất để người chủ có thể tự mình hoạt động độc lập. Không những vậy, chúng tôi còn sở hữu đội ngũ giảng viên nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn học viên thực chiến với mô hình này. 

Mọi thông tin chi tiết, mời anh/chị liên hệ với chúng tôi theo: 

Website: https://travelhome.vn   Địa chỉ: 156 Xã Đàn 2, Hà Nội Hotline: 0985965732 – 0942042989 

Để tham khảo thêm các khóa học khác, mời anh/chị truy cập: https://travelhome.vn/khoa-hoc  

Chúc anh/chị có sự chuẩn bị cho công việc kinh doanh trà sữa take away tốt nhất từ những chia sẻ trên. Đừng quên chia sẻ với chúng tôi những khó khăn để được hỗ trợ nhanh chóng!

Xem thêm: Khách Sạn Thắng Lợi – KháCh SạN ThắNg LợI (Hà Nội)

Đăng ký khóa học

Top Quán Ăn Trưa Ngon Ở Bình Thạnh, Tp, Top 15 Quán Ăn Ngon Quận Bình Thạnh Sáng
Bật Mí Cách Làm Trà Sữa Gong Cha, Menu Archives
Tác giả

Bình luận

LarTheme