Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia, Một Số Quy Định Mới Của Blhs Năm 2015 Về Các

Bảo vệ an ninh quốc gia luôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của bất kỳ nhà nước (Quốc gia) hay chế độ có chủ quyền nào. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ được ghi nhận trong hiến pháp mà còn được cụ thể hóa bằng các hình phạt nghiêm khắc nhất theo luật hình sự:
Tội xâm phạm an ninh quốc gia là tội phạm xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đang xem: Tội xâm phạm an ninh quốc gia

Quy định về tội xâm phạm an ninh quốc gia

Đây là nhóm tội nguy hiểm nhất bao gồm nhiều tội phạm khác nhau. Tất cả những tội này đều có chung đặc điểm là chủ thể đều có mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm:

1) Tội phản bội Tổ quốc;

2) Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

3) Tội gián điệp;

4) Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

5) Tội bạo loạn;

6) Tội hoạt động phỉ;

7) Tội khủng bố;

8) Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

9) Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

10) Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

11) Tội phá rối an ninh;

12) Tội chống phá trại giam;

13) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyển nhân dân.

Hình phạt được quy định cho tội xâm phạm an ninh quốc gia rất nghiêm khắc, đa số các tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

2. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Trả lời:

Điều 111, bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, cụ thể:

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Còn theo quy định của bộ luật hình sự năm trước đó, quy định tội danh:

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

.

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

PHÂN TÍCH MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TỘI DANH:

1. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

An ninh lãnh thổ là một nội dung quan trọng của an ninh quốc gia. Do vậy, hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ được coi là một dạng hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Hành vi này vi phạm nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của luật quốc tế. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định là “xâm nhập lãnh thổ, cỏ hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Điều luật quy định 03 loại trường hợp phạm tội của tội phạm này. Ở từng loại trường hợp phạm tội có các dấu hiệu pháp lí cụ thể riêng.

* về trường hợp phạm tội thứ nhất’. Xâm nhập lãnh thố Việt Nam nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoàXHCNViẹt Nam

Đây là trường hợp chủ thể CÓ hành vi vượt biên giới (trên đất liền, trên biển, trên không) vào lãnh thổ Việt Nam một cách vực biên giới V.V.. Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý và với mục đích gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam.

XEM THÊM:  acoustic bar ho chi minh

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.

Khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.(1)

Khung hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm được quy định cho những người đồng phạm khác.

Khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho chuẩn bị phạm tội.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội phạm mang tính nguy hiểm đặc biệt cao vì nó xâm phạm tới những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội, chế độ nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì việc xây dựng, hoàn thiện các quy định về loại tội phạm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Xem thêm: Quảng Trường Thời Gian – Quảng Trường Thời Đại Times Square

Trong Bộ luật hình sự năm trước đó, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại chương đầu tiên của phần các tội phạm – chương XI (từ Điều 78 đến Điều 92). Nhìn chung, các quy định trong chương này đã được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, song vẫn còn một số quy định chưa hợp lí, chưa lô gíc và khoa học về mặt kĩ thuật lập pháp. Cụ thể như sau:

2. Về Tội Phản bội Tổ quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự) và Tội Gián điệp (Điều 80 Bộ luật hình sự)

Theo quy định tại Điều 78, “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì bị xử lý về Tội phản bội Tổ quốc.

Khoản 1 – Điều 80 quy định về Tội gián điệp: “Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Từ quy định tại Khoản 1 – Điều 80 Bộ luật hình sự, có thể thấy Điểm b và Điểm c quy định hành vi khách quan của chủ thể là công dân Việt Nam. Qua việc sử dụng các cụm từ “theo sự chỉ đạo của nước ngoài”, “giúp người nước ngoài”, “cho nước ngoài”, “để nước ngoài sử dụng”, các nhà làm luật cho rằng đối với chủ thể là công dân Việt Nam thì hành vi phạm tội chỉ cấu thành tội gián điệp nếu xuất hiện “yếu tố nước ngoài”.

Trong khi đó, đặc trưng của Tội Phản bội Tổ quốc (Điều 78) cũng là yếu tố chủ thể (công dân Việt Nam) và hành vi khách quan gắn với “yếu tố nước ngoài”, cụ thể là hành vi “câu kết với nước ngoài”.

Về vấn đề này, đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những giải thích để chứng minh “yếu tố nước ngoài” trong hai tội là khác nhau, song thực tế cho thấy công dân Việt Nam bằng một trong những hành vi “Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại” (điểm b – khoản 1 – Điều 80) hay “Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (điểm c – khoản 1 – Điều 80) để thực hiện tội phạm thì không thể nói là không có sự liên hệ chặt chẽ (câu kết) với nước ngoài.

Từ sự phân tích trên, thiết nghĩ các nhà làm luật nên nghiên cứu để mở rộng phạm vi cấu thành tội phạm Tội phản bội Tổ quốc theo hướng: bất kỳ hành vi nào của công dân Việt Nam có sự liên hệ với nước ngoài nhằm gây phương hại cho nền an ninh quốc gia đều bị xử lý về Tội phản bội Tổ quốc. Theo đó, kể cả hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại, cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài, thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là hành vi khách quan của Tội phản bội Tổ quốc. Vì thế mà chủ thể của Tội gián điệp chỉ có thể là người nước ngoài với các hành vi đặc trưng của Tội gián điệp là: điều tra, thu thập tin tức tình báo chống lại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

XEM THÊM:  Pepperoni - Buffet Trưa Tiết Kiệm Chỉ 90

3. Về Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự)

Điều 79 Bộ luật hình sự quy định hành vi khách quan của tội phạm là “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Từ quy định này có thể thấy chỉ phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nếu người phạm tội đã có một trong hai hành vi:

– Hành vi thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: là hành vi của những người đề xướng chủ trương, đường lối, vạch kế hoạch hoạt động của tổ chức hoặc viết cương lĩnh, điều lệ, hiệu triệu, tuyên truyền, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền.

– Hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: là hành vi gia nhập tổ chức khi biết rõ tổ chức ấy có mục đích lật đổ chính quyền, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, tán thành và tích cực hoạt động theo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đó.

Như vậy, nếu dùng tên của điều luật là “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì hành vi khách quan sẽ còn bao gồm nhiều hành vi khác nữa bởi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được hiểu là tất cả các hành vi (chứ không chỉ riêng hai hành vi thành lập và tham gia tổ chức) nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền nhân dân. Điều đó có nghĩa là nội dung và tên gọi của Điều 79 đã có sự mâu thuẫn. Để khắc phục vấn đề này, nên đổi tên Điều 79 Bộ luật hình sự hiện hành thành “Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

3. Về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự)

Điều 84 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân…”

Đây là một trong những điều luật đã bộc lộ lỗi về kỹ thuật lập pháp, thể hiện sự rườm rà trong lối diễn đạt. Cụ thể là: khi mô tả đối tượng tác động của tội phạm, các nhà làm luật đã xác định đó là “cán bộ, công chức hoặc công dân”. Dễ nhận thấy rằng khái niệm “công dân” đã bao hàm cả “cán bộ, công chức”. Do đó, thay vì quy định đối tượng tác động của tội khủng bố là “cán bộ, công chức hoặc công dân” nên sử dụng ngắn gọn là “con người”, theo đó điều luật sẽ là: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của con người…”

4. Về Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87) và Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88)

Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự, hành vi khách quan của Tội phá hoại chính sách đoàn kết gồm bốn hành vi sau:

– Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

– Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

– Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

– Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự, hành vi khách quan của Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm ba hành vi sau:

XEM THÊM:  Nhà Hàng Hải Sản & Buffet Dìn Ký Cộng Hòa, Buffet Dìn Ký Lê Thị Hồng Gấm

– Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

– Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhan dân;

– Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy: để phá hoại chính sách đoàn kết (thông qua việc thực hiện một trong các hành vi: gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế), người phạm tội phải sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giống như những biểu hiện về hành vi trong Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tức là tuyên truyền hoặc là làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung phá hoại chính sách đoàn kết). Điều này có nghĩa là: người nào thực hiện hành vi tuyên truyền chống nhà nước để phá hoại chính sách đoàn kết thì xử lý về Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87 Bộ luật hình sự), nếu không xác định được mục đích này thì mới xử lý về Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự). Thiết nghĩ, các nhà làm luật nên xoá bỏ Tội phá hoại chính sách đoàn kết bởi vì tội này chỉ là một trong những hình thức biểu hiện của Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài những vấn đề đã trình bày trên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia của các lực lượng chức năng còn gặp những vướng mắc do chưa có sự thống nhất về cách hiểu đối với một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Chương XI Bộ luật hình sự. Chẳng hạn như cụm từ “nước ngoài” được sử dụng trong Điều 78, Điều 80 cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể khiến cho xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau khi giải thích (là người nước ngoài, là cơ quan tình báo nước ngoài, là chính phủ nước ngoài, là tổ chức phi chính phủ nước ngoài, là các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài… hay là tất cả các chủ thể đó). Hoặc khái niệm “cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cũng chưa được hướng dẫn một cách rõ ràng khiến cho có nhiều cách hiểu khác nhau.

Tóm lại, để góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng, các nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng:

Một là, khắc phục sự giao thoa, chồng chéo về nội dung của một số điều luật bằng cách lược bỏ một số hành vi (như trong Tội gián điệp), thậm chí lược bỏ cả những tội danh (như Tội phá hoại chính sách đoàn kết) mà nội dung của điều luật khác đã bao hàm trong đó.

Hai là, đổi tên Điều 79 Bộ luật hình sự từ “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thành “Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho phù hợp với nội dung được quy định trong điều luật.

Ba là, thay cụm từ “cán bộ, công chức hoặc công dân” khi mô tả đối tượng tác động của tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự) bằng cụm từ “con người” cho đảm bảo tính khoa học, súc tích của một văn bản pháp luật.

Xem thêm: xe khách hà nội đi đà nẵng

Bốn là, ban hành các văn bản giải thích một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà trên thực tế đang còn nhiều tranh cãi sao cho cả việc nhận thức và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thống nhất và chính xác hơn.

Bbq Gò Vấp, Tp – King Bbq Buffet 16 Quang Trung Gò Vấp
Cách Chế Biến Món Ngon Từ Tim Heo Các Bà Nội Trợ Không Nên Bỏ Qua
Tác giả

Bình luận

LarTheme