Chính Sách Thuế Đối Với Thuốc Lá Sợi Có Chịu Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: Thuốc lá sợi có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

*

*

Trong những năm gần đây, thuốc lá ngày càng thu hút sự quan tâm của công chúng bởi sự tác hại và nguy cơ ghê gớm của nó trên phạm vi toàn cầu<1>. Thuốc lá gây nghiện, do đó không chỉ gây tổn hại nặng nề cho sức khoẻ cộng đồng mà còn dẫn đến những thiệt hại to lớn về kinh tế. Việc sử dụng thuốc lá hiện nay gây tổn phí của thế giới hàng trăm tỷ đô la mỗi năm<2>.
Việc sử dụng thuốc lá phát triển nhanh nhất trong các quốc gia thu nhập thấp, do tăng trưởng dân số đồng hành với việc trở thành tiêu điểm để ngành công nghiệp thuốc lá hướng vào, làm hàng triệu người chìm vào nghiện ngập mỗi năm. Bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình cũng như cho xã hội và làm mất đi một phần lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng nghèo hơn. Vòng luẩn quẩn nghèo đói – thiếu hiểu biết – hút thuốc – bệnh tật, nghèo đói… sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ.
Theo đánh giá của WHO, Việt Nam hiện là một trong 15 quốc gia có số người sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới<3>. Thực tế này đã dẫn đến có đến 62% ca tử vong tại Việt Nam có liên quan đến thuốc lá<4>. Thuốc lá ở Việt Nam cũng gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Mỗi năm khoảng 8.213 tỷ đồng được tiêu tốn cho mặt hàng này, cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành; 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh<5>. 11,3% hộ nghèo có người hút thuốc có thể sẽ thoát nghèo nếu số tiền chi cho thuốc lá được dùng để mua lương thực<6>.
Điều đáng nói là Việt Nam không có nhiều nguồn lực để giải quyết các vấn đề sức khỏe và xã hội phát sinh do sử dụng thuốc lá, nhưng ngành thuốc lá ở Việt Nam vẫn liên tục phát triển<7>. Thực trạng hút thuốc phổ biến ở nam giới và tâm lý “chung sống hòa bình” với khói thuốc đang là một thách thức. Mức thuế sản xuất và tiêu thụ thuốc lá của Việt Nam còn quá thấp, giá bán lẻ thuốc lá tại Việt Nam quá rẻ so với các nước trong khu vực và ngày càng rẻ làm cho người mua dễ dàng hơn<8>. Theo chỉ số Tổng cục Thống kê đưa ra, từ năm 1995 đến năm 2006 sức mua thuốc lá đã tăng gấp đôi<9>.
Theo WHO, tăng thuế thuốc lá là cách hiệu quả nhất để giảm sử dụng thuốc lá, đặc biệt có tác dụng đối với những người trẻ tuổi. Mặc dù thuốc lá có tính chất gây nghiện nhưng nhu cầu tiêu dùng thuốc lá cũng vẫn có sự thay đổi theo giá. Giá cao trước hết sẽ ngăn ngừa việc bắt đầu hút thuốc, khuyến khích những người đang hút thuốc giảm mức độ tiêu thụ hoặc bỏ hẳn, và có thể giúp những người đã bỏ thuốc khỏi hút lại.
Việc áp dụng mức thuế cao đã được thực hiện ở một số nước nhằm hạn chế tác hại của thuốc lá. Từ năm 1997, khoảng 3/4 nước thành viên châu Âu đã tăng cường chính sách về thuế thuốc lá<10>. Theo tư liệu của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ thuế trong giá bán lẻ thuốc lá ở một số quốc gia EU năm 1999 được quy định khá cao. Cụ thể: Tây Ban Nha – 73%, Bồ Đào Nha – 80%, Ý – 75% , Hy Lạp – 73%, Áo – 74%, Đức – 69%, Niu Zi Lân – 72%, Pháp – 76%, Bỉ – 74%, Phần Lan – 76%, Thụy Điển – 71%, Ai Len – 77%, Đan Mạch – 81%, Anh – 79%.<11> Trong danh sách này, các quốc gia đứng phía sau có giá thuốc lá cao hơn. Phần Lan, Thụy Điển, Ai Len, Đan Mạch và Anh là những nơi thuốc lá đắt đỏ nhất. Ví dụ, ở Anh, tỷ lệ thuế chỉ là 79%, tuy vậy tỷ lệ này tương đương với khoảng 6 USD/bao thuốc lá, ở Phần Lan 76% thuế thì tương đương với 4 USD/bao thuốc lá<12>.
Trong năm 1999, Ngân hàng Thế giới công bố một báo cáo toàn diện xem xét ích lợi và chi phí của việc kiểm soát sử dụng thuốc lá<13>. Các tranh luận trong Báo cáo nhận định: trẻ em và người trẻ tuổi phản ứng kém với các thông điệp giáo dục sức khỏe; sự truy cập hạn chế của họ là khó khăn để thực hiện biện pháp tuyên truyền. Người mù chữ thì không thể đọc những cảnh báo bằng văn bản. Do vậy điều tiết giá thuốc lá là cách mạnh mẽ khuyến khích từ bỏ thuốc lá. Một nghiên cứu gần đây tại Bangladesh, Indonesia, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan thấy rằng, giá cả cao hơn trong tất cả các quốc gia này đã dẫn đến làm giảm tiêu thụ thuốc lá<14>. Việc gia tăng giá 10% trong các sản phẩm thuốc lá dẫn đến giảm tiêu thụ 5% về ngắn hạn và 7% về dài hạn. Các nghiên cứu ở các nước như Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Mexico, Morocco, Papua New Guinea, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ cũng xác nhận rằng, mặc dù có bản chất gây nghiện, phản ứng với thay đổi của giá thuốc lá rất đáng kể, hiện tượng này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ trong nhóm thu nhập thấp, người trẻ tuổi và phụ nữ<15>.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng, Ngân hàng Thế giới đã kết luận rằng, trung bình tăng giá 10% sẽ làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm thuốc lá đi khoảng 4% ở các nước thu nhập cao và khoảng 8% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình<16>. Ngay cả những quốc gia nơi thuốc lá cung cấp tới 10% của doanh thu như Armenia, Trung Quốc, Ucraina và Uzbekistan, việc tăng giá thuế cũng có khả năng làm tăng nguồn thu quốc gia ở cả ngắn hạn và trung hạn<17>.
Các kết quả ở trên cũng phù hợp với kết luận của WHO về hiệu quả chi phí của các biện pháp kiểm soát thuốc lá khác nhau. WHO khẳng định rằng, thuế là can thiệp hiệu quả nhất về chi phí đối với tất cả các vùng. WHO lưu ý các biện pháp kiểm soát thuốc lá có khả năng đảm bảo hiệu quả trong các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao, phù hợp với giai đoạn 2 hoặc 3 của đại dịch thuốc lá<18>. các quốc gia này bao gồm Argentina, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ecuador, Georgia, Guatemala, Hungary, Nepal, Peru, Sri Lanka, và Việt Nam<19>.
Thuế cao hơn cũng có thể đem lại doanh thu cho Nhà nước và vì vậy, Nhà nước có kinh phí để thực hiện và thực thi chính sách kiểm soát thuốc lá cũng như chi phí y tế công cộng và các chương trình xã hội. Ở các nước, với các thông tin có sẵn, thu nhập từ thuế thuốc lá cao hơn 500 lần so với chi tiêu về kiểm soát thuốc lá. WHO đưa ra con số cụ thể năm 2008: với 3,8 tỷ người sống trong những quốc gia có thu nhập trung bình thấp và thông tin có sẵn, tổng chi tiêu quốc gia kiểm soát thuốc lá là chỉ là 14 triệu USD mỗi năm nhưng doanh thu thuế thuốc lá cho các quốc gia này là 66,5 tỷ USD<20>.
Thuốc lá và các sản phẩm thuốc hút khác có thể bị áp dụng nhiều loại thuế khác nhau, như thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)<21>, thuế giá trị gia tăng<22>, và thuế nhập khẩu<23>,<24>… Thuế có thể được tính theo số lượng hoặc theo giá trị. Việc duy trì giá trị thuế phải được thực hiện bằng những cách thức khác nhau khi áp dụng mỗi phương pháp tính thuế này.
Nếu tính theo giá trị, trong một môi trường có lạm phát, giá trị thực của thuế sẽ thường được duy trì (không bị xói mòn do lạm phát) với giả thiết giá của sản phẩm thay đổi cùng tốc độ với giá của các hàng hóa và dịch vụ khác<25>. Thế nhưng nếu tính theo số lượng, giá trị thực của thuế dựa trên số lượng sẽ bị giảm qua thời gian nếu như nó không được điều chỉnh tăng thường xuyên theo mức lạm phát. Đặc tính này có thể trở thành vấn đề hệ trọng ở những nước hoặc khu vực có tỷ lệ lạm phát cao. Do vậy, để một loại thuế dựa trên số lượng theo kịp lạm phát cần phải có sự điều chỉnh tự động trượt theo chỉ báo về giá cả<26>.
Một khác biệt khác giữa thuế tính theo số lượng và thuế tính theo giá trị là ảnh hưởng khác nhau của chúng lên giá của các loại sản phẩm thuốc lá khác nhau. Thuế theo giá trị tạo ra khoảng cách lớn hơn về giá giữa sản phẩm cao cấp và sản phẩm thấp cấp, vì vậy khi phản ứng với việc tăng thuế, một số người tiêu dùng có thể bỏ các sản phẩm giá cao chuyển sang dùng các sản phẩm giá rẻ hơn<27>.
Việc thay thế này có thể làm giảm mất một phần tác dụng của việc tăng thuế thuốc lá đối với bảo vệ sức khỏe công cộng. Vì lý do này, thuế tính theo số lượng đôi khi được ưu ái hơn so với thuế tính theo giá trị. Tuy nhiên, một số quốc gia lại muốn áp dụng thuế theo giá trị nếu nhãn hiệu thuốc rẻ được sản xuất trong nước là chính, còn các sản phẩm thuốc đắt tiền là nhập khẩu<28>.
Thuế tính theo giá trị tạo ra những khó khăn trong việc quản lý, vì giá trị của sản phẩm thuốc lá đôi khi rất khó xác định. Chẳng hạn, một số công ty có thể thu xếp bán các sản phẩm của họ cho các trung gian với giá thấp giả tạo để giảm nghĩa vụ thuế<29>. Thuế dựa vào số lượng dễ quản lý hơn vì chỉ cần xác định số lượng của sản phẩm tính thuế mà không cần xác định giá trị của nó. Do vậy, đối với một quốc gia có hệ thống quản lý thuế yếu, thuế tính theo số lượng (được điều chỉnh tự động theo lạm phát) có thể được ưu ái sử dụng hơn<30>.
Thuế TTĐB: Đây là sắc thuế khá thường xuyên đối với thuốc lá bởi thuốc lá là một mặt hàng không được khuyến khích tiêu dùng. Việt Nam đã áp dụng thuế TTĐB với thuốc lá từ năm 1990 (trước năm 1990, các xí nghiệp thuốc lá chịu thuế doanh thu mức 5%). Luật quy định thuế suất được áp dụng với thuốc lá cụ thể như sau: thuốc lá sợi: 20%, thuốc lá có đầu lọc: 50%, thuốc là không đầu lọc và xì gà là 40%<31>. Đến tháng 1/2006: thuế TTĐB được quy định thống nhất cho các loại thuốc lá ở mức 55% (xì-gà là 65%)<32>. Từ tháng 1/2008: mức thuế được tăng lên 65% giá xuất xưởng trước thuế<33>.
Xì gà, một sản phẩm thuốc lá không phổ biến ở Việt Nam, được hưởng thuế ưu đãi tương đương với thuốc lá không đầu lọc cho đến 1996. Sau khi giảm thuế suất từ 40% xuống 32% năm 1993, thuế suất đối với xì-gà tăng gấp đôi lên 70% vào năm 1996. Kể từ 1996, những thay đổi thuế suất đối với xì-gà cũng giống như đối với thuốc lá sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu, từ tháng 1/2008, xì-gà sẽ bị đánh thuế với thuế suất thống nhất mới là 65%<34>.
Thuốc lào là một mặt hàng được sử dụng khá phổ biến nhưng chưa bị đánh thuế ở Việt Nam. Thuốc lào chủ yếu được sản xuất tại nhà nên việc thu thuế rất khó khăn. Lĩnh vực này cũng rất manh mún, không có hình thức và đóng gói chuẩn<35>. Chính thị trường manh mún và giá thuốc lào thấp làm cho việc thu thuế không chỉ khó khăn mà còn tốn kém. Tuy nhiên, để thực hiện triệt để việc kiểm soát và hạn chế sử dụng thuốc lá thì phải có cơ chế quản lý cả thuốc lào. Hướng quản lý thuế thuốc lào được các chuyên gia gợi ý theo cách của Ấn Độ quản lý bidi là một loại thuốc sợi được sản xuất và tiêu thụ manh mún tương tự thuốc lào ở Việt Nam. Cụ thể: cấm bán các sản phẩm không có nhãn hiệu, yêu cầu báo cáo thông tin về việc bán thuốc lá sợi đã chế biến cho các nhà sản xuất và tăng thuế đối với bidi theo cùng thuế suất như thuốc lá không đầu lọc giá rẻ. Người tham gia vào việc chế tạo hay sản xuất bất kỳ hàng hóa nào thuộc diện chịu thuế TTĐB thì đều phải đăng ký với viên chức ngành thuế hoặc nộp kê khai thuế hàng năm nếu sản xuất ít hơn 2 triệu điếu bidi mỗi năm<36>.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Việt Nam có thể áp dụng mức tăng hàng năm với thuế TTĐB để giá các sản phẩm thuốc lá tăng ít nhất bằng, và tốt hơn là vượt, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế<37>. Ngoài ra, phải đồng thời tăng giá các sản phẩm thuốc rẻ nhất và từ đó giảm cơ hội cho việc thay thế từ sản phẩm này sang sản phẩm khác rẻ hơn khi thuế tăng. Đối với những mặt hàng có thể áp dụng thuế theo số lượng, thì có thể áp dụng với mức thuế cao và có điều chỉnh theo lạm phát hoặc quy định lịch trình tăng thuế để theo kịp hoặc vượt lạm phát. Bên cạnh đó, để giảm việc thay thế sản phẩm thuốc lá sang dùng thuốc lào rẻ hơn khi thuế thuốc lá tăng, cũng nên áp dụng thuế TTĐB đối với thuốc lào<38>.

XEM THÊM:  Hướng Dẫn Hạch Toán Định Khoản Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (Ttđb, Cách Hạch Toán Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Xem thêm: Đến Chùa Linh Phước Ngôi Chùa Ve Chai Ở Đà Lạt, Đến Chùa Linh Phước

Hiện Bộ Tài chính đang cân nhắc lộ trình để có thể nâng giá thuốc lá lên 80% giá bán<39>. Theo tờ trình kèm Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, năm 2010 các công ty thuốc lá trong nước sản xuất trên 4 tỉ bao thuốc, nhưng giá bán trung bình (gồm cả thuế) chỉ là 5.500 đồng (tương đương 0,29 USD), vào loại rẻ nhất thế giới. Bộ cũng cho hay tại Trung Quốc giá thuốc lá trung bình khoảng 1,52 USD/bao, Malaysia 1,32 USD, ở Anh là 6,93 USD/bao<40>.
Nhìn chung tổng thuế tiêu thụ (gồm thuế TTĐB và VAT) được tính bằng tỷ lệ phần trăm trong giá bán lẻ thuốc lá đã tăng dần từ năm 1990. Tuy vậy, do thuốc lá còn qua nhiều bước trung gian trước khi đến tay người sử dụng trong khi thuế TTĐB được tính trên giá xuất xưởng chưa gồm thuế VAT<42>, giá trị thuế thuốc lá trở nên rất thấp so với giá bán lẻ. Theo kết quả nghiên cứu, tổng mức thuế đối với thuốc lá ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức thuế suất do Ngân hàng Thế giới ghi nhận ở các nước có chương trình kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Ví dụ, năm 2007 thuế thuốc lá ở Việt Nam chiếm nhiều nhất là 41% (hoặc 39%) giá bán lẻ trong khi mức thuế hiệu quả là 65-80% giá bán lẻ cuối cùng<43>.
Trong báo cáo về thuế thuốc lá tài trợ bởi quỹ Bloomberg Philanthropies và Bill and Melinda Gates Foundation, các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thiết: nếu áp dụng một mức thuế tính theo số lượng là 1.750 VND mỗi bao 20 điếu và điều chỉnh theo lạm phát (chẳng hạn 20%), thì giá trung bình sẽ tăng khoảng 30%, dẫn đến giảm số lượng người hút thuốc lá và tăng cường sức khỏe cho dân chúng. Ngoài ra, sẽ làm tăng thêm 4.300 tỷ đồng tiền thu thuế mỗi năm và làm giảm khoảng 339.000 ca tử vong sớm<44>. Như vậy, việc tăng thuế hứa hẹn có những hiệu ứng rất nhanh chóng và tích cực.
Thuế doanh nghiệp. Các công ty thuốc lá phải chịu thuế thu nhập và mức thuế suất loại này đã liên tục giảm từ năm 1990. Thuế suất này là 40% cho đến giữa năm 1993, khi mà nó được giảm xuống 35%; sau đó giảm xuống 32% năm 1999, và rồi được giảm xuống còn 28% năm 2004<45>.
Thuế nhập khẩu. Thuế này chỉ áp dụng khi thuốc lá hoặc nguyên liệu được nhập từ thị trường ngoài nước. Từ năm 1990 đến tháng 1/2007, Việt Nam chưa cho phép nhập khẩu thuốc lá và xì-gà. Do Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007, thị trường nhập khẩu trở nên rộng mở hơn. Tháng 1/2007, Việt Nam dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu cho giai đoạn 3 năm (2007-2009). Trong giai đoạn đó, thuốc lá và xì-gà chỉ có thể được nhập khẩu thông qua Công ty quốc doanh Vinataba. Từ tháng 1/2010, Chính phủ xem xét lại chính sách này và cho phép các xí nghiệp quốc doanh khác nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá điếu và xì-gà. Thuốc lá và xì-gà hiện giờ chịu mức thuế nhập khẩu 150% của giá nhập khẩu đã bao gồm chi phí, bảo hiểm và cước phí hàng hóa (CIF) áp dụng cho thuế suất “tối huệ quốc” của WTO. Với các nước không phải là thành viên WTO, thuế xuất là 225% của giá nhập khẩu CIF<46>.
Buôn lậu thuốc lá là một vấn đề cần khắc phục để đảm bảo việc áp dụng thuế được thực hiện với tất cả các sản phẩm thuốc lá trên thị trường, đảm bảo hiệu quả của chính sách thuế và nguồn thu của Nhà nước. Thực tế hoạt động buôn lậu ở Việt Nam khá nghiêm trọng xuất phát từ nhiều điều kiện như thuế thấp và quản lý lỏng ở các nước láng giềng, sự phối hợp giữa các cơ quan (biên phòng, hải quan…) hạn chế, mức phạt thấp chưa đủ răn đe, tham nhũng và các tiêu cực khác… Chống buôn lậu vì thế cần tập trung vào khắc phục những hạn chế trên, đặc biệt cần phải có phối hợp với các quốc gia trong khu vực.
Sử dụng tem thuế là một phương pháp giảm buôn lậu vì việc sử dụng tem thuế có thể giúp dễ dàng xác định các sản phẩm được sản xuất hoặc nhập khẩu trái phép. Năm 1999, Thủ tướng có quyết định yêu cầu dán tem thuế trên sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước với mục đích phân biệt với thuốc lá nhập ngoại trái phép có cùng thương hiệu. Chính sách này đã làm tăng thu cho chính phủ khoảng 300 – 500 tỷ VNĐ/mỗi năm<47>. Chính sách dán tem thuế này cần được duy trì và củng cố. Các biện pháp chống buôn lậu khác như đặt ra yêu cầu cấp phép… cũng cần được triển khai.
Về vấn đề việc làm: Vì mức giá thuốc lá cao (do thuế cao) có thể dẫn đến giảm sử dụng thuốc lá, nhiều người cho rằng thuế thuốc lá cao thường dẫn đến mất việc làm. Tuy nhiên, lý luận này đã bỏ qua yếu tố là tiền không tiêu dùng vào thuốc lá sẽ được tiêu dùng vào các hàng hóa khác và tạo ra việc làm mới ở các khu vực khác, với tác động thường là tích cực<48>. Việc làm trong ngành canh tác và sản xuất thuốc lá cũng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (0,3%) trong tổng số việc làm ở Việt Nam<49>. Do vậy tăng thuế thuốc lá sẽ không gây xáo trộn lớn.
Bên cạnh việc tăng thuế thuốc lá là một phần của chiến dịch chống sử dụng thuốc lá, các biện pháp khác như cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá, cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ của thuốc lá là những việc cần làm.
Tựu chung, cần tăng thuế đối với thuốc lá và cơ bản nhất là thuế TTĐB. Mức tăng không thấp hơn mức lạm phát, thậm chí phải làm cho giá các sản phẩm thuốc lá so với các hàng hóa và dịch vụ khác ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Cần tăng thuế thống nhất đối với các hàng hoá thay thế, kể cả với thuốc lào. Bên cạnh đó, để việc tăng thuế thuốc lá đem lại kết quả, tăng thuế thuốc lá cần kết hợp với tăng cường chống buôn lậu./.
<2> McGhee SM et al. (2006), Cost of tobacco-related diseases, including passive smoking, in Hong Kong. Tobacco Control, 2006, 15(2):125–130.
Thanh Nhàn, (2004), Thuốc lá – Bạn đồng hành của bệnh tật và nghèo đói, Theo vnexpress, http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2004/05/3b9d3047/
<8> Theo Báo cáo nghiên cứu về thuế thuốc lá tài trợ bởi quỹ Bloomberg Philanthropies và Bill and Melinda Gates Foundation giá thực của thuốc lá (điều chỉnh theo lạm phát) đã giảm khoảng 5% trong thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2006. (Xem: Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Tuấn Lâm, ĐặngVũ Trung, Hoàng Văn Kình, G Emmanuel Guindon, Emily McGirr, (2010) Thuế thuốc lá ở Việt Nam).
<9> Niên giám thống kê Việt Nam – 2006, Nhà xuất bản Thống kê, 2007 (xem Biểu đồ về CPI tất cả mặt hàng và CPI thuốc lá, 1995–2006 (giá trị danh nghĩa).
<10> World Health Organization Regional Office for Europe, (2002), The European report on tobaco control policy – Review of implementation of the Third Action Plan for a Tobacco-free Europe 1997–2001, trang (i), executive summary
<13> World Bank (1999), Curbing the epidemic: governments and the economics of tobacco control. Washington, DC, World Bank, 1999, http://www1.worldbank.org/tobacco/reports.asp
<14> Guindon GE, Perucic A-M & Boisclair D, (2003), Higher tobacco prices and taxes in South-East Asia. An effective tool to reduce tobacco use, save lives and generate revenue. Washington, DC, World Bank, HNP Discussion Paper, Economics offTobacco Control Paper No. 11
<16> Katharine M Esson, Stephen R Leeder (2004), The millennium development goals and tobaco control -An opportunity for global partnership, World Health Organization, tr. 57
<17> World Bank (2003), The economics of tobacco use and tobacco control in the developing world. Backgound paper prepared for the High Level Round Table on Tobacco Control and Development Policy, Brussels.
<18> Đại dịch thuốc lá được chia ra thành 4 giai đoạn: 1) hút thuốc lá tỷ lệ thấp (dưới 20%), nhưng ngày càng tăng, và có rất ít bằng chứng của ung thư phổi và các bệnh khác gây ra bởi hút thuốc lâu dài. 2) tỷ lệ hút thuốc tăng lên khoảng 50% nam giới, tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá tăng, và tăng tỷ lệ mắc và tử vong do thuốc lá. Phần lớn của châu Á, Mỹ Latinh và Bắc Phi đang ở giai đoạn này. 3) nam giới hút thuốc phổ biến ở mức khoảng 60% và sau đó giảm, phụ nữ hút thuốc giảm chậm hơn. Ở giai đoạn 3, gánh nặng của bệnh do hút thuốc lá tăng lên do hiệu ứng muộn của việc hút thuốc ở các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư phổi. Việc hút thuốc gây ra từ 10% và 30% tử vong trong giai đoạn 3. Phần lớn Đông và Nam Âu và các bộ phận của châu Mỹ La tinh ở giai đoạn này. 4) tỷ lệ hút thuốc lá tiếp tục giảm, và hút thuốc lá dẫn đến tử vong cao ở nam giới khoảng 30-55% và ở phụ nữ ở khoảng 20-25%. Hầu hết các nước công nghiệp phương Tây đang trong giai đoạn 4 của đại dịch thuốc lá (xem: Katharine M Esson, Stephen R Leeder , (2004), The millennium development goals and tobaco control -An opportunity for global partnership, World Health Organization, tr.14).
<19> WHO (2003), Tobacco and health in the developing world. A background paper for the High Level Round Table on Tobacco Control and Development Policy, Brussels.
<21> Thuế TTĐB là loại thuế đánh vào một số hàng hóa đặc biệt cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
<22> Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người mua hàng hoặc nhận hàng hoá hoặc nhận dịch vụ.
<23> Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu, nhằm điều tiết hoạt động nhập khẩu hàng hoá qua biên giới và bảo hộ sản xuất hàng hoá trong nước.
<24> Chaloupka FJ, Warner KE (2000) The Economics of Smoking. Handbook of health economics. Volume 1B, 2000, Tr. 1539-1627.

XEM THÊM:  Thăm Thú 15 Mẫu Biệt Thự Đẹp Của Sao Việt Nam Và Sao Thế Giới

Xem thêm: Foodie Card – Foodie Order: Online Ordering For Restaurants

<26> Sunley E, Yurekli A, Chaloupka FJ (2000), The design, administration, and potential revenue of tobacco excises. In: Jha P ,Chaloupka FJ, editors. Tobacco control policies in developing countries. New York: Oxford University Press, 2000.

route 66 cafe
Drama Happy Cafecinema
Tác giả

Bình luận

LarTheme