Thái Nguyên

Hành chínhVùng Đông Bắc Bộ (địa lý) Vùng thủ đô Hà Nội (đô thị) Tỉnh lỵThành phố Thái NguyênTrụ sở UBNDSố 18 đường Nha Trang, phường Trưng Vương, thành phố Thái NguyênPhân chia hành chính2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyệnThành lập 4/11/1831 1/1/1997 (tái lập) Đại biểu quốc hội7Tổ chức lãnh đạoChủ tịch UBNDTrịnh travelhome.vnệt HùngChủ tịch HĐNDPhạm Hoàng SơnChánh án TANDNguyễn Văn Chungtravelhome.vnện trưởng VKSNDPhùng Đức TiếnBí thư Tỉnh ủyNguyễn Thanh HảiĐịa lýTọa độ: 21°33′51″B 105°52′46″Đ  /  21,564225°B 105,879364°Đ  / 21.564225; 105.879364 Tọa độ: 21°33′51″B 105°52′46″Đ  /  21,564225°B 105,879364°Đ  / 21.564225; 105.879364 Diện tích3.536,4 km² Bản đồ

*

Dân số (2020)Tổng cộng1.307.871 ngườiThành thị434.111 người (33%)Nông thôn873.760 người (67%)Mật độ370 người/km²Dân tộcKinh (73,1%), Tày (11%), Nùng (5,7%), Sán Dìu (3,9%), Sán chay (2,9%), Dao (2,3%)Kinh tế (2020)GRDP125.220 tỉ đồng (5,45 tỷ USD).GRDP đầu người98 triệu đồng (4260 USD) KhácMã địa lýVN-69Mã hành chính19[1]Mã bưu chính25xxxxMã điện thoại208Biển số xe20WebsiteCổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên

Đang xem: Thái Nguyên

xts

Bản mẫu:Kinh tế (2020)

Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km, và là tỉnh nằm trong Vùng thủ đô Hà Nội.

Năm 2020, Thái Nguyên là đơn vị hành chính travelhome.vnệt Nam đông thứ 25 về số dân, xếp thứ 13 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP đạt 125.220 tỉ Đồng (tương ứng với 5,45 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 98 triệu đồng (tương ứng với 4.260 USD) đứng đầu vùng trung du và miền núi phía bắc, đứng thứ 4 vùng thủ đô sau Hà Nội, Bắc Ninh và Hải Dương. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt 4,24 %.[2]

Tính sơ bộ đến năm 2020, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.307.871 người, là tỉnh đông dân thứ 25 toàn quốc và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163.635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm. Tính từ thời điểm tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2019 thì hết năm 2020 dân số tỉnh Thái Nguyên tăng thêm 21.120 người.

Tỉnh có 434.111 người người cư trú ở khu vực thành thị, chiếm 32% tổng dân số; 876.484 người cư trú ở khu vực nông thôn, chiếm 68%, tổng dân số của tỉnh. Năm 2019, tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau Thành phố Hà Nội). Theo kết quả của tổng điều tra dân số nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Thái Nguyên là địa phương đứng thứ 3 cả nước về tỷ lệ sở hữu ô tô cá nhân trên hộ dân với tỷ lệ 10,3%, chỉ xếp sau Hà Nội và Đà Nẵng[3] và đây cũng là tỉnh có tỉ lệ số hộ gia đình sử dụng điện thoại đứng thứ 3 cả nước, chỉ xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh và Cà Mau.[3]

Theo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (PCI) năm 2019 của các tỉnh, thành phố, Thái Nguyên xếp vị trí thứ 12/63 với tổng số 67,71 điểm, tăng 6 bậc so với năm 2018. Đứng đầu vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Thái Nguyên cùng với Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai và Bắc Giang nằm trong nhóm 5 tỉnh thành được các doanh nghiệp đánh giá có cơ sở hạ tầng tốt nhất năm 2019 vừa qua, cũng là những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị – xã hội của khu vực đông bắc hay cả vùng Trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với travelhome.vnệc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang phát triển ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước với quy mô tổng cộng hàng chục trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các travelhome.vnện Nghiên cứu.

Thái Nguyên cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác của Quân khu 1.

1 Tên gọi 2 Địa lý 2.1 Vị trí 2.2 Các điểm cực 2.3 Địa chất 2.4 Địa hình 2.5 Thủy văn 2.6 Cơ cấu đất đai 2.7 Khí hậu 3 Lịch sử 3.1 Thời tiền – sơ sử 3.2 Thời kỳ hình thành nhà nước và Bắc thuộc 3.3 Thời Nhà Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần 3.4 Thời thuộc Minh 3.5 Thời Lê sơ 3.6 Thời Nhà Nguyễn 3.7 Thời thuộc Pháp 3.8 Từ 1954 – 1975 3.9 Từ sau 1975 – nay 4 Kinh tế 5 Hành chính 6 Dân cư 6.1 Thành phần dân tộc 6.2 Các dân tộc thiểu số 6.3 Tôn giáo 7 Du lịch 8 Giao thông 8.1 Đường bộ 8.2 Đường sắt 8.3 Đường sông 8.4 Mạng lưới xe bus nội tỉnh 9 Giáo dục 9.1 Đại học Thái Nguyên 9.2 Các trường đại học, cao đẳng khác 9.3 Các trường trung cấp 9.4 Số liệu về trường, lớp, giáo travelhome.vnên học sinh đầu năm học 2019-2020 10 Y tế 11 Ẩm thực 12 Thể thao 13 Xem thêm 14 Tham khảo 15 Liên kết ngoài

Tên gọi < sửa | sửa mã nguồn>

“Thái Nguyên” là từ Hán travelhome.vnệt: (太原). Thái (太) ở đây có nghĩa là to lớn hay rộng rãi, Nguyên (原) có nghĩa là cánh đồng hoặc chỗ đất rộng và bằng phẳng.

Địa lý < sửa | sửa mã nguồn>

Vị trí < sửa | sửa mã nguồn>

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu travelhome.vnệt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế – xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. travelhome.vnệc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Các điểm cực < sửa | sửa mã nguồn>

Điểm cực Bắc 22°03″B thuộc vùng núi Tân Trào, xã Linh Thông, huyện Định Hóa Điểm cực Đông 106°14″Đ thuộc vùng núi làng Thùng, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai Điểm cực Nam 21°20″B trên sông Công thuộc thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, thị xã Phổ Yên. Điểm cực Tây 105°52″Đ tại vùng núi gần với đèo Khế, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ.

XEM THÊM:  Dừng Giảm Thuế Trước Bạ Xe Ô Tô, Chính Thức Giảm Lệ Phí Trước Bạ Xe Ô Tô 50%

Địa chất < sửa | sửa mã nguồn>

Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn. Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt trung sinh (bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài trong khoảng 173 triệu năm).[4]

Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh thổ Thái Nguyên ngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời gian này, địa hình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên. Đến kiến tạo sơn Hymalaya cách đây khoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt, Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ lại. Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lại lộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong (cuối trung sinh).[4]

Địa hình < sửa | sửa mã nguồn>

Xem thêm: Các Món Ăn Ngon Dễ Làm Từ Cá, Món Ngon Từ Cá Hấp Dẫn Nhất Cho Chị Em Trổ Tài

Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, thấp dần từ bắc xuống nam. Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, còn lại là vùng có độ cao dưới 100m.

Núi của Thái Nguyên không cao lắm và đều là phần phía nam của các dãy núi cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn. Địa hình cao hơn cả là dãy núi Tam Đảo, có đỉnh cao nhất 1590m; sườn đông dãy núi Tam Đảo thuộc địa phận phía tây nam của tỉnh Thái Nguyên (gồm các xã phía tây huyện Đại Từ) có độ cao trên dưới 1000m rồi giảm nhanh xuống thung lũng sông Công và vùng hồ Núi Cốc.

Phía đông tỉnh, địa hình cũng chỉ cao 500m-600m, phần nhiều là các khối núi đá vôi với độ cao sàn sàn như nhau.

Phía nam tỉnh, địa hình thấp hơn nhiều, có một số núi thấp nhô lên khỏi các vùng đồi thấp. Vùng trung du ở phía nam và vùng đồng bằng phù sa các con sông đều cao dưới 100m.

Địa hình tỉnh Thái Nguyên dốc theo hướng bắc-nam phù hợp với hướng chảy của sông Cầu. Phía hữu ngạn sông Cầu có hướng dốc tây bắc-đông nam, phía tả ngạn sông Cầu (trừ phần đông nam huyện Võ Nhai) dốc theo hướng đông bắc-tây nam. Thái Nguyên có 4 nhóm cảnh quan hình thái địa hình với các đặc trưng khác nhau đó là:

Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng. Nhóm cảnh quan hình thái gò đồi. Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp. Nhóm cảnh quan địa hình nhân tác. (Thái Nguyên chỉ có kiểu các hồ nước nhân tạo, rộng lớn nhất là hồ Núi Cốc).

Nhìn chung địa hình Thái Nguyên không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Thủy văn < sửa | sửa mã nguồn>

Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.[5]

Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp travelhome.vnệc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.

Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do travelhome.vnệc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu – 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.[6]

Cơ cấu đất đai < sửa | sửa mã nguồn>

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho travelhome.vnệc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương… ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên) Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán…) khó khăn cho travelhome.vnệc canh tác.

XEM THÊM:  Tổng Hợp Bí Kíp Du Lịch Vân Đồn Từ A Đến Z! Mytour, Kinh Nghiệm Du Lịch Vân Đồn Quảng Ninh

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Khí hậu < sửa | sửa mã nguồn>

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai. Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ.

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 21,5 – 23 °C (tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam); chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C.[7] Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ (giảm dần từ Đông sang Tây) và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Lịch sử < sửa | sửa mã nguồn>

Thời tiền – sơ sử < sửa | sửa mã nguồn>

Từ xa xưa, Thái Nguyên đã là nơi sinh sống của người travelhome.vnệt cổ. Trên địa bàn hang Ốc thuộc xã Bình Long đã tìm được dấu tích của người tiền sử có niên đại ít nhất cách đây từ 7000 đến 8000 năm với những vỏ ốc bị chặt đuôi, xương động vật là những tàn tích thức ăn của người xưa. Từ những năm 1980, cũng tại huyện Võ Nhai, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người travelhome.vnệt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm thuộc xã Thần Sa.[8] Hàng chục ngàn hiện vật từ các hang Phiêng Tung, Mái đá Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, hang Thắm Choong, Nà Ngùn và Mái Đá Ranh…ở Thần Sa, với những công cụ cuội được ghè đẽo như: Mảnh tước, rìu tay, công cụ chặt hình núm cuội, công cụ chặt rìa, công cụ chặt 2 lưỡi, công cụ hình sừng bò… Đặc biệt. các nhà khảo cổ đã tìm thấy 3 bộ xương người cổ được mai táng ở Mái Đá Ngườm, xóm Kim Sơn. Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với 4 địa tầng văn hóa khảo cổ, trong đó tầng thứ tư tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ.[9]

Thời kỳ hình thành nhà nước và Bắc thuộc < sửa | sửa mã nguồn>

Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các vua Hùng, Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, nằm dưới sự cai quản của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, tên Vũ Định vẫn được giữ nguyên. Dưới thời Nhà Triệu, Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời Đường, Thái Nguyên là đất châu Long và châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ.

Thời Nhà Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần < sửa | sửa mã nguồn>

Dưới triều Đinh, Tiền Lê (TK X), đất nước được chia làm 10 đạo. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010, 10 đạo được đổi thành 24 lộ, các vùng xa xôi hẻo lánh như Thái Nguyên nằm trong các châu biên travelhome.vnễn. Kể từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía bắc kinh thành. Dưới thời Nhà Lý, Thái Nguyên có một danh tướng nổi tiếng, từng 2 lần được vua gả công chúa cho, được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Đuổm (xem thêm bài Dương Tự Minh). Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1076-1077, phần đất phía nam Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quan quân Nhà Lý với Nhà Tống. Dưới thời Nhà Trần, đầu năm 1226, châu được đổi thành lộ, Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ. Năm 1397, Nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành trấn Thái Nguyên (tương đương với tỉnh ngày nay).

Thời thuộc Minh < sửa | sửa mã nguồn>

Thời thuộc Minh (1407-1427), trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên lệ thuộc vào ty Bố Chính. Năm 1426, phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên Thừa Chính ty, gồm 3 phủ: Thái Nguyên, Phú Bình, Thông Hóa. Cũng trong thời gian bị Nhà Minh cai trị, dân chúng Thái Nguyên lại liên tiếp đứng lên khởi nghĩa. Tiêu biểu là Lưu Nhân Chú, người huyện Đại Từ, ông cùng cha và anh rể đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

Thời Lê sơ < sửa | sửa mã nguồn>

Năm 1428, Nhà Lê sơ được thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước làm 5 đạo, Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm 1466, Lê Thánh Tông chia lại 5 đạo thành 12 đạo Thừa Tuyên, Thái Nguyên là Thái Nguyên Thừa Tuyên. Năm 1467, Nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới, hoàn thành lập bản đồ quốc gia Đại travelhome.vnệt vào năm 1469. Cùng thời gian này, Thái Nguyên Thừa Tuyên được đổi thành Ninh Sóc Thừa Tuyên, gồm 3 phủ: Phú Bình, Thông Hóa, Cao Bằng. Đến năm 1483, Ninh Sóc Thừa Tuyên đổi thành xứ Thái Nguyên. 1533 lại đổi xứ thành trấn Thái Nguyên. Năm 1677, phủ Cao Bằng tách khỏi trấn Thái Nguyên thành trấn Cao Bằng. Thủ phủ trấn Thái Nguyên lúc này đặt tại xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay).

Thời Nhà Nguyễn < sửa | sửa mã nguồn>

Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành. Năm 1813, sau khi huyện Thiên Phúc tách khỏi trấn Thái Nguyên nhập về Bắc Ninh. Thủ phủ trấn Thái Nguyên được chuyển về thành Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên). Năm 1831, 1832, Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 1836, tỉnh Thái Nguyên có 3 phủ, 9 huyện và 2 châu.

XEM THÊM:  bánh đặc sản lạng sơn

Thời thuộc Pháp < sửa | sửa mã nguồn>

Dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1890, chính quyền thực dân tách huyện Bình Xuyên khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Vĩnh Yên và thực thi chế độ quân quản, chia nhỏ Thái Nguyên nhập vào các tiểu quân khu thuộc các đạo quan binh. Như vậy, từ tháng 10/1890 – 9/1892 tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác nhau đặt dưới quyền quản lý của giới cầm quyền quân sự Pháp.

Theo các Nghị định của toàn quyền Đông Dương ký vào các ngày 10 và 15/10/1892, các địa hạt đã bị phân tán (trừ huyện Bình Xuyên) trở về với tỉnh Thái Nguyên, đặt dưới quyền cai trị của một Công sứ. Đến 12/6/1894, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đưa các châu Cảm Hóa, Chợ Rã vào tiểu quân khu Cao Bằng thuộc Đạo Quan binh II, đồng thời tổ chức một đơn vị là Tiểu quân khu Cai Kinh gồm 13 tổng, trong đó có 5 tổng tách từ Thái Nguyên sang. 11/4/1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Bắc Cạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hóa của Thái Nguyên[10].

Khởi nghĩa Thái Nguyên

Xem thêm: Nguyen Tuan Dat (@Dat7060), Tuan Dat&#39S Stream On Soundcloud

Vào 11 giờ đêm 30-8-1917, Đội Trường và một lính thân tín bắt đầu hành sự: Giết tên Giám binh Noel-chỉ huy Trại lính khố xanh và Ba Chén; chém đầu travelhome.vnên phó quản Lạp-tay sai đắc lực của Giám binh. Hai thủ cấp của chúa Trại được dâng lên Lễ tế cờ. Liền đó, Đội Cấn tuyên đọc tờ Hịch thứ nhất, chính thức phát động cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên.

Hạt nhân của quân khởi nghĩa gồm 131 người trong tổng số 175 binh lính ở Trại lính khố xanh (có 30 người bỏ trốn, 10 người già yếu xin nộp súng về nhà…). Đội Cấn trở thành “Thái Nguyên Quang phục quân Đại đô đốc” ra lệnh ngay cho Đội Giá dẫn hơn 100 binh lính chia thành nhiều toán đi sang Nhà lao Thái Nguyên (ở cách Trại lính khố xanh khoảng 400m về phía đông bắc) phá ngục, cứu tù.

Tại đây, quân khởi nghĩa đã giết chết được tên cai ngục Lô-ép (Loew) và mở cửa nhà lao cho tù nhân chạy trốn về Trại lính khố xanh, giữa những làn đạn từ phía “Trại lính Tây” của chủ lực quân sự Pháp đóng ở Thái Nguyên, cách nhà lao 200m, thấy “có biến” đã bắn xối xả tới. 180 tù nhân-có người bị tra tấn thành tàn tật, phải bò lết-thoát thân được về trại lính. Riêng thủ lĩnh Lương Ngọc Quyến-bị liệt nửa người-nhờ có đồng đội cõng chạy, nên cũng thoát được khỏi tù. Liền sau đấy, nghĩa quân đã triển khai lực lượng đánh chiếm được nhiều vị trí khác ở tỉnh lỵ Thái Nguyên, như: Dinh Công sứ; các công sở: Lục lộ, Điền bạ, Tòa án, Nhà đoan; Kho vũ khí: Lấy được 92 súng “mút-cơ-tông”, 75 súng trường, 1 súng lục, 15 thanh kiếm, hơn 62 nghìn travelhome.vnên đạn; Nhà Bưu điện; Kho bạc… Trong vòng nửa đêm (30-8-1917) và một ngày (31-8-1917) chưa đầy 24 giờ đồng hồ, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 đã thành công chấn động. Không chỉ chiếm được tỉnh lỵ và làm chủ tỉnh chiến lược Thái Nguyên, cuộc khởi nghĩa còn thành lập được quân đội (lấy tên là “Quang phục quân Thái Nguyên”) gồm 623 người (trong đó: 131 lính khố xanh, 180 tù nhân được giải phóng, 312 công nhân và nông dân yêu nước trong tỉnh đến gia nhập) do Trịnh Văn Cấn làm “Đại đô đốc”, Lương Ngọc Quyến làm “Quân sư”. Cuộc khởi nghĩa đã tuyên bố đặt quốc hiệu là “Đại Hùng”, định quốc kỳ là “cờ Ngũ Tinh” (nền vàng có 5 ngôi sao đỏ) với hàng chữ “Nam binh phục quốc”. Hình ảnh của một quốc gia độc lập với quốc kỳ, quốc hiệu và quân đội từng xiết bao mơ ước, vậy là đã thu nhỏ mà huy hoàng xuất hiện và hiên ngang tồn tại, giữa thời Pháp thuộc đen tối, ở tỉnh lỵ Thái Nguyên trong vòng 132 tiếng đồng hồ (từ đêm 30-8-1917 đến trưa 5-9-1917). Đấy cũng là thời gian mà nghĩa quân đã căng thẳng chuẩn bị và anh dũng chiến đấu, chống lại cuộc đại phản kích và đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp vào địa bàn trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Và, sau buổi trưa 5-9-1917, quyết định rút lực lượng khởi nghĩa ra khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên, nghĩa quân vẫn còn có 4 tháng 11 ngày, kiên trì và quyết liệt kéo dài cuộc chiến đấu oanh liệt vì độc lập, tự do của dân tộc và đất nước, trên địa bàn các tỉnh, từ Thái Nguyên đến Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, cho đến ngày 10-1-1918, hy sinh đến người cuối cùng.

Thủ đô kháng chiến

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy travelhome.vnên Trung ương Đảng Cộng sản travelhome.vnệt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản travelhome.vnệt Nam đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Chiến cục đông-xuân 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác.

Từ 1954 – 1975 < sửa | sửa mã nguồn>

Ngày 19/8/1956 Thái Nguyên là một trong sáu tỉnh và là thủ phủ của Khu tự trị travelhome.vnệt Bắc. Đồng thời, sáp nhập huyện Phổ Yên về tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập huyện Phú Bình về tỉnh Bắc Giang, sau khi khu tự trị này bị giải thể, hai huyện Phổ Yên và Phú Bình lại được trả về Thái Nguyên. Năm 1965, chính quyền travelhome.vnệt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.

Từ sau 1975 – nay < sửa | sửa mã nguồn>

Năm 1997, tỉnh Bắc Thái lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Thái Nguyên (tỉnh lị), thị xã Sông Công và 7 huyện: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, Phổ Yên.

Theo Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, thị xã Sông Công được nâng cấp thành thành phố Sông Công và huyện Phổ Yên được nâng cấp thành thị xã Phổ Yên[11]. Từ đó, tỉnh Thái Nguyên có 2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện.

Kinh tế < sửa | sửa mã nguồn>

Cách Chế Biến 8 Món Ngon Từ Cá Ngừ Đại Dương, 3 Món Ngon Từ Cá Ngừ Đại Dương Diệt Cả Nồi Cơm
Danh Sách Biệt Thự Vũng Tàu Cho Thuê Biệt Thự Vũng Tàu Theo Ngày Giá Rẻ
Tác giả

Bình luận

LarTheme