So Sánh Các Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia (Điều 108, An Ninh Quốc Gia

It looks like your browser does not have JavaScript enabled. Please turn on JavaScript and try again.

Đang xem: So sánh các tội xâm phạm an ninh quốc gia

*

*

So sánh các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong luật hình sự Cộng hoà Pháp và luật hình sự Việt Nam

Tóm tắt: Nghiên cứu, so sánh một số quy định về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình trong luật hình sự Cộng hoà Pháp và luật hình sự Việt Nam, bài viết đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam.

Từ khoá: các tội phạm, chế độ hôn nhân và gia đình, luật hình sự Cộng hòa Pháp

Abstract: This article provides the analysis and comparisons of the legal provisions on crimes of infringing upon the marriage and family regimes in the criminal law of the Republic of France and the Vietnamese penal law. Base on result from this comparaision, the author puts forward some ideas to improve the regulations of Vietnam.

Keywords: crimes, marriage and family, criminal law of the Republic of France

*

Ảnh minh họa: nguồn internet

BLHS Pháp năm 1994 quy định 05 nhóm các tội xâm phạm trẻ vị thành niên và gia đình, trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm các tội xâm phạm trẻ vị thành niên. Trong đó, các tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ vị thành niên đặc biệt được quan tâm.
Theo quy định của Điều 227-1,2 BLHS Pháp: “Việc bỏ rơi một trẻ vị thành niên<2> dưới mười lăm tuổi ở bất cứ nơi nào sẽ bị phạt 7 năm tù và phạt tiền 100.000 euro, trừ khi hoàn cảnh của việc từ bỏ đã cho phép người từ bỏ đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của trẻ vị thành niên” và “Sự bỏ rơi một trẻ vị thành niên dưới mười lăm tuổi mà đã dẫn đến tàn tật hoặc tàn tật vĩnh viễn của trẻ vị thành niên thì bị phạt tù hai mươi năm. Việc bỏ rơi một trẻ vị thành niên dưới mười lăm tuổi dẫn đến cái chết của trẻ vị thành niên có thể bị trừng phạt ba mươi năm tù”.
– Về chủ thể: hành vi vi phạm phải có đối tượng tác động đến đứa trẻ vị thành niên dưới 15 tuổi. Cụm từ “bỏ rơi” được hiểu rằng, bản thân đứa trẻ cần có sự chăm sóc của người khác và rằng “nếu đứa trẻ vị thành niên mà đã đạt được mức độ tự chăm sóc đủ cho bản thân” thì việc bỏ rơi đứa trẻ không có dấu hiệu của tội này<3>.
– Cấu thành của tội bỏ rơi trẻ em: Để áp dụng trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm, cần có hai yếu tố cấu thành sau: thứ nhất, có sự bỏ rơi đứa trẻ, việc bỏ rơi được chứng minh không những bị từ bỏ mà còn ở trong tình trạng không có bất kỳ sự chăm sóc, giúp đỡ hay giám sát nào. Như vậy, việc bỏ rơi đứa trẻ không thôi là chưa đủ mà còn có sự kết thúc việc chăm sóc, hỗ trợ và đảm bảo an toàn; thứ hai, đứa trẻ bị đặt trong tình trạng thiếu sự đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn.
Địa điểm bỏ rơi không được quan tâm trong nội hàm của điều luật. Điều này có nghĩa là không cần biết việc bỏ đứa trẻ ở đâu, chỉ cần hội tụ đầy đủ hai yếu tố nên trên là đã cấu thành tội bỏ rơi trẻ vị thành niên.
Trẻ em là tương lai của xã hội, là những chủ thể chưa có sự nhận thức đầy đủ để có thể tự bảo vệ chính mình nên có khả năng rất cao là đối tượng của các hành vi vi phạm, đặc biệt là những hành vi vi phạm ở góc độ hình sự. Chúng tôi cho rằng, luật hình sự Pháp đã dành cho nhóm đối tượng này sự bảo vệ cá nhân khá nghiêm ngặt.
Trong BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 của Việt Nam, chỉ có một điều luật có nội hàm gần giống với quy định tại Điều 227-1,2 BLHS Cộng hoà Pháp, “Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ.
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”<4>.
– Thứ nhất, về độ nặng nhẹ của chế tài, có thể thấy chế tài của pháp luật hình sự Việt Nam khá nhẹ với mức cao nhất là 03 năm tù, trong khi BLHS Cộng hoà Pháp quy định mức hình phạt cao nhất lên đến 30 năm tù;
– Thứ hai, về chủ thể của hành vi vi phạm, với quy định của BLHS Cộng hoà Pháp, bất kỳ chủ thể nào được xác định có trách nhiệm phải chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vị thành niên mà bỏ rơi đứa trẻ thì đều bị áp dụng chế tài (bao gồm luôn cả cha, mẹ và các chủ thể khác) trong khi BLHS Việt Nam chỉ áp dụng chế tài này cho người mẹ. Vậy câu hỏi đặt ra, nếu không phải là người mẹ mà là cha hay chủ thể khác có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng bỏ rơi đứa trẻ thì có phải chịu trách nhiệm hình sự? câu trả lời nằm rải rác trong các quy định của BLHS Việt Nam về các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người. Tức là trong các trường hợp đối tượng bị tác động của hành vi vi phạm là trẻ chưa thành niên (tuy nhiên không phải là “con mới đẻ”) hay chủ thể của hành vi vi phạm là một người khác thì việc xem xét, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với chủ thể này trên cơ sở các quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam không có quy định đặc thù riêng áp dụng đối với các hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người chưa thành niên nói chung với tư cách là một đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt và quy định về tội bỏ rơi trẻ vị thành niên nói chung. Thậm chí, ở góc độ xử phạt hành chính cũng không có quy định về hành vi này.
– Thứ ba, về tính nghiêm trọng của hành vi vi phạm. Quy định của BLHS Pháp cho phép áp dụng chế tài hình sự ngay khi có sự kiện bỏ rơi và đứa trẻ hoàn toàn không có được bất kỳ một sự giúp đỡ, hỗ trợ nào. Trong khi đó, Điều 124 BLHS Việt Nam chỉ cho phép áp dụng chế tài nếu người mẹ bỏ rơi con dẫn đến hậu quả là đứa con bị chết thì mới bị áp dụng chế tài. Điều này cũng có nghĩa là nếu vì bị bỏ rơi, đứa trẻ bị bệnh hiểm nghèo, có thể sống cả đời trong sự tật nguyền nghiêm trọng thì người mẹ cũng sẽ không bị bất cứ chế tài nào về mặt hình sự. Nếu so sánh với các tội danh khác có thể thấy sự không công bằng giữa các quy định của BLHS Việt Nam. Ví dụ, theo quy định của Điều 138 BLHS năm 2015 (Tội vô ý gây thương tích), trường hợp vô ý gây thương tích giữa những người không có mối quan hệ ruột thịt với nhau thì người có hành vi này phải chịu chế tài thấp nhất là “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Chúng tôi cho rằng, sự thiếu nghiêm khắc của pháp luật hình sự đối với tội danh nêu trên là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng, trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nhiều trong thời gian qua<5>. Vì vậy, ngoài vấn đề đạo đức cần bị lên án, chúng tôi cho rằng, cần sửa đổi quy định của Điều 124 BLHS năm 2015 theo hướng mở rộng phạm vi áp dụng, nghĩa là áp dụng trách nhiệm hình sự đối với cả cha, mẹ hoặc người thân thích có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em khi các chủ thể này có hành vi bỏ rơi trẻ dẫn đến hậu quả là trẻ bị thương tật hoặc chết.
Theo quy định của Điều 227-21 BLHS Cộng hoà Pháp: “Người nào trực tiếp kích động, dụ dỗ một trẻ vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có thể bị phạt tù năm năm và phạt tiền 150.000 euro<6>.
Trong trường hợp trẻ vị thành niên dưới mười lăm tuổi thường xuyên bị kích động, dụ dỗ phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng hoặc có hành vi phạm tội trong các cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc giáo dục trẻ vị thành niên, cơ quan hành chính, hoặc phạm tội ở địa điểm và thời điểm gần với việc đi đến các cơ sở này thì hành vi phạm tội được quy định tại Điều này sẽ bị phạt 7 năm tù và phạt tiền 150.000 euro”.
Cũng tương tự như quy định về việc bỏ rơi trẻ vị thành niên, luật hình sự Cộng hoà Pháp không giới hạn hành vi kích động, dụ dỗ trẻ em phạm tội trong phạm vi gần (cha, mẹ hoặc người thân thích khác của trẻ em) mà áp dụng đối với tất cả mọi người. Trong khi đó, theo quy định của Điều 85 Luật HN&GĐ của Việt Nam năm 2014, nếu cha, mẹ có hành vi “xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”, Toà án sẽ hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con. Chế tài này chỉ áp dụng đối cha, mẹ, mà không áp dụng đối với những đối tượng khác (ví dụ, người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ vị thành niên…).
Dưới góc độ hình sự, pháp luật hình sự Việt Nam không xem hành vi kích động, xúi giục người khác phạm tội là một tội phạm độc lập. Điều 17 BLHS năm 2015 chỉ xem người xúi giục, kích động người khác phạm tội là đồng phạm của người thực hiện hành vi phạm tội<7>. Mặt khác, Điều 52 khoản 1 điểm o Bộ luật này xem hành vi “xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội” là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Giải Đáp Vướng Mắc Của Tòa Án Tối Cao Về Hình Sự, Công Văn 64/Tandtc

Chúng tôi cho rằng, quy định của pháp luật Việt Nam khá hợp lý. Điều này được giải thích bởi tính liên thông giữa trẻ vị thành niên và người xúi giục trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Theo đó, việc trẻ vị thành niên thực hiện hành vi phạm tội nào thì người xúi giục, kích động sẽ phải gánh chịu trách nhiệm với tư cách là người đồng phạm cho hành vi phạm tội đó chứ không phải là chịu trách nhiệm hình sự giống nhau cho tất cả những hành vi phạm tội khác nhau mà người này đã xúi giục, kích động trẻ vị thành niên thực hiện như trong luật của Cộng hoà Pháp.
Điều 212 Bộ luật Dân sự (BLDS) Cộng hòa Pháp quy định về nghĩa vụ giữa vợ, chồng như sau: “Vợ, chồng phải tôn trọng, chung thuỷ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau”. Việc vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ được xác định là hành vi ngoại tình và được đối xem là một sự phản bội, coi là hành vi lừa dối, sai trái nghiêm trọng, là sự xúc phạm nghêm trọng đến bên còn lại<8>.
Dưới góc độ luật hình sự, trước tháng 7/1975, hành vi ngoại tình (vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ) bị áp dụng chế tài hình sự “phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm” đối với người vợ ngoại tình và bị “phạt 320 đến 7.200 france” nếu người chồng ngoại tình (Điều 337 BLHS Cộng hoà Pháp). Có thể thấy, các quy định này dành cho người phụ nữ ngoại tình một chế tài có vẻ nặng hơn so với trường hợp người đàn ông ngoại tình.
Như vậy, từ việc ghi nhận nghĩa vụ chung thuỷ giữa vợ, chồng, BLDS Cộng hoà Pháp tiếp tục ghi nhận việc vi phạm nghĩa vụ này sẽ là căn cứ để Toà án cho ly hôn theo yêu cầu của bên còn lại. Trong khi đó, khoản 1 Điều 19 Luật HN&GĐ của Việt Nam năm 2014 quy định: “nếu một bên vi phạm nghĩa vụ chung thuỷ thì bên còn lại được quyền yêu cầu ly hôn” và “Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” (khoản 1 Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2014).
Những phân tích nêu trên cho thấy, dưới góc độ pháp luật dân sự, pháp luật hai nước có sự tương đồng khá lớn trong việc ghi nhận nghĩa vụ chung thuỷ. Tuy nhiên, pháp luật của hai nước có hai điểm khác biệt cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, chế tài hình sự được áp dụng cho hành vi ngoại tình trong pháp luật Việt Nam, trong khi pháp luật Cộng hoà Pháp đã bỏ chế tài này. Tuy nhiên, khi chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ về thực tiễn áp dụng chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thì kết quả khảo sát cho thấy, từ năm 2012 đến nay, các địa phương Trà Vinh, Vĩnh Long, Đắk Lắk không xét xử bất kỳ vụ án hình sự nào đối với tội xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Riêng Toà án thành phố Rạch Giá chỉ xét xử một vụ vi phạm chế độ một vợ một chồng.
– Thứ hai, theo quy định của pháp luật Việt Nam, “lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là một trong những cơ sở để xem xét vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (điểm c, khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014). Tuy nhiên, từ thời điểm Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực, vấn đề tính toán và trừng phạt hành vi ngoại tình bằng việc chia tài sản chung vẫn chưa được áp dụng trên thực tế. Trong khi đó, theo quy định của Điều 271 BLDS Cộng hoà Pháp, hành vi ngoại tình dẫn đến ly hôn sẽ tước đi của người ngoại tình quyền được yêu cầu cấp dưỡng, đồng thời có thể sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại về mặt đạo đức gây ra cho bên vợ, chồng còn lại do hành vi ngoại tình của bên này (Điều 266 BLDS Cộng hoà Pháp)<9>.
– Thứ nhất, cần quy định rõ hơn về việc xác định trách nhiệm của bên có lỗi, đặc biệt là lỗi ngoại tình trong việc để xảy ra ly hôn. Quy định hiện tại của điểm c khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ Việt Nam 2014 là chưa đủ cơ sở để áp dụng.
– Thứ hai, cần cân nhắc sửa đổi quy định về chế tài hình sự đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, thay vào đó là biện pháp hành chính cho phù hợp vớitính chất của hành vi vi phạm (vi phạm nghĩa vụ dân sự), đồng thời tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm này để nâng cao tính răn đe./.
<2> Điều 227-1,2 BLHS Pháp dùng từ “Délaissement”, dịch nguyên nghĩa là “sự bỏ rơi”, có nhiều bản dịch dùng từ “sự bỏ bê”, tuy nhiên chúng tôi cho rằng từ dùng “bỏ rơi” là thích hợp hơn cả vì nó liên quan đến tình trạng bỏ mặc đứa trẻ và không muốn có sự liên quan gì đến đứa trẻ, dứt bỏ mối quan hệ
<5> Có thể tìm thấy rất nhiều thông tin trên các website về tình trạng trẻ em sinh ra và bị bỏ rơi, thậm chí trong nhiều trường hợp trẻ bị bỏ rơi dẫn đến phải gánh chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng (tàn tật, thậm chí chết) https://news.zing.vn/tre-so-sinh-lien-tuc-bi-bo-roi-post553827.html, http://tuoitre.vn/tre-so-sinh-bi-bo-roi-719876.htm, https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/so-phan-chau-be-bi-bo-roi-trong-vuon-hoang-2100484.html.
<6> Trong hệ thống các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của Cộng hoà Pháp, có 3 cấp độ vi phạm pháp luật hình sự là crime, délit và contravention tương ứng với cách hiểu gần nhất của luật hình sự Việt Nam là tội đặc biệt nghiêm trọng, nghiêm trọng và ít nghiêm trọng.
<7> Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 “3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm”.

Xem thêm: Địa Điểm Quán Ăn Sáng Gò Vấp Tp Hồ Chí Minh Phần 2, Ăn Gì Ở Gò Vấp

<8> Sabine HADDAD,« Le divorce est le sacrement de l”adultère », https://blogavocat.fr/space/sabine.haddad/content/quelles-sanctions-pour-l-adultere–_9dae5485-3b83-47df-a356-d70b4a799b5a
<9> Điều 266 BLDS Cộng hoà Pháp quy định “Sans préjudice de l”application de l”article 270, des dommages et intérêts peuvent être accordés à un époux en réparation des conséquences d”une particulière gravité qu”il subit du fait de la dissolution du mariage soit lorsqu”il était défendeur à un divorce prononcé pour altération définitive du lien conjugal et qu”il n”avait lui-même formé aucune demande en divorce, soit lorsque le divorce est prononcé aux torts exclusifs de son conjoint. Cette demande ne peut être formée qu”à l”occasion de l”action en divorce”. Tạm dịch: “Không kể đến việc áp dụng Điều 270, những thiệt hại và lợi ích sẽ được xác định với một bên vợ, chồng như hậu quả pháp lý mà người này phải gánh chịu do đã gây ra những hậu quả nặng nề mà bên kia phải gánh chịu khi chấm dứt hôn nhân mà người bị thiệt hại là bị đơn hoặc khi việc ly hôn bị tuyên do lỗi hoàn toàn thuộc về bên kia”.

Mừng Gumac Khai Trương Thêm 3 Chi Nhánh Mới, Gumac Giá Tốt Tháng 4, 2021
Online Menu Of Pho 13, Boynton Beach, Fl, Pho 13 Daytona Beach, Fl 32118
Tác giả

Bình luận

LarTheme