Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai Ở Tháng Thứ 4, Mang Thai Tháng Thứ 4 Và Các Dấu Hiệu Cần Biết

Mang thai tháng thứ 4 là lúc mẹ bầu có thể nhẹ nhõm một chút sau 3 tháng ốm nghén mệt mỏi. Thai nhi vào thời điểm này cũng có những sự phát triển vô cùng độc đáo. Mẹ đã có thể biết được giới tính của con, nghe được tiếng tim con đập rộn ràng trong bụng và cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của bé yêu. Và còn nhiều sự thay đổi khác mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Những vấn đề cần thăm khám mẹ bầu tháng thứ 4 Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 4? Cái đạp đầu tiên của con và những vấn đề sức khỏe mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 4 Mang thai tháng thứ 4, mẹ cần chú ý các vấn đề sức khỏe như sau

Những vấn đề cần thăm khám mẹ bầu tháng thứ 4

Bước sang tháng thứ 4, trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra bao gồm:

Cân nặng của mẹ bầu. Đo huyết áp cho mẹ. Kiểm tra lượng đường trong máu và hiện tượng dư đạm trong nước tiểu. Nghe tim thai của bé. Kiểm tra kích thước của tử cung và đo bề cao tử cung. Xem xét các hiện tượng phù nề của tay chân và hiện tượng giãn tĩnh mạch tại gót chân. Giải đáp các thắc mắc của mẹ bầu về những hiện tượng bất thường hoặc mẹ cảm thấy lo lắng.

Mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi mang thai tháng thứ 4?

Các mẹ sẽ thấy mình có một hoặc nhiều hiện tượng dưới đây xuất hiện đồng thời. Một vài hiện tượng vẫn tiếp tục kéo dài từ những tháng bầu bí trước đó. Ngoài ra ở một số mẹ lại xuất hiện thêm các hiện tượng khó chịu khác kèm theo như:

Mẹ có thể quan tâm:

Giải mã 4 kiểu đau bụng khi mang thai tháng thứ 4

Bị cúm khi mang thai tháng thứ 4, mẹ bầu cần làm gì?

Thay đổi thể chất khi mang thai tháng thứ 4:

Mẹ vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Hiện tượng đi tiểu thường xuyên giảm dần so với tháng trước. Các biểu hiện ốm nghén như nôn ọe sẽ dần dần đỡ hơn và biến mất (tuy vậy một số mẹ lại bắt đầu ốm nghén trong tháng này). Vẫn còn hiện tượng táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi và ợ nhiều. Kích cỡ bầu ngực tiếp tục tăng lên nhưng mẹ sẽ không còn cảm thấy căng tức nữa. Thỉnh thoảng cảm thấy đau đầu. Dễ bị chóng mặt, hoa mắt, ngất, đặc biệt là những khi thay đổi tư thế. Một số mẹ có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam và ù tai. Chảy máu chân răng. Mau đói. Mẹ cảm thấy sưng, tức vùng chân, ngón tay và mặt. Xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch ở cả 2 chân. Ra khí hư nhiều hơn. Mang thai tháng thứ 4, bác sĩ sẽ kiểm tra được rõ ràng hơn tim thai của con. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4.

XEM THÊM:  Biệt Thự Bán Đất Biệt Thự Vũng Tàu View Đẹp Tháng 03/2021, Biệt Thự Bán

Về mặt cảm xúc:

Tâm trạng của mẹ vẫn nhạy cảm, dễ thay đổi và dễ khóc vì những chuyện nhỏ nhặt. Cảm thấy vui mừng và dần dần thích nghi được với quá trình mang bầu. Phân vân, lo lắng, hay quên, chóng chán và nhiều khi không tập trung được vào một việc nào đó.

*

mang thai tháng thứ 4

Cái đạp đầu tiên của con và những vấn đề sức khỏe mẹ bầu cần chú ý khi mang thai tháng thứ 4

Con đạp lần đầu tiên vào khi nào?

Phần lớn các mẹ sẽ cảm nhận được chuyển động của con thông qua cái đạp đầu tiên từ tuần thứ 14-20.

Đang xem: Những điều cần biết khi mang thai ở tháng thứ 4

Mặc dù thai nhi chuyển động trong bụng mẹ từ tuần thứ 7 nhưng vì lúc đó bé còn quá nhỏ nên mẹ chưa thể nhận biết được các cử động đó.

Các mẹ mang thai lần đầu bao giờ cũng cảm nhận cú đạp của con chậm hơn các mẹ đã từng sinh nở nhiều lần khoảng 3-4 tuần (có nghĩa là vào tuần thai thứ 18-22).

Ngoài ra các mẹ có thân hình mảnh mai cũng nhận biết con đạp dễ dàng hơn các mẹ hơi mập mạp và thành bụng dày. Một yếu tố nữa có thể khiến mẹ phải băn khoăn về viêc “Sao mãi mà không thấy con đạp” do việc tính toán ngày thụ thai bị sai lệch.

Cảm giác con đạp cũng rất khác nhau giữa các mẹ. Một số mẹ nói rằng như thấy một chú bướm đang bay trong dạ dày mình. Trong khi đó một số mẹ lại buồn buồn như kiến bò nhẩn nha trong bụng.

Dù vậy, việc cảm nhận con đạp nhanh hay chậm sẽ phải xảy ra vào tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi. Nếu qua tuần này mà mẹ vẫn không thấy có biểu hiện gì thì nên đi khám để được tư vấn và kiểm tra kĩ càng từ bác sĩ.

*

mang thai tháng thứ 4

Mang thai tháng thứ 4, mẹ cần chú ý các vấn đề sức khỏe như sau:

1. Huyết áp

Chỉ số huyết áp của mẹ bầu sẽ thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai. 1-2% phụ nữ có bầu bị tăng huyết áp do sự thay đổi về hoóc môn. Phần lớn hiện tượng này không có gì nguy hiểm và sẽ dần biến mất sau sinh.

Mẹ có thể quan tâm:

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Bị đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, nếu mẹ có hiện tượng huyết áp tăng và các biểu hiện khác đi kèm như cân nặng tăng đột ngột, chân tay, mặt sưng phù và xét nghiệm thấy có đạm trong nước tiểu thì rất có thể mẹ đang gặp phải biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM:  Những Căn Biệt Thự Đắt Nhất Việt Nam Hiện Nay, Những Căn Biệt Thự Đắt Nhất Việt Nam

Do đó, kiểm tra huyết áp thường xuyên mỗi lần khám thai và quan sát các hiện tượng bất thường sẽ giúp mẹ giảm thiểu được nguy cơ rủi ro từ biến chứng trên.

2. Lượng đường trong nước tiểu

Trong một số trường hợp việc xét nghiệm thấy lượng đường trong nước tiểu chưa hẳn đã nguy hiểm và báo hiệu mẹ bị tiểu đường. Đó là do khi mang bầu, hoóc môn insulin làm nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu không thể hoạt động bình thường như khi mẹ chưa bầu bí.

Do đó, không có gì lạ nếu bắt đầu từ thai kì giữa một số mẹ được thông báo rằng trong nước tiểu có đường. Sau sinh, hiện tượng này sẽ biến mất.

Xem thêm: 38 Nhà Biệt Thự Hồ Bơi Ý Tưởng, Mẫu Biệt Thự Đẹp Có Sân Vườn Hồ Bơi Sang Trọng

Vì thế, mẹ chỉ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục và kiểm soát tốt cân nặng của mình để không phải lo lắng về hiện tượng đường trong nước tiểu.

3. Thiếu máu khi mang thai tháng thứ 4 trở đi

20% phụ nữ mang thai thường bị thiếu máu, đặc biệt khi bước vào tuần thứ 20 trở đi. Để phòng tránh hiện tượng này mẹ chỉ cần chú ý:

Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt. Uống sắt theo đơn chỉ định của bác sĩ với liều lượng khoảng 30mg.

4. Khó thở

Khi mang thai tháng thứ 4, nhiều mẹ bầu thấy mình có hiện tượng khó thở. Đây là do hoóc môn hình thành trong quá trình bầu bí khiến cho mạch máu của hệ hô hấp bị sưng hơn so với bình thường. Do đó mà mẹ cảm giác như mình luôn bị thiếu không khí.

Trường hợp mẹ thường xuyên khó thở, môi, móng tay xuất hiện màu xanh (biểu hiện thiếu oxy) thì cần điều trị càng sớm càng tốt.

5. Đãng trí

Rất nhiều mẹ than phiền vì triệu chứng nhớ nhớ quên quên của mình khi bước vào thai kỳ giữa. Điều này còn dẫn đến một số hiện tượng khác như mất tập trung, khả năng làm việc giảm sút, …

Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm rằng đây là hiện tượng do sự thay đổi về hoóc môn trong thai kỳ gây ra. Bệnh đãng trí này sẽ mau chóng biến mất sau khi mẹ sinh bé.

Để giảm thiểu các khó chịu từ hiện tượng đãng trí này, mẹ chỉ cần:

Chấp nhận thực tế rằng đây là một phần của quá trình mang thai. Cố gắng viết ra danh sách các việc mình cần làm trong ngày. Ghi lại các việc quan trọng và kiểm tra thường xuyên những việc mình hay quên như khóa cửa, tắt bếp ga, …

*

mang thai tháng thứ 4

XEM THÊM:  biệt thự liền kề ecopark

6. Nghẹt mũi và chảy máu cam

Hiện tượng nghẹt mũi và chảy máu cam có quan hệ mật thiết với nhau. Đây cũng là một trong số các hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải do hoóc môn Progesterone và Estrogen dâng cao trong máu.

Thông thường bác sĩ sẽ không cho phép mẹ sử dụng thuốc uống hay thuốc xịt mũi. Thay vào đó mẹ có thể được dùng kem tạo độ ẩm cho mũi và bổ sung thêm 250mg vitamin C.

Nếu mẹ bị chảy máu cam, hãy thực hiện theo bước sau:

Ngồi xuống và hơi cúi đầu về trước. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi trong 5 phút rồi để không khí đi vào. Lặp lại động tác này cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu máu chảy quá nhiều và lâu thì mẹ nên đi khám ngay lập tức.

7. Ra khí hư nhiều

Nhiều mẹ sẽ thấy khi mang thai thứ thứ 4 trở đi, hiện tượng khí hư trở nên nhiều và khó chịu hơn. Điều này còn có thể kéo dài cho đến khi sinh. Khí hư như nước mũi trong, hơi đục và hơi mùi đều được xem là điều bình thường khi có bầu. Điều quan trọng là mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, tránh để vùng kín bị bí, tránh sử dụng băng vệ sinh đút tampon.

Tuy nhiên nếu mẹ thấy khí hư ra nhiều, mùi nặng, có màu vàng hoặc xanh, hình dạng như sữa bị ôi thiu, ngứa ngáy thì nên đi khám để được chữa trị nhanh chóng. Hiện tượng khí hư có thể không nguy hiểm đối với thai nhi nhưng một số loại vi khuẩn có thể khiến bé trong quá trình chào đời gặp nhiều vấn đề.

Nếu mẹ quan hệ trong thời kỳ mang thai, hãy yêu cầu bạn đời sử dụng bao cao su sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng tránh việc nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Khách Sạn Suối Bạc Tam Đảo, Huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Khách Sạn Suối Bạc

8. Vấn đề ăn uống

Thời gian này, dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai nhi dần phát triển. Chính vì thế các món ăn cho các món ăn cho bà bầu tháng thứ 4 phải đầy đủ các chất dinh dưỡng để truyền vào trẻ, bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần phải lưu ý tránh ăn một số loại thực phẩm sau đây: Phô mai mềm, bột lúa mì, cá biển, các món ăn mua ngoài quán không biết rõ nguồn gốc, trái cây sấy, cam thảo.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng travelhome.vn trên IOS hay Android ngay!

Top 10 Tiệm Bánh Cupcake Ở Sài Gòn Trong 2021, Hú Hồn 3 Cửa Tiệm Cupcake Xinh Nhất Sài Gòn
Cùng Khám Phá Địa Điểm Tượng Mẹ Thứ Người Mẹ Vĩ Đại Của Cả Dân Tộc
Tác giả

Bình luận

LarTheme