Di Tích Lịch Sử Nhà Mồ Ba Chúc Ở An Giang, Nhà Mồ Ba Chúc

Tour trong nướcTOUR MIỀN NAMTOUR MIỀN TRUNGTOUR MIỀN BẮCTOUR TÂY NGUYÊNTOUR LIÊN TUYẾNTour nước ngoàiTour Lễ

Khu chứng tích tội ác này gôm bảy hạng mục công trình như sau: vòng rào, bia căm thù, nhà mồ, nhà tiếp khách, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen. Các công trình trên dây thì nhà mồ là công trình chính, các điểm kia là phụ để tô điểm cho công trình chính. Nhà mồ Ba Chúc nằm tại xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách biên giới Việt Nam – Campuchia 7km.

Đang xem: Nhà mồ ba chúc

1.Thảm sát ở một vùng quê

Thời điểm ấy cách đây 40 năm, Ba Chúc là 1 xã thuộc huyện Bảy Núi, cách biên giới Việt Nam – Campuchia chỉ 3,5km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương.

*

Nhà mồ Ba Chúc – An Giang

Chùa Phi Lai là một trong những địa điểm bị phá hủy nặng nề. Nơi đây, bọn Pôn Pốt giết gần 300 người dân vô tội. Dưới bàn thờ của chùa có 43 người lẩn trốn, cũng bị chúng dùng lựu đạn giết chết 40 người. Tại chùa Tam Bửu, quân Pôn Pốt bắt hơn 800 người dẫn ra cầu sắt Vĩnh Thông, giồng Ông Tướng và nhiều nơi khác bắn chết. Cánh đồng núi Phú Cường, Ba Chúc, núi Tượng mất đi màu xanh mát mắt, thay vào đó là hàng trăm người chết nằm chồng lên nhau. Họ tử vong trong cảnh đau thương, thân thể không lành lặn. Người và tài sản bị thiệt hại nặng nề, động vật cũng chịu chung số phận. Tất cả đều bị giết. Bà Hà Thị Nga (sinh năm 1939) là người duy nhất sống sót khi cha mẹ, anh chị em ruột, chồng, 6 đứa con, cùng cả dòng họ trên 100 người bị thảm sát. Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương (sinh năm 1967) thành trẻ mồ côi lúc mới 11 tuổi sau buổi chiều ngày 14-4 định mệnh ấy.

Sau thảm sát, Ba Chúc chỉ còn lại là một vùng đất tan hoang với những nỗi đau thương đến tận cùng. Đó là giai đoạn khó khăn nhất của Ba Chúc. Một số người sống sót thì mất người thân, không dám trở về quê vì bị ám ảnh bởi những ký ức kinh hoàng. Nhưng cũng có những người đã bám trụ lại vì nghĩa tình với người đã khuất cũng như sống trọn với vùng đất quê hương. 

2.Chứng tích muôn đời cho thế hệ mai sau

Thảm sát qua đi, hơn 30 phái đoàn ngoại giao, báo chí và Liên Hiệp quốc đã đến nơi để chứng kiến tận mắt tội ác của bọn Pôn Pốt đối với đồng bào Ba Chúc. Hội Chữ thập đỏ An Giang tham gia giúp dân gom xác của người đã khuất để hỏa táng vào tháng 4-1978. Mọi người tranh thủ tìm kiếm những gì còn sót lại sau thời gian Pôn Pốt chiếm đóng tại xã. Đống xương người được cất giữ tại nhà mồ, dựng tạm sau chùa Phi Lai. Di vật xương sọ đều bị sứt mẻ do bị đập đầu hoặc đạn xuyên phá.

Xem thêm: Khách Sạn Victory Hotel Vũng Tàu, Victory Saigon Hotel

*

Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pon Pốt

Đến hôm nay, nhiều người vẫn tìm đến chứng tích căm thù Nhà mồ Ba Chúc, nơi được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Nỗi đau này mãi mãi vẫn còn trong ký ức của dân tộc Việt Nam và của những người yêu chuộng cuộc sống hòa bình trên thế giới. Ở đó, 1.159 bộ hài cốt được gìn giữ, là những gì còn sót lại của 3.157 người dân bị thảm sát, được sắp xếp theo độ tuổi, như: 86 phụ nữ trên 60 tuổi; 155 phụ nữ từ 21 đến 40 tuổi; 88 thiếu nữ từ 16 đến 20 tuổi; 264 trẻ em từ 3 đến 15 tuổi; 23 nam từ 16 đến 20 tuổi…

 Năm 1979, quần thể Nhà mồ được xây dựng gồm 7 hạng mục: Nhà mồ, bia căm thù, nhà truyền thống, nhà thủy tạ, hồ sen, nhà khách và vòng rào. Khu Nhà mồ Ba Chúc được xây dựng lên giữa hai ngôi chùa để khắc ghi tội ác diệt chủng được cho là do bọn Pôn Pốt gây ra. Nền nhà cao, có chín bậc thềm, bốn cạnh hình vuông, bốn chiếc cột đỡ trắng ngà tạo hình lưỡi kiếm chống thẳng xuống đất, vì kèo bên trên, chỗ tiếp giáp với cột có hình bàn tay nắm chặt chuôi gươm. Ở giữa là nhà kính xây hình bát giác, mỗi mặt xếp nhiều tầng các sọ người, với hai hốc mắt đang nhìn vào du khách; bên trong, xếp ngay ngắn xương ống chân, ống tay. Để kéo dài tuổi thọ những bộ xương này, ngành chuyên môn phải dùng sáp nấu sôi phủ bên ngoài xương tránh oxy hoá, dùng vật chống ẩm. Tuy nhiên, số hài cốt có hiện tượng ngả màu và mục ở phần xương sụn và xương trẻ em. Năm 1989, Sở Văn hoá và Bảo tàng An Giang đã tiến hành lấy số hài cốt này ra làm vệ sinh, lau chùi, ngâm tẩm hoá chất rồi phơi khô.

Năm 2013, nhà mồ được xây dựng lại, là một quần thể công trình rộng khoảng 5ha, gồm nhà mồ, nhà lưu niệm, hội trường và chùa Tam Bửu, Phi Lai, kinh phí gần 30 tỷ đồng. Điểm nhấn công trình Nhà mồ Ba Chúc hiện tại được thiết kế hình hoa sen úp ngược, với 8 cánh hoa sen được sơn màu trắng, nhằm giảm bớt cảnh tang thương chết chóc. Mỗi cánh hoa sen là nơi trưng bày một nhóm hài cốt theo độ tuổi, giới tính khác nhau. Ngày càng có nhiều du khách tới tham quan, nhất là vào 16-3 âm lịch hàng năm, khi diễn ra lễ giỗ tập thể tưởng niệm nạn nhân trong vụ thảm sát. Theo thống kê của huyện Tri Tôn, Khu Di tích quốc gia Nhà mồ Ba Chúc, chùa Tam Bửu – Phi Lai thu hút hơn 500.000 lượt khách đến tham quan, cúng viếng mỗi năm.

Xem thêm: 5+ Xe Khách Bắc Giang Giáp Bát Đi Bắc Giang? Xe Khách Nào Từ Bến Xe Giáp Bát Đi Bắc Giang

*

  Hài cốt nhà mồ Ba Chúc 

Trước khi UBND tỉnh An Giang quyết định triển khai Dự án đầu tư mở rộng và xây mới Khu Di tích lịch sử Nhà mồ Ba Chúc, có ý kiến cho rằng nên thiêu hủy toàn bộ 1.159 bộ hài cốt, nhằm “xóa bỏ quá khứ, hướng đến tương lai”. Tuy nhiên, hầu hết ý kiến của các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà chuyên môn, nhà khoa học trong nước, đại diện các ngành tỉnh, Đạo hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa… đều không đồng ý với đề xuất này. Nhà mồ Ba Chúc lưu giữ những bộ hài cốt được xem như bằng chứng sống về tội ác man rợ của bọn diệt chủng. Do đó, việc mở rộng và xây mới nhà mồ phải gắn liền với công tác lưu giữ, trưng bày những bộ hài cốt còn sót lại được tốt hơn, trang trọng hơn. 

Vì thế, khi đến với Khu Di tích đặc biệt này, du khách có thể nắm rõ toàn bộ diễn biến vụ thảm sát năm xưa, với những hình ảnh, chứng tích và chú thích rõ nét, đầy đủ tại nhà Trưng bày. Dù ảnh đen trắng đã ngả màu thời gian, kỹ thuật chụp không được sắc nét như bây giờ, nhưng không ít hình ảnh chân thực, ghê rợn, ám ảnh người xem, bởi sự tàn bạo, dã man của bọn diệt chủng. Đến khu vực trưng bày hài cốt, dường như du khách không cảm thấy ghê sợ, u ám; mà ngược lại, nhà mồ được trưng bày, sắp xếp một cách thoáng đãng, cùng với không gian cao rộng, đầy đủ ánh sáng, bớt đi phần nào sự đau thương, buồn bã. Ở nơi đây, nhang khói không bao giờ tắt, luôn có người đến thăm viếng, tham quan. Họ có thể là khách vãng lai, cũng có thể là người thân của những hài cốt ấy. Dù là ai đi chăng nữa, đều khó kiềm lòng thương cảm, xót xa cho những con người vô tội.

Shin'S Bbq Cần Thơ – Các Quán Buffet Ngon Ở Cần Thơ
Bảng Giá Vé Rạp Bhd Phạm Ngọc Thạch, Bhd Star Cineplex
Tác giả

Bình luận

LarTheme