Muốn Mở Quán Trà Sữa Cần Bao Nhiêu Vốn, Vốn Để Mở Quán Trà Sữa Nhỏ Là Bao Nhiêu
Rất nhiều người muốn kinh doanh trà sữa song không phải ai cũng có nhiều vốn bỏ ra cho mô hình này. Nếu chỉ có một số tiền nhất định, việc kinh doanh trà sữa có thể duy trì được hay không? Kinh doanh quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng travelhome.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
1. Kinh doanh trà sữa vốn 0 đồng
Chúng ta đang sống trong thời kỳ 4.0, công nghệ thông tin, mạng lưới kết nối trực tuyến vô cùng phổ biến. Thay vì tự mình đến cửa hàng mua đồ uống, rất nhiều người thích ở nhà chọn đồ qua website, app dịch vụ… và đợi đồ uống giao đến tận nơi. Chính vì vậy dịch vụ kinh doanh online trở nên phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đang xem: Muốn mở quán trà sữa
Với hình thức kinh doanh online, bạn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa chỉ với 0 đồng. Bản chất của hình thức kinh doanh trà sữa online là bạn sẽ trở thành đơn vị trung gian và có nhiệm vụ phát triển kênh phân phối online cho các cửa hàng trà sữa bán tại cửa hàng truyền thống.
Lúc này, trà sữa và giá cả đã được cửa hàng chịu trách nhiệm. Công việc của bạn là thúc đẩy hệ thống marketing online để kết nối với khách hàng, nâng doanh số bán online. Bạn cũng là người chịu trách nhiệm giao hàng tới khách, sau khi hoàn thành đơn hàng bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng theo thỏa thuận ban đầu.
Kinh doanh vốn 0 đồng phù hợp với các đối tượng muốn thử sức kinh doanh online và mong muốn học thêm về marketing
Ưu điểm nổi bật của mô hình này là bạn hoàn toàn không cần bỏ vốn. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khó kiểm soát được chất lượng của sản phẩm, vì bạn không phải là người trực tiếp sản xuất. Mô hình kinh doanh này cũng khiến cho bạn khó có thể xây dựng được cho mình thương hiệu riêng.
Để đạt được hiệu quả cao, thu được lợi nhuận lớn với mô hình kinh doanh này, bạn cần có khả năng phân tích thị trường, có mối quan hệ rộng rãi và đặt biệt cần có khả năng marketing tốt.
Khi kinh doanh trà sữa qua môi trường trực tuyến, bạn cần đầu tư vào mặt hình ảnh và chú trọng vào nội dung để nhận được sự tin tưởng và tiếp cận được với đa dạng các đối tượng khách hàng.
2. Kinh doanh quán trà sữa vốn 10 triệu
Bạn đang thắc mắc kinh doanh quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Chỉ với 10 triệu trong tay, anh/chị vẫn có thể bắt đầu kinh doanh quán trà sữa. Số vốn này phù hợp với trà sữa dạng xe đẩy vỉa hè. Chi phí ban đầu cho mô hình quán trà sữa này như sau:
Xe đẩy: Chi phí khoảng 6 triệu để mua xe đẩy có bao gồm thùng đá và một số phụ kiện trang trí đi kèm.Nguyên vật liệu pha chế: Bước đầu anh/chị nên bỏ ra khoảng 2 triệu để mua các nguyên vật liệu pha chế trà sữa như bột sữa, trà, trân châu, siro…Một số vật dụng khác: 2 triệu cuối cùng trong số vốn là để mua ly nhựa, ống hút, vài chiếc ghế và bàn nhựa… để phục vụ khách hàng.
Mô hình kinh doanh trà sữa dạng vỉa hè không cho phép đầu tư nhiều về mặt bằng và nội thất nhưng bạn cũng cần chú ý trang trí biển hiệu bắt mắt, menu rõ ràng, ấn tượng, bàn ghế, cốc chén sạch sẽ… tạo thiện cảm cho khách hàng ngay từ đầu.
Anh/chị cũng nên nghiên cứu hoặc đi học một lớp pha chế để có thể mang đến cho khách hàng những cốc trà sữa thơm ngon, độc đáo, để họ muốn quay lại với quán nhiều lần tiếp theo.
Bên cạnh trang trí biển hiệu đẹp, menu đồ uống ấn tượng bạn cần đảm bảo vệ sinh và chất lượng của đồ uống để giữ khách hàng
Ưu điểm nổi bật của mô hình này là không mất quá nhiều vốn đầu tư cho phí thuê mặt bằng, chi phí vận hành…
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm nó vẫn thể hiện một số nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất đó là không có cơ sở vật chất tốt, quá trình vận hành tương đối vất vả. Việc bán hàng ở vỉa hè đôi khi sẽ bị công an hoặc dân phòng “hỏi thăm”, vì vậy, anh/chị cần cân nhắc thật kỹ khi quyết định áp dụng loại hình kinh doanh này.
3. Kinh doanh quán trà sữa vốn 50 triệu
Nếu có 50 triệu và dự định mở quán trà sữa, anh/chị cần xác định rằng quy mô quán không thể quá lớn (khoảng 20 – 25m2) để phục vụ tối đa khoảng 30 khách/lượt. Mô hình quán trà sữa phù hợp cho số vốn này là mô hình quán bình dân Take away.
Không cần đầu tư quá nhiều vào mặt bằng, chỉ cần một khoảng trống vừa đủ để đặt quầy phục vụ và thiết kế chỗ ngồi với những loại bàn ghế nhỏ
Mô hình quán trà sữa Take away được coi là mô hình kinh doanh với chi phí tiết kiệm nhất, rất phù hợp với số vốn 50 triệu. Anh/chị cần đầu tư cho các hạng mục dưới đây để bắt đầu xây dựng một quán trà sữa Take away hút khách.
Tiền thuê mặt bằng và trang trí quán (20 – 25 triệu): Anh/chị cần bỏ ra khoảng 10 – 15 triệu/tháng để thuê mặt bằng kinh doanh (chưa bao gồm tiền đặt cọc) và khoảng 5 – 10 triệu để sửa sang và decor lại quán theo ý thích.Chi phí nội thất trong quán (khoảng 15 triệu): Anh/chị có thể lên các trang đăng bài thanh lý cửa hàng để mua được nội thất với giá thấp. Danh sách đồ đạc cần mua gồm:Bàn và ghế: Anh/chị cần mua khoảng 30 chiếc ghế và 8 – 10 chiếc bàn ghế (khoảng 12 triệu). Có hai loại bàn được sử dụng phổ biến cho mô hình quán cà phê Take away đó là bàn Pallet và bàn Inox. Lưu ý: Mua bàn và ghế theo cả bộ để tạo độ hài hòa, hợp lý.Quạt gió: Diện tích quán không quá lớn, bạn có thể mua 2 chiếc quạt công nghiệp với giá khoảng 1 triệu/1 chiếc.Wifi: Dưới 500.000 VNĐ.Dụng cụ pha chế và sử dụng trong quán (8.000.000 – 10.000.000 VNĐ):Ly thấp phục vụ khách uống trà: 30 chiếc (khoảng 5.000 VNĐ/chiếc).Ly nước trái cây, trà: 30 chiếc (khoảng 30.000 VNĐ/chiếc).In ly nhựa dùng 1 lần: 1000 chiếc, mỗi chiếc khoảng 500 đồng.Tủ lạnh để đồ: khoảng 5.000.000 – 7.000.000 VNĐ/chiếc.Máy dập nắp cốc nhựa: khoảng 1.000.000 VNĐ/cái.Ống hút dùng một lần: khoảng 100.000 VNĐ/bịch.Bình đựng nước trà: 2 cái (khoảng 100.000 VNĐ/cái).Khay bưng nước: 3 cái (khoảng 50.000 VNĐ/cái).Bình đun nước siêu tốc: khoảng 500.000 VNĐ/cái.In menu: khoảng 100.000 VNĐ.Nguyên liệu pha chế (sữa tươi, sữa đặc, siro, trà, yogurt…): khoảng 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ.
Lựa chọn trang trí đơn giản để giảm thiểu chi phí đầu tư
Nhìn chung, anh/chị sẽ phải bỏ ra ít nhất khoảng 45.000.000 VNĐ để mở quán trà sữa Take away. Ngoài ra, chủ quán cũng cần thêm một khoảng để duy trì hoạt động của quán đến khi quán có thể sinh lời.
Ưu điểm của loại hình kinh doanh này là số vốn bỏ ra và các chi phí cố định như mặt bằng, thuê nhân viên, điện nước… khá thấp. Tuy nhiên, với số vốn này, anh/chị sẽ khó thuê được một địa điểm kinh doanh “đắc địa” để thu hút khách hàng.
Vì kinh doanh nhỏ nên lợi nhuận thu được không quá cao cũng khó thu hồi vốn. Vì vậy, cần có chiến lược tốt để thu hút và giữ chân được khách hàng. Hơn nữa, tiền đặt cọc thường rơi vào khoảng 3 – 6 tháng tiền nhà, vì vậy cần cân nhắc thật kỹ khi mở quán với số vốn này.
4. Mở quán trà sữa vốn khoảng 100 triệu
Với số vốn đầu tư khoảng 100 triệu, anh/chị có thể thuê mặt bằng rộng hơn một chút và đa dạng hóa menu đồ uống của mình để phục vụ khách hàng. Ngoài ra, anh/chị cũng có thể mở dịch vụ cho thuê không gian quán tổ chức các sự kiện nhỏ để thu hút khách hàng biết đến quán nhiều hơn.
Chi phí thuê mặt bằng: Nên bỏ ra khoảng 15.000.000 VNĐ để thuê mặt bằng khoảng 25 – 35m2 ở một vị trí thuận lợi. Đồng thời, anh/chị cũng cần bỏ ra khoảng 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ để sửa sang, trang trí lại quán. Tổng chi phí khoảng 25.000.000 VNĐ.Chi phí nội thất sử dụng trong quán: Nội thất trong quán bao gồm bàn ghế, quạt/điều hòa, wifi tương tự như với mức vốn 50.000.000 VNĐ. Anh/chị có thể đầu tư nhiều bàn ghế hơn, chất lượng bàn ghế cũng tốt hơn. Tổng chi phí cho nội thất trong quán cần khoảng 30.000.000 VNĐ.Dụng cụ pha chế sử dụng trong quán (13.000.000 – 15.000.000 VNĐ): Anh/chị có thể mua tương tự như danh sách dụng cụ pha chế và đồ dùng sử dụng trong quán với số vốn 50.000.000 VNĐ.
Xem thêm: Trải Nghiệm 16 Món Ăn Sáng Ăn Gì Ở Vũng Tàu Đầy Đủ 3 Tiêu Chí: Ngon
Tuy nhiên, vì đa dạng thêm menu đồ uống nên cần bỏ ra thêm khoảng 2.000.000 VNĐ để mua máy ép hoa quả, 1.000.000 VNĐ để mua máy xay sinh tố, 500.000 VNĐ mua máy vắt cam…
Nguyên liệu pha chế: Vì mở rộng menu đồ uống, thêm các món đồ uống khác ngoài trà sữa nên nguyên liệu cũng phong phú hơn. Anh/chị cần bỏ ra khoảng 3.000.000 – 4.000.000 VNĐ/lần nhập nguyên liệu phục vụ quán.
Không gian quán trà sữa tương ứng với vốn khoảng 100.000.000 VNĐ không quá lớn và chỉ có thể decor đơn giản
Tổng chi phí khoảng 75.000.000 VNĐ (chưa bao gồm tiền cọc mặt bằng) để mở một quán trà sữa nhỏ, phục vụ khoảng 30 khách/lượt. Hãy cố gắng thương lượng với chủ mặt bằng để giảm chi phí đặt cọc và dùng chi phí đó cho đầu tư, duy trì hoạt động của quán cho đến khi thu được lời.
Ưu điểm của loại hình kinh doanh này đó là các chi phí như tiền mặt bằng, tiền thuê nhân viên, chi phí nội thất, tiền điện nước không quá lớn. Đồ uống cung cấp cho khách hàng là do anh/chị tự chọn nguyên liệu và pha chế nên có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, với số vốn này không dễ để thuê được mặt bằng rộng, đẹp và cũng khó đề trang trí quán lộng lẫy, thu hút. Hơn nữa, 100.000.000 VNĐ chỉ là mức vốn vừa vặn, anh/chị sẽ không có nhiều chi phí dự trù cho các hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu.
5. Mở quán trà sữa vốn từ 200 triệu trở lên
Với 200.000.000 VNĐ tiền vốn trong tay, anh/chị hoàn toàn có thể sở hữu một quán trà sữa rộng rãi ở vị trí đắc địa cùng thiết kế bắt mắt. Số vốn này cho phép thuê mặt bằng rộng tại các địa điểm gần trường học, trong các khu văn phòng hoặc trên các con phố đông đúc để thu hút được khách hàng trong khu vực và khách hàng vãng lai.
Với mức vốn 200.000.000 VNĐ, anh/chị có thể đầu tư hơn vào việc decor quán
Khi đã đủ tiềm năng tài chính, ngoài chi phí đầu tư thuê mặt bằng, anh/chị cần chú trọng về trang trí sao cho quán thật bắt mắt và tạo được dấu ấn riêng. Các khoản phí setup quán sẽ tương tự như khi đầu tư quán trà sữa với số vốn 100.000.000 VNĐ, tuy nhiên, chi phí thực tế sẽ nhỉnh hơn nhiều hoặc ít tùy thuộc vào độ đầu tư của anh/chị.
Ưu điểm khi sử dụng số vốn này là cho phép chủ quán thuê được địa điểm đẹp, dễ dàng thu hút khách hàng. Số tiền cũng đủ lớn để anh/chị có thể chăm chút cho quán nhiều hơn về thiết kế, máy móc, trang thiết bị và nguyên liệu pha chế. Đồng thời, dành tiền để đầu tư marketing quảng bá cho quán, tạo nên dấu ấn thương hiệu.
Tuy nhiên, số vốn lớn cũng mang đến nguy cơ rủi ro cao hơn. Bạn cần chắc chắn về khả năng quản lý của mình để giảm nguy cơ thất bại. Với 200.000.000 VNĐ, anh/chị cũng có thể cân nhắc đến việc mở quán trà sữa nhượng quyền thương hiệu.
Quán trà sữa vào buổi đông khách
Đây là hình thức kinh doanh rất ăn khách hiện nay, anh/chị sẽ được chuyển giao công nghệ, cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị và đồ dùng của thương hiệu, việc marketing cũng do thương hiệu thực hiện. Lúc này, bạn chỉ cần lo vốn mua nhượng quyền và chuẩn bị mặt bằng để bắt đầu kinh doanh.
Khi kinh doanh cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu bạn sẽ không cần lo lắng nhiều vấn đề như khi tự mở quán của riêng mình, lượng khách hàng cũng rất ổn định vì tên tuổi của thương hiệu đã được khẳng định.
Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh này anh/chị không thể tự tạo nên thương hiệu cho riêng mình mà chỉ có thể góp phần khẳng định tên tuổi của thương hiệu. Vì vậy có nên kinh doanh nhượng quyền trà sữa không còn phụ thuộc nhiều yếu tố mà anh/chị cần phải cân nhắc.
6. Case Study mở quán trà sữa nhượng quyền Royaltea
Royaltea là thương hiệu trà sữa nổi tiếng đến từ Hồng Kông. Năm 2017, Royaltea chính thức gia nhập thị trường Việt Nam và cho phép nhượng quyền thương hiệu để mở rộng mạng lưới của mình. Từ khi bước vào thị trường Việt Nam, Royaltea đã tạo được dấu ấn tốt và thu hút được một lượng lớn khách hàng Việt.
Royaltea thương hiệu trà sữa Hồng Kông nhượng quyền nổi tiếng tại Việt Nam
Rất nhiều cá nhân, đơn vị đã bắt đầu kinh doanh trà sữa với hình thức nhượng quyền thương hiệu của Royaltea. Chi phí mua nhượng quyền thương hiệu sẽ có sự thay đổi tùy thời gian đăng ký nhượng quyền và sự thỏa thuận của hai bên. Một số chi phí để nhượng quyền thương hiệu Royaltea như sau:
Phí nhượng quyền thương hiệu: 150.000.000 VNĐChi phí đầu tư máy máy, trang thiết bị, đồng phục nhân viên…: 100.000.000 VNĐThời gian: 5 nămTiền đảm bảo: 0% giá trị nhượng quyềnChi phí nghiên cứu thị trường, thuê mặt bằng và mua nguyên vật liệu: 100.000.000 – 120.000.000 VNĐNguồn vốn dự phòng: 50.000.000 – 100.000.000 VNĐ
Vậy chi phí để kinh doanh trà sữa theo hình thức nhượng quyền thương hiệu của Royaltea sẽ rơi vào khoảng 450.000.000 – 500.000.000 VNĐ.
Đây là số vốn tương đối lớn, tuy nhiên, theo báo cáo lợi nhuận của các cơ sở Royaltea, trung bị mỗi tháng, mỗi cơ sở đạt khoảng 200.000.000 VNĐ. Như vậy, chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn, anh/chị đã hoàn toàn có thể thu hồi được vốn đầu tư và nhận được lợi nhuận kinh doanh.
Trà sữa nhượng quyền hỗ trợ chủ quán rất nhiều trong các chương trình marketing, cách sáng tạo đồ uống… bởi tất cả đều có công thức sẵn có
Tuy nhiên, những chia sẻ trên đây chỉ mang tính tham khảo. Khi triển khai thực tế, có thể anh/chị sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấn đề phát sinh khác. Để nâng cao tỷ lệ mở quán thành công, anh/chị cần tham gia các khóa học quản lý quán cũng như các khóa học pha chế để nâng cao kinh nghiệm thực chiến.
Khi tham gia khóa học của travelhome.vn, anh/chị sẽ được giảng viên “cầm tay chỉ việc” cụ thể
Với mong muốn hỗ trợ tối đa cho các chủ quán mới kinh doanh, travelhome.vn luôn cập nhật module bài giảng phù hợp. Đồng thời, chúng tôi chú trọng nâng cao chất lượng học viên qua từng lớp bằng cách cho học viên “thực chiến” dưới sự dẫn dắt của các giảng viên nhiều kinh nghiệm.
Xem thêm: Vé Xe Khách Đà Nẵng Vinh Nghệ An: Limousine, Xe Khách Giường Nằm
Anh/chị có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về các khóa học của travelhome.vn tại địa chỉ sau: https://travelhome.vn/khoa-hoc
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO PHA CHẾ VÀ KINH DOANH travelhome.vn
Học viện đào tạo pha chế đầu tiên ứng dụng tư duy kinh doanh.
Hy vong bài viết kinh doanh trà sữa cần bao nhiêu vốn của travelhome.vn sẽ giúp anh/chị có lựa chọn đúng đắn cho quán trà sữa của mình. Chúc anh/chị thành công!
Bình luận