Top 15 Món Ăn Dân Dã Ngon Nổi Tiếng Nhất Miền Tây Nam Bộ, Bật Mí Những Món Ăn “Lạ” Ở Miền Tây Nam Bộ

SOHA TRAVEL sẽ giới thiệu tiếp theo đến bạn những món ăn đặc sản Miền Tây chỉ có duy nhất khi đi du lịch Miền Tây, các món ăn dân dã Miền Tây Nam Bộ sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm cực khó quên. Cùng măm măm tiếp các bạn nhé!

Danh sách các món ăn đặc sản Miền Tây Nam Bộ ăn vào là ghiền ngay

11. Cháo cá rau đắng

Món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Nguyên liệu nấu món này gồm cá lóc đồng và rau đắng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Thành phần làm nên gia vị cho món ăn là rau đắng. Người dân miệt vườn khi ăn món này chỉ cần đi một vòng trong vườn nhà là có đủ một rổ rau đắng tươi thơm ngon. Múc cháo ra bát, cho vào ít thịt cá lóc và thưởng thức với đĩa rau đắng tươi ngon. Bạn có thể nêm thêm một tí nước mắm, một lát chanh để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.

Đang xem: Top 15 món ăn dân dã ngon nổi tiếng nhất miền tây nam bộ

Món ngon Miền Tây sông nước – Cháo cá lóc ở miền Tây thường được chia làm hai loại là cháo cá lóc rau đắng hoặc cháo cá lóc rau mồng tơi. Nguyên liệu chính của món này là cá lóc đồng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Tùy sở thích mà người ta có thể ăn kèm món này với nấm rơm, thêm rau đắng hoặc rau mồng tơi, cải xanh. Trong những ngày nắng nóng, cháo cá lóc không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt.

*

Cháo cá rau đắng thanh mát ngon lành

Nguyên liệu nấu món cháo cá lóc rau đắng gồm cá lóc đồng làm sạch, lọc hết xương và ướp gia vị cho vừa ăn rồi mang hấp chín. Rau đắng là loại rau đắng đất, được mọc tự nhiên trong vườn nhà. Nấm rơm còn nụ tươi, hành ngò, gừng tươi cắt lát mỏng, tiêu, ớt, chanh, giá… Đặc biệt món cháo cá miền Tây này còn để thêm tương ngọt và lạc rang giã nhỏ cho có nhiều vị thơm ngon.

12. Chuột đồng

Thịt chuột là món ăn “khoái khẩu” không chỉ của người miền Tây Nam Bộ mà còn nhiều người nếu có dịp thưởng thức một lần. Đến mùa chuột, bà con nông dân thường xuyên tổ chức những buổi đi săn bắt chuột, trước là cải thiện bữa cơm gia đình, sau nhằm giới thiệu món ngon miệt đồng, cũng là cách làm giảm bớt chuột bảo vệ mùa màng.

Bên cạnh các món ngon từ chuột, người nội trợ ở đồng đất miền Tây Nam Bộ còn nghĩ ra món ngon độc đáo đó là chuột xào kiệu, cùng với hành tây, gốc hành lá, nấm rơm và rau cần tàu, người ta có một món ngon nhớ mãi. Gắp một miếng chuột cho vào miệng, nhai, nghe những sớ thịt chuột mềm trong răng và mỡ của nó tươm tràn trên mặt lưỡi. Cái vị ngọt béo, thơm của thịt chuột chưa kịp tan hết trong miệng, gắp vài ba củ kiệu, chấm tương ớt, sẽ nghe mùi hăng nồng đặc trưng của kiệu hòa trong mùi hăng nồng của hành tây và rễ hành lá. Đây là món ăn đặc sản Miền Tây được rất nhiều du khách yêu thích.

*

Món chuột nướng muối ớt – Cùng thưởng thức nàng “Tí” nào

*

Tour khu du lịch Lan Vương – Bến Tre 1 ngày

*

Chuột đồng quay lu ngon khó cưỡng

*

13. Lẩu mắm miền Tây

Đối với người dân Miền Tây thì Lẩu Mắm là một món ăn đặc sản ngon nhất, được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Nếu bạn đã từng đến đây và đã một lần thưởng thức Lẩu Mắm thì sẽ nhớ mãi hương vị của Miền Tây sông nước này. Từ các loại cá đồng, cá sông cùng nhiều loại rau có sẵn trong vườn nhà, người dân xứ miệt vườn đã làm nên món lẩu mắm độc đáo được nhiều người ưa thích.

*

Lẩu mắm đúng điệu miền Tây

Mỗi khi xa quê, những người con đất của phương nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm trong danh sách các món ăn dân dã đậm chất miền Tây.

*

Lẩu mắm phong phú với hàng chục nguyên vật liệu đi kèm

Lẩu mắm là món ăn đã có ở Cần Thơ từ rất lâu đời và được khen là món ăn ngon nhất nhì ở miền Tây sông nước mà du khách không thể bỏ qua. Nguyên liệu chính được làm từ mắm sặc hay mắm cá linh ở xứ Châu Đốc – An Giang, nước lẩu được nấu từ mắm với nước dừa hoặc nước hầm xương heo.

*

Kết đôi với nước lẩu đậm màu, đậm vị. 

Khi ăn bỏ thêm nấm rơm, cà tím, khổ qua sẽ tăng vị ngon ngọt và sắc màu cho nước, ăn kèm với thịt ba rọi, tép bạc, cá tra hoặc cá basa, cá kèo, tôm sú… Các loại rau và các loại bông ăn kèm nhúng vào nước lẩu mắm, ăn tái giòn, đượm vị mắm mà không mất mùi thơm của rau. Đây là món ngon độc đáo của Miền Tây.

14. Cá lóc hấp mẻ

Đồng bằng sông Cửa Long là “vựa” cá đồng rất phong phú. Trong các loài cá nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửa Long thì cá lóc là đặc sản tiêu biểu nhất, cá lóc được chế biến rất nhiều món như: cá lóc đắp bùn, cá lóc nướng trui, cá lóc nướng lá sen, cá lóc hấp bông so đũa khô, chiên, hấp, nấu canh…mời các bạn hãy thưởng thức món “cá lóc hấp mẻ” rất bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn.

*

Đến miền Tây bạn hãy thử dùng qua món cá lóc hấp mẻ rất bình dân nhưng không kém phần độc đáo. 

Cá Lóc chế biến cũng rất đơn giản, không cần đánh vẩy, cạo nhớt, mổ ruột, hay tẩm ướp gia vị trước. Đặc biệt cá ở đây là cá đồng nên khi ăn thịt rất thơm, mềm, dai rất ngon và có vị ngọt. Còn Cơm mẻ là chất làm chua từ cơm nguội cho lên men, có vị chua dịu, rất đặc trưng.

Hành củ cắt lát mỏng, hành cọng cắt khúc dài, lót dưới khay. Cá ngâm nước muối vài phút, rửa thật sạch, cho lên trên khay. Phủ một chén cơm mẻ lên mình cá, để lửa sôi liu riu. Thấy da cá nhăn nhíu lại là cá đã chín.

15. Lẩu cá linh bông điên điển

Dân Miền Tây ai cũng biết đến loài cá linh còn các du khách đã thưởng thức loài cá này thì sẽ ấn tượng mãi bởi thịt của chúng có vị rất đặc trưng. Cá linh hầu như không có xương nên ăn được nguyên con mà càng non thì thịt càng ngọt, béo ngậy.

Xem thêm: Nhuộm Tóc Màu Trà Sữa – Thuốc Nhuộm Tóc Màu Nâu Sữa

Cá linh đầu mùa hay cuối mùa chế biến theo cách nào cũng ngon và hấp dẫn như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, kho khóm, canh chua cá linh… Đặc trưng nhất là món lẩu cá linh bông điên điển, nước dùng được nấu bằng nước dừa tươi và me chua còn sống, nêm nếm hơi chua vừa ăn.

*

Thật vậy! cá linh non lăn bột có vị rất riêng khiến người ăn khó quên. Món ăn này phải ăn ngay sau khi chiên mới đảm bảo độ dòn, ngọt.

*

*

Đây là món ăn phổ biến vào mùa nước nổi (khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm). Để làm món ăn này, người ta chọn những con cá linh còn tươi rói, béo tròn, làm sạch mang, móc bỏ ruột, rửa lại bằng nước rồi để ráo. Bông điên điển chọn loại còn tươi, chưa bung cánh, khi ăn vừa giòn vừa có hương thơm nhẹ. Tùy theo từng vùng mà nước dùng của món lẩu này được nấu bằng nhiều cách khác nhau.

Có người ninh xương heo, xương cá để lấy vị ngọt, nhưng cũng có nơi nấu bằng nước dừa tươi để nước lẩu vừa trong vừa có vị ngọt thanh dễ chịu. Là món ăn hương đồng gió nội nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng, bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn kèm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món lẩu này trở nên đậm đà. Được xem là món ăn đặc sản Miền Tây nên bạn nhất định phải thưởng thức.

16. Bún nước lèo

Bún nước lèo là món ăn khá phổ biển tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ và đặc biệt nổi tiếng tại Sóc Trăng. Yếu tố quyết định tới độ ngon của mỗi tô bún chính là nhờ vào nước lèo nấu bằng mắm cá lóc, mắm cá bông hoặc mắm cá sặc đã được lược xác cẩn thận, trong vắt và dậy mùi.

Nước lèo muốn có hương vị đậm đà phải có thêm chút nước dừa tươi hay củ ngải bún. Tất cả những nguyên liệu đơn sơ như mắm, heo quay, bắp chuối… trông mỗi tô bún quyện vào nhau hài hòa tạo nên vị đặc sắc và chinh phục được khẩu vị của thực khách bốn phương.

Đến Miền Tây Nam Bộ bạn nhất định phải thưởng thức món ngon Miền Tây sông nước này!

*

Tổng hợp tour du lịch Miền Tây giá rẻ thưởng thức đặc sản miền sông nước

17. Bò bía

Bò bía là món ăn dân dã, cách làm vô cùng đơn giản. Chỉ cần cuốn hỗn hợp củ sắn, tép khô, xà lách, rau thơm, lạp xưởng, trứng trong một miếng bánh tráng mỏng là đã có một cuốn bò bía. Tương hột được chưng lên cho mềm nhừ, xay nhuyễn, thêm một chút ớt xay, một chút hành phi, đậu phụng là món chấm không thể thiếu món ăn này. Lần đầu ăn món này sẽ có nhiều người cảm thấy nhạt nhẽo nhưng càng ăn càng ghiền.

*

Giòn ngọt bò bía miền Tây

*

Đi du lịch miền Tây xắn tay áo để ăn bò bía giòn thơm nha!

18. Vịt nấu chao

Không phải cao lương mỹ vị, rất dân dã, mang đặc trưng Nam Bộ nhưng vịt nấu chao trở thành món khoái khẩu của nhiều người bởi hương vị thơm ngon rất riêng. Sự hòa quyện của Vịt Xiêm thượng hạng kết hợp với chao – một loại gia vị cực kỳ đặc trưng và thú vị của người Việt Nam.

*

Món Vịt nấu chao này là đặc trưng của vùng sông nước miền Tây.

*

Vịt nấu chao ngào ngạt hương vị Cần Thơ

19. Cháo cua đồng

Cháo cua đồng là món rất dễ ăn, ăn kèm với hột (trứng) vịt lộn và 5 loại rau gồm rau ngót, rau má, rau mồng tơi, rau đay, cải xanh và mướp hương. Đây lại là món ăn có tính thanh nhiệt, bổ dưỡng và có thể giúp hạ đường huyết nên thường được dùng trong những ngày hè oi bức, rất tốt cho sức khỏe.

*

Cháo cua đồng cực ngon – Món ngon độc đáo của Miền Tây

20. Gỏi sầu đâu

Sầu đâu là loài cây thân gỗ, cao to. Chùm nụ sầu đâu và những đọt lá non được người miền Tây xé nhỏ để làm gỏi, không cần qua sơ chế. Ngoài sầu đâu còn phải có cá lóc hay khô cá sặc nướng xé nhỏ thịt vừa ăn, thịt heo ba chỉ luộc vừa chín tới xắt sợi với tôm thẻ luộc lột vỏ, bỏ đầu.

*

Gỏi sầu đâu nức tiếng An Giang.

Xem thêm: Top 17 Nhà Xe Limousine Đi Hà Giang : Top Nhà Xe Tốt Nhất Đi Từ Hà Nội

Tất cả được trộn đều với dưa leo, cà chua xắt mỏng, me chín, xoài xanh vằm sợi, nước chấm dùng nước mắm ngon dằm me, ớt, bột ngọt và đường. Nét độc đáo của món gỏi sầu đâu là có đủ các vị đắng, ngọt, chua cay, bùi và béo nên ăn rất ngon miệng, dư vị còn lưu luyến đến mãi tận ngày hôm sau.

52 Cách Nấu Các Món Chè Ngon Như Ngoài Hàng, Cách Nấu Các Món Chè Ngon Như Ngoài Hàng
Trà Sữa Hoa Hương Dương – Trà Sữa Hoa Hướng Dương Âu Cơ
Tác giả

Bình luận

LarTheme