12 Bước Bắt Đầu Kinh Doanh Trà Sữa Đắt Khách, 12 Bước Bắt Đầu Kinh Doanh Trà Sữa Siêu Lợi Nhuận

Xu hướng kinh doanh trà sữa đang bão hòa do có nhiều quán mở ra nhưng không thể duy trì. Hãy cùng tham khảo 14 bí quyết kinh doanh trà sữa đến từ các chuyên gia travelhome.vn để có định hướng phát triển mô hình kinh doanh “tưởng dễ mà lại khó” này!

Xem thêm:

Kinh doanh quán trà sữa ăn vặt – ý tưởng độc đáoMô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt siêu lợi nhuận
1. Xác định mục tiêu kinh doanh2. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu3. Dự định vốn để mở quán4. Chuẩn bị menu cho quán5. Lựa chọn địa điểm quán6. Lên ý tưởng cho quán7. Thiết kế và thi công quán8. Nhập máy móc9. Tìm kiếm nguyên liệu10. Hoàn thiện thủ tục pháp lý11. Chuẩn bị nhân sự cho quán12. Vận hành quán đi vào quỹ đạo hoàn chỉnh13. Lên kế hoạch marketing cho quán14. Một số lưu ý khi mở quán trà sữa

1. Xác định mục tiêu kinh doanh

Bí quyết kinh doanh trà sữa đầu tiên và quan trọng mà bạn cần nắm rõ đó là xác định mục tiêu kinh doanh trà sữa. Ở bước này, chủ quán sẽ vạch ra những thông tin quan trọng, mang tính định hướng để triển khai mô hình kinh doanh của mình.

Đang xem: Kinh doanh trà sữa

Mục tiêu kinh doanh trà sữa bao gồm: 

Nghiên cứu đối thủ: Đầu tiên, anh/chị cần xác định được đối thủ của mình và tiến hành phân tích đối thủ. Hãy tìm ra điểm mạnh, điểm yếu (đối thủ) để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.Xác định thời gian thu hồi vốn: Khi đầu tư vào mô hình kinh doanh quán trà sữa, anh/chị sẽ bỏ ra một mức vốn nhất định. Do đó, để duy trì cũng như phát triển hoạt động của cửa hàng, nên xác định thời gian thu hồi vốn một cách cụ thể nhất sẽ giúp bạn định hướng việc kinh doanh tốt hơn.Xác định mục tiêu cho từng giai đoạn hoạt động và phát triển của quán: Anh/chị nên vạch ra những kế hoạch cho từng hoạt động kinh doanh, phát triển quán. Mỗi dự định cần có timeline triển khai cụ thể sẽ giúp việc triển khai trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ: 

Giai đoạn 1: Giới thiệu được thương hiệu quán đến người tiêu dùngGiai đoạn 2: Có được X% khách hàng mục tiêuGiai đoạn 3: Thu hồi được Y% vốn? Lãi được khoảng Z%…

2. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Bí quyết kinh doanh trà sữa thành công là xác định rõ khách hàng mục tiêu sẽ giúp chủ quán khu biệt được đối tượng mà mình hướng đến để có những phương án triển khai phù hợp. Chỉ khi xác định được khách hàng mục tiêu, anh/chị mới có thể đưa ra menu, định giá bán đồ uống, đưa ra cách decor quán thu hút…

Có thể nói, việc làm này quyết định đến 99% những gì anh/chị làm và kết quả đạt được.

Đối với các quán trà sữa, sẽ có 4 nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là:

Học sinh, sinh viên: Nhóm này chiếm khoảng 50% số lượng khách hàng mục tiêu. Họ thường đi theo nhóm, đi uống sau giờ học hoặc đi chơi. Đối tượng này còn đang đi học nên mức giá nên nằm trong khoảng dễ chịu 20.000 – 40.000đ/cốc.Nhân viên văn phòng: Chiếm khoảng 20% số lượng khách hàng mục tiêu. Họ thường đi một mình hoặc theo nhóm, vào quán khi được nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Những người này đã đi làm nên có thể chi trả mức giá cao hơn từ 40.000 – 60.000đ/cốc.Các cặp đôi hoặc gia đình: Chiếm khoảng 20% số lượng khách hàng mục tiêu. Số khách này thường đi theo đôi hoặc có cả trẻ nhỏ và đến vào buổi tối, cuối tuần. Mức giá chi trả linh động, ở khoảng 30.000đ trở lên.Khác: Nhóm này chiếm 10% số lượng khách hàng. Đó là những người không thuộc các nhóm trên nhưng yêu thích hương vị trà sữa, muốn đổi vị…

*

Khách hàng mục tiêu của quán trà sữa khá đa dạng, do đó bạn nên chọn 1 nhóm đối tượng để hướng đến nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp

3. Dự định vốn để mở quán

Trước khi mở bất cứ thứ gì, trong đó có quán trà sữa, anh/chị cũng phải dự trù được số vốn cần bỏ ra ban đầu. Nắm được số vốn dự định đầu tư và các đầu mục cần chi phí sẽ giúp chủ quán biết được cách phân phối dòng tiền.

Khi mở quán trà sữa, cần chuẩn bị trước những khoản chi phí sau:

Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí thuê mặt bằng thường tính theo thời hạn tối thiểu là 6 tháng. Thông thường, thuê mặt bằng gần khu trung tâm, thuộc trục đường lớn bao giờ cũng cao hơn trong ngõ, ngách. Chi phí thiết kế và trang trí, sửa sang quán: Phụ thuộc vào việc tự trang trí hay thuê đơn vị trang trí chuyên nghiệp, độ phức tạp của các chi tiết trang trí cũng như diện tích thiết kế…Chi phí nguyên liệu, trang thiết bị: Phụ thuộc vào nguồn cung cấp, loại nguyên liệu, thiết bị và số lượng nhập.Chi phí duy trì hoạt động: Lương nhân viên, chi phí điện, nước, wifi, làm giấy phép kinh doanh, marketing…

Lưu ý: Nên chuẩn bị một khoản tiền dự phòng để dành cho chi phí phát sinh, duy trì quán trong giai đoạn mới khai trương. Đây là giai đoạn cần thu hút khách, cần chi nhiều tiền cho quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, giảm giá mà số lãi thu thuộc chưa có bao nhiêu.

>>>Xem thêm: Khóa học pha chế trà sữa chuẩn vị Đài Loan

4. Chuẩn bị menu cho quán

Bạn nên chuẩn bị menu cho quán ngay từ lúc mới lên ý tưởng. Việc chuẩn bị menu sẽ mang đến nhiều lợi ích như:

XEM THÊM:  Nhà Hàng Tiệc Cưới Sân Vườn, Trung Tâm Hội Nghị & Tiệc Cưới Sân Vườn Le Jardin

Định hình được phong cách đồ uống của quán: Từ đó, có cách decor, trang trí phù hợp và thực hiện tốt các bước về sau, giúp quán thành công hơn.Tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng: Cho khách hàng thấy sự chuyên nghiệp của quán bằng sự đa dạng, phong phú của đồ uống.Chuẩn bị cho khâu tìm kiếm nguyên liệu tốt: Tìm trước được nguồn nguyên liệu chất lượng, giá rẻ, đủ nguồn cung.

Bí quyết kinh doanh trà sữa mang lại lợi nhuận cao được quyết định một phần ở công đoạn chuẩn bị menu trà sữa, cần đảm bảo 2 yếu tố sự phù hợp và sự đa dạng, phong phú. Anh/chị nên tham gia các khóa học pha chế chuyên nghiệp để cập nhật những công thức trà sữa hot nhất, từ đó tạo ra một menu “chất”.

Hiểu được điều đó, travelhome.vn đã thiết kế các khóa học về pha chế trà sữa nhằm giúp chủ quán có thêm kiến thức, kinh nghiệm để chinh phục lĩnh vực này.

Sau khi đã tham gia một khóa học chuyên nghiệp, để có thể chuẩn bị một menu tốt, anh/chị cần chú ý những điểm sau:

Chuẩn bị menu theo mùa: Mùa nào, thức ấy, mỗi mùa sẽ có một loại thức uống phù hợp khác nhau. Nguyên liệu theo mùa cũng có giá thành thấp hơn, giúp chủ cửa hàng tiết kiệm được một khoản chi phí.Có những vị truyền thống: Đây là hương vị dễ uống nhất và cũng dễ mix với các vị khác. Do đó, nên chuẩn bị vị truyền thống để phục vụ mix đồ và phục vụ nhóm đối tượng khách hàng yêu thích hương vị trà sữa truyền thống.Tạo sự mới lạ trong menu: Đồ uống mới, topping mới… là hướng đi dành cho anh/chị nếu muốn chinh phục hình thức kinh doanh này. Ngoài sự quen thuộc, khách hàng luôn muốn khám phá những điều mới mẻ, đổi khẩu vị và trải nghiệm hương vị trà sữa mới.Có những món đồ uống thịnh hành: Để thu hút những vị khách hàng thích theo trào lưu, xu hướng.Tạo ra hương vị đặc trưng: Dù có bao nhiêu loại thức uống thì thức uống của quán bạn nên có sự đặc trưng, khác biệt để khách hàng luôn nhớ đến. Đây cũng là món sẽ thu hút 1 lượng lớn khách vãng lai đến với quán.Đa dạng các loại topping: Topping tạo ra sự mới mẻ và quyết định 50% sự hấp dẫn của cốc trà sữa. Nó còn giúp bạn bán lãi cao hơn so với loại đồ uống không có topping đây là một bí quyết kinh doanh trà sữa thành công mà không phải ai cũng biết và áp dụng thành công.Chia ra từng nhóm đồ uống: Để khách hàng dễ lựa chọn, anh/chị nên chia đồ uống thành các nhóm trà sữa vị truyền thống, nhóm có mix thêm kem machiato, cheese hay đồ uống sáng tạo…

*

Menu của quán trà sữa cần phải đa dạng các món đồ uống và có sự phân chia thành các nhóm

5. Lựa chọn địa điểm quán

Địa điểm quán hợp lý sẽ giúp bạn thu hút được lượng khách hàng thân quen và cả khách hàng vãng lai. Dưới đây là một số điểm nên nhớ khi anh/chị chọn địa điểm đặt quán:

Tận dụng địa điểm sẵn có: Giúp tiết kiệm tiền thuê mặt bằngThuê địa điểm bên ngoài: Mất thêm một khoản tiền thuê mặt bằng nhưng sẽ chọn được địa điểm đúng ý.

Những điểm cần lưu ý: 

Khách hàng là học sinh, sinh viên: Có thể lựa chọn gần trường học, khu vui chơi…Khách hàng là nhân viên văn phòng: Có thể chọn địa điểm quán là các khu, tòa nhà cho thuê văn phòng.Khách hàng là cặp đôi: Chọn địa điểm quán gần công viên, các khu vui chơi của lứa đôi, rạp chiếu phim…Khách hàng là gia đình: Chọn địa điểm gần các khu chung cư, trung tâm thương mại.

6. Lên ý tưởng cho quán

Lên ý tưởng cho quán ở đây chính là việc lựa chọn mô hình kinh doanh. Việc chọn mô hình kinh doanh trà sữa sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư, hướng đến nhóm khách hàng khác nhau. Vì thế, nó là một yếu tố quan trọng.

Trên thị trường, có nhiều mô hình kinh doanh trà sữa như local brand (thương hiệu Việt), nhượng quyền thương hiệu, take away, nhỏ và vừa… Nhìn chung, có 2 mô hình kinh doanh chính là nhượng quyền hay tự xây dựng thương hiệu. Mỗi mô hình đều có ưu, nhược điểm riêng.

Nhượng quyền thương hiệu: 

Nhượng quyền thương hiệu là việc bạn mua thương hiệu khác như Gongcha, Dingtea, Chago, KOI… dựa trên công thức của họ và kinh doanh trà sữa dưới tên thương hiệu đó.

Ưu điểm: Kinh doanh dễ dàng hơn: Do thương hiệu đã nổi tiếng.Đồ uống chất lượng: Vì bạn đã được cung cấp công thức chuẩn của chuỗi.Nhược điểm:Vốn đầu tư lớn: Bạn phải chi tiền để mua thương hiệu, công thức. Số tiền đầu tư có thể từ hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng.Không phải tất cả mọi người đều biết thương hiệu đó: Hầu hết các thương hiệu lớn chỉ nổi tiếng ở thành phố. Nếu đặt địa điểm tại các vùng nông thôn, ít người uống trà sữa có thể khiến anh/chị gặp phải tình trạng mọi người không biết đến thương hiệu này.

Xây dựng thương hiệu riêng: 

Xây dựng thương hiệu riêng có nghĩa là bạn tự làm nên thương hiệu trà sữa của chính mình, ngay từ bước khởi đầu với những công thức riêng biệt.

Ưu điểm:Chủ động trong kinh doanhTiết kiệm vốn đầu tư: Anh/chị chỉ mất khoảng 5 triệu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, 4 triệu để tham gia khóa học pha chế trà sữa. Số tiền dư ra có thể dùng để trả phí thiết kế, xây dựng và duy trì quán.Nhược điểm: Phải mất nhiều thời gian và công sức để xây dựng thương hiệu và làm cho mọi người biết đến thương hiệu của bạn.

XEM THÊM:  5 Nguyên Nhân Thất Bại Của Trà Sữa Ten Ren

Xem thêm: Cho Thuê Xe Máy Tại Quy Nhơn Giá Rẻ 2021, Top Địa Điểm Cho Thuê Xe Máy Uy Tín Ở Quy Nhơn

*

Tùy theo đối tượng khách hàng cũng như nghiên cứu để tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp

7. Thiết kế và thi công quán

Thêm một bí quyết kinh doanh trà sữa thành công nữa đó là việc thiết kế quán đẹp sẽ giúp tạo ấn tượng với khách hàng, giúp họ nhớ và muốn đến với quán hơn. Nhiều người đi uống nước muốn trải nghiệm cảm giác thoải mái, thư giãn để gặp gỡ bạn bè, thậm chí là làm việc.

Đồng thời, việc thiết kế quán theo một concept thống nhất, rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng sản phẩm, chiến lược marketing…

Để có thể thiết kế quán đẹp, đúng ý định, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án là tự thiết kế hoặc thuê đơn vị thi công:

Tự thiết kế: Nếu bạn có khả năng thiết kế, hãy tham khảo các mẫu thiết kế đẹp. Sau khi đã có ý tưởng, cần mô phỏng lên bản vẽ trên giấy trước để tránh mất thời gian.Thiết kế thi công: Đối với người chưa có kinh nghiệm thiết kế, nên thuê đơn vị chuyên dụng, với giá giao động từ 200.000đ/m2. Sau khi đã có bản thiết kế đẹp, bạn hãy hiện thực hóa nó bằng cách cải tạo quán thông qua đội ngũ thi công.

Lưu ý: Nếu có thời gian, bạn nên trực tiếp giám sát thi công. Việc này sẽ giúp đảm bảo thi công đúng tiến độ, tránh các thất thoát có thể gặp phải.

8. Nhập máy móc

Chủ quán không thể tự pha chế bằng tay mà cần có các máy móc hỗ trợ để tạo sự chuyên nghiệp và giúp việc pha chế được nhanh hơn.Đây không phải là một bí quyết kinh doanh trà sữa, tuy nhiên máy móc sẽ giúp quán nâng cao năng xuất hoạt động. Một số loại máy móc quen thuộc trong quán trà sữa là:

Máy đảo  trà: máy đảo trà cho phép người pha chế pha trà và lọc bã một cách tối ưu.

Chi phí: Khoảng hơn 1 triệu.Hướng dẫn sử dụng: Cho trà vào phần túi lọc trong ống đựng trà, sau đó đổ nước vào và bật công tắc để máy tự đảo trà.

Bình ủ trà: Bình ủ trà  giữ nhiệt tốt, khiến chất trà ra nước.

Chi phí: Khoảng 350.000đ trở lên tùy kích thướcHướng dẫn: Sau khi đã pha trà và loại bỏ bã trà, bạn cho trà vào bình ủ rồi đóng nắp lại. Khi nào cần pha trà sữa, anh/chị hãy vặn vòi lấy trà.

Máy dập nắp: Máy dập nắp giúp miệng nắp chắc chắn, không bị đổ ra khi vận chuyển, tăng tính thẩm mỹ và kiểm soát được số lượng trà sữa bán ra.

Các loại máy dập nắp:Máy dập nắp thủ côngMáy dập nắp bán thủ côngMáy dập nắp tự động.Chi phí: Khoảng 1 – 12 triệu tùy loại máy.Hướng dẫn sử dụng:Máy dập nắp thủ công: Đặt cốc vào giá rồi đẩy giá cốc vào khuôn và gạt cần để dập miệng.Máy dập nắp bán tự động: Đặt cốc vào khuôn, máy sẽ tự động dập miệng cốc.Máy dập nắp tự động: Máy sẽ tự động đẩy cốc vào khuôn, dập nắp và nhả cốc trong vòng 2 giây.

Máy làm đá: Có thể sử dụng máy làm đá hoặc mua đá bên ngoài và bảo quản ở trong tủ giữ lạnh, khi cần thì lấy ra dùng cũng được.

Chi phí: 2 – 6 triệu.Hướng dẫn sử dụng: Cho nước vào khay để đông thành đá.

Máy làm mát: Máy làm mát giúp bảo quản trà tốt hơn, tạo ấn tượng và sự chuyên nghiệp, Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí, không dùng loại máy này cũng được.

Chi phí: Trên dưới 20 triệuHướng dẫn sử dụng: Cho trà vào máy để lạnh rồi lấy ra khi được.

Máy xay: Máy xay giúp xay nhỏ đá và trộn trà sữa đều hơn nhưng không có cũng được. Nó chủ yếu thích hợp để làm các món đồ đá xay.

Các loại máy xay: Máy xay gia đình, máy xay công nghiệp, máy xay đa năng và máy xay cầm tay.Chi phí: 200.000đ – 20.000.000đHướng dẫn sử dụng: Cho đá hoặc trà sữa vào máy, đóng nắp và nhấn nút xay hoặc chỉ cần cho vào đồ đựng, dùng máy xay cầm tay xay.

Máy định lượng đường: Loại máy này giúp pha trà sữa chuẩn vị 100%. Nếu không muốn đầu tư, anh/chị có thể dùng dụng cụ đong định lượng đường.

Chi phí: 4 – 6 triệu.Hướng dẫn sử dụng: Để cốc trà sữa phía dưới, nhấn nút tương ứng với lượng đường cần dùng, đường sẽ tự động nhả ra.

Để tạo tính chuyên nghiệp và pha chế trà sữa nhanh hơn, khi mở quán trà sữa bạn cần nhập các loại máy hỗ trợ

*

Để tạo tính chuyên nghiệp và pha chế trà sữa nhanh hơn, khi mở quán trà sữa bạn cần nhập các loại máy hỗ trợ

9. Tìm kiếm nguyên liệu

Nguyên liệu là yếu tố cần thiết để có được trà sữa ngon. Nguyên liệu phải có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo, tốt cho sức khỏe người dùng, để tăng uy tín, tránh bị “tẩy chay” nhãn hàng.

Các loại nguyên liệu cần có: Trà, topping (trân châu đen, trân châu trắng, thạch hoa quả, thạch thủy tinh, thạch dừa, đậu đỏ…), hương liệu (bột trà sữa, syrup, đường nước…).Các vật liệu cần có: Cốc, ống hút, màng dập nắp…

Lưu ý: Số lượng các nguyên liệu, vật liệu cần nhập sẽ phụ thuộc vào menu.

*

Nguyên liệu tươi sạch, an toàn với sức khỏe là cách ghi điểm tốt nhất với người dùng

XEM THÊM:  Bep Thai Koh Yam Thái Hà Hàng Bếp Thái Koh Yam, Bep Thai Koh Yam

10. Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Để quán có thể hoạt động thuận lợi, làm ăn lâu dài, chủ quán cần hoàn thành đầy đủ các thủ tục pháp lý như giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận an toàn thực phẩm…

11. Chuẩn bị nhân sự cho quán

Sau khi hoàn thiện các bước trên, anh/chị cần tuyển dụng nhân sự. Các vị trí cần tuyển dụng là:

Quản lý: Lương từ 7 – 10 triệuNhân viên (pha chế, phục vụ, thu ngân, bảo vệ, tạp vụ): 3 – 5 triệu, 12.000 – 20.000đ/giờ tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm.

Về cơ bản, pha chế trà sữa không hề khó, bạn có thể tuyển nhân viên học việc hoặc chưa có kinh nghiệm về đào tạo. Đối với quán quy mô nhỏ, bạn có thể là pha chế chính của quán.

12. Vận hành quán đi vào quỹ đạo hoàn chỉnh

Sau khi tuyển dụng nhân sự, người mở quán cần đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, cách phục vụ, phổ biến những quy định chung, chế độ khen thưởng, kỷ luật, nghỉ phép… của nhân sự.

Để đảm bảo quán có thể vận hành suôn sẻ từ ngày khai trương, trước đó bạn nên cho quán chạy thử và mời bạn bè, mở cửa đón khách trước. Trong lúc ấy, hãy quan sát thật kỹ, tìm ra lỗ hổng trong khâu vận hành để sửa chữa và chuẩn bị tốt nhất cho buổi khai trương.

13. Lên kế hoạch marketing cho quán

Lên kế hoạch marketing cho quán là một điều không thể thiếu để thu hút khách hàng chú ý và tới quán của bạn ngay từ ngày khai trương. Nếu có được lượng khách vào ngày khai trương tốt kết hợp với trà sữa ngon, phục vụ thân thiện, chắc chắn bạn sẽ có được lượng khách ổn định.

Bạn có thể lên một số chiến lược marketing như: 

Giảm giá: Giảm 20% khi checkin, vào ngày khai trương và thứ 5 trong tuần, giảm 50% cho 100 khách hàng đến đầu tiên…Tặng thêm: Mua 2 tặng 1, mua 3 tính tiền 2, mua trà sữa tặng thêm topping hoặc đồ ăn.Tặng quà: Tặng móc khóa cho 50 đơn hàng đầu tiên, đơn hàng trên 200.000đ…Freeship: Miễn ship với hóa đơn trên 200.000đ, hóa đơn thứ 2 trong ngày…Hưởng ứng chiến dịch bảo vệ môi trường: Tặng túi vải, sử dụng ống hút cỏ, gạo, inox, tre, gỗ…Tổ chức chương trình ca nhạc: Mời MC, ca sĩ nổi tiếng…

Sau khi đã lên chiến lược, hãy quảng bá các chương trình của quán bạn tới khách hàng thông qua:

Treo băng rôn, biển hiệu ngay đầu quánPhát qua loa đài thông báoMạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram…Báo/Trang tin điện tử: Kênh 14, Lozi, Foody…Truyền miệng: Thông qua bạn bè, người thân, hàng xóm…

Lưu ý: Chiến lược marketing và cách quảng bá cần được dựa trên nguồn tài chính sẵn có và đối tượng khách hàng mục tiêu.

14. Một số lưu ý khi mở quán trà sữa

Để quán trà sữa có thể tồn tại lâu trong lòng khách hàng, thu hút ngày càng nhiều người hơn, cần chú ý một số điều cơ bản sau:

Tạo dấu ấn riêng cho quán trà sữa của bạn: Đó có thể là việc dùng các vật liệu thân thiện môi trường, sử dụng một màu sắc chủ đạo hay có một vị đặc trưng xuyên suốt các sản phẩm đồ uống… Điều này tạo ra sự khác biệt, khiến khách hàng nhớ lâu về quán.Đa dạng hình thức bán trà sữa: Bán cả offline tại cửa hàng lẫn online thông qua mạng app giao hàng, app đặt đồ ăn uống… kết hợp với hình thức giao hàng tận nơi.Phát triển chiều sâu của quán: Pha chế các đồ uống ngày càng chất lượng và độc đáo, thường xuyên ra món mới định kỳ…Mở rộng trên cơ sở đã có:  Mở rộng cơ sở vật chất: Cải tạo lại không gian, mở rộng mặt bằng, đầu tư thêm cơ sở vật chất, thiết bịMở rộng khách hàng mục tiêu: Ngoài đối tượng khách hàng mục tiêu chính, bạn có thể nâng cấp quán để đáp ứng được nhu cầu cả nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.Mở rộng sản phẩm: Bán theo combo, kết hợp với các thức ăn, đồ uống khác như trà sữa với thức ăn nhanh, các loại trà, bánh ngọt, kem…Mở rộng sự kết hợp: Hãy tạo ra sự kết hợp với dựa trên công thức cơ bản như trà sữa nha đam thành trà sữa nha đam mật ong…

14 bí quyết kinh doanh trà sữa trên được các chuyên gia travelhome.vn đúc rút từ kinh nghiệm mở quán trà sữa của chính bản thân, của các học viên cũng như những người đi trước. Hy vọng với những chia sẻ này, anh/chị đã có cái nhìn cụ thể hơn về kinh doanh quán trà sữa và áp dụng thành công.

*

travelhome.vn – nơi chắp cánh ước mơ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực pha chế và kinh doanh đồ uống

Các anh/chị nên tham gia khóa học pha chế và cách vận hành quán để nắm được những kiến thức, kinh nghiệm và có thể “thực chiến” được ngay. Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc cung cấp cả khóa học pha chế và kinh doanh, đem đến giải pháp trọn gói cần thiết, travelhome.vn sẽ luôn đồng hành cùng anh/chị khi muốn mở quán.

Xem thêm: Hotel Tigon Dalat Hostel Hotel, Tigon Dalat Hostel

travelhome.vn – Trung tâm đào tạo pha chế hàng đầu tại Việt Nam – Đồ uống ngon, cost thấp và quản lý cửa hàng hiệu quả.

_______________________________________

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO PHA CHẾ VÀ KINH DOANH travelhome.vn

???? Website: https://travelhome.vn

???? Add: 156 Xã Đàn 2, Hà Nội | Hotline: 0985965732 – 0942042989

???? Chat với tư vấn viên để nhận ưu đãi: m.me/HocVientravelhome.vn

???? Lịch khai giảng: https://bit.ly/31bk07V

???? Tham khảo các khóa học của travelhome.vn: https://travelhome.vn/khoa-hoc

Công Ty Thiết Kế Thi Công Nhà Hàng Đẹp 2020, Thiết Kế Nhà Hàng Tiệc Cưới Đẹp Lộng Lẫy
Bán Biệt Thự Vinhomes Riverside Bằng Lăng, Bot Protection
Tác giả

Bình luận

LarTheme