Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Tử 2 Ngày, Thảnh Thơi Hành Hương Về Đất Thiêng Yên Tử

Hành trình du lịch Hạ Long không chỉ dừng lại trong thành phố Hạ Long mà còn có cả Yên Tử – một thắng cảnh tâm linh mà người lớn tuổi thì muốn ghé qua bái Phật, cảm ơn chuyến đi bình an; còn người trẻ tuổi đi Tour Hạ Long lại muốn đến check-in cảnh đẹp cho trọn vẹn chuyến đi. Dù là lý do nào, Yên Tử cũng luôn là điểm đến không thể bỏ qua.

Đang xem: Du lịch yên tử

*

*

*

*

*

Trong phần 1 của cẩm nang này, chúng tôi đã nói về việc nên đi Yên Tử mùa nào, di chuyển như nào, có thể nghỉ ở Yên Tử không… Còn trong phần này, chúng tôi sẽ tiếp tục với thông tin những cảnh đẹp nhất, đáng ghé qua nhất ở Yên Tử cũng như nên mua gì về làm quà và một số lưu ý quan trọng khác.

*

Cảnh từ núi Yên Tử

 

Cảnh đẹp đặc sắc nhất ở Yên Tử

Bước chân vào ‘cõi Phật nơi hạ giới’, khách du lịch Yên Tử sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh quá đỗi yên bình khi thiên nhiên, đất trời và con người như giao hòa là một. Chúng tôi xin gợi ý một vào điểm tham quan hấp dẫn, hớp hồn khách du lịch mà du khách không thể bỏ lỡ trong chuyến tham quan Yên Tử sắp tới đây.

 

Chùa Trình

Chùa Trình hay còn được biết đến theo tên gọi khác là đền Trình hay chùa Bí Thượng. Chùa Trình nằm ở Bí Thượng, Phương Đông, Uông Bí, Quảng Ninh. Tọa lạc ở độ cao hơn 1000 mét, ngôi chùa nổi tiếng này gần như chạm tới trời mây trên đỉnh Yên Tử.

*

Ngôi chùa cổ tuổi đời khoảng 400 năm này được xây dựng từ thời Hậu Lê với kiến trúc hình chữ Nhất. Tuy nhiên, sau này vào đầu thế kỷ XX nó được thay đổi thiết kế thành lối kiến trúc chữ Đinh. Đến năm 2006, chùa đã được tu sửa và xây dựng lại với quy mô mở rộng, khang trang như ngày hôm nay. Bên ngoài chùa Trình là dòng suối nhỏ với dòng nước trong vắt, róc rách chảy qua từng khe đá chênh vênh. Tiếng gió hòa cùng từng nhịp chuông chùa giữa không gian thanh tịnh khiến tâm hồn ta thêm thanh thản. Đây cũng là nơi vua Trần Nhân Tông chọn làm chốn quy y, về với Đức Phật. Bên trong chùa bao gồm: Tiền đường, Chính điện thờ Đức Phật, tòa Tả Vu và Hữu Vu thờ Thập Bát La Hán, cùng nhà thờ Tổ, Tam Tổ Trúc Lâm, các ban Trần Triều, Tam Hòa Thánh Mẫu, Tam Vương,… dừng chân lại chùa Trình, nghỉ ngơi đôi phút để bắt đầu cuộc hành trình mới đến Yên Tử gian lao nhưng đầy thú vị nhé!

 

Suối Giải Oan

*

Dòng suối đi cùng câu chuyện có thật kể về hàng trăm phi tần, cung nữ trong cung quá yêu quý đức vua, đã trẫm mình xuống dòng nước xiết để cầu xin vua Trần Nhân Tông không quy y. Nhà vua đã cho dựng dùng để giải oan cho những cung nữ đã vì mình mà chết.

 

Chùa Giải Oan

*

Ngôi chùa còn có tên gọi khác là chùa Hạ. Cùng với chùa Hoa Yên và chùa Đồng, chùa Giải Oan một trong ba ngôi chùa nổi tiếng nhất ở núi Yên Tử. Trong hành trình khám phá Yên Tử, bạn sẽ đi qua chùa Giải Oan đầu tiên, hãy dành đôi phút nghỉ chân tại ngôi chùa này và ngắm nhìn khung cảnh yên bình quanh ngôi chùa này. Chùa được xây dựng theo cấu trúc chữ Đinh, bao gồm 5 gian và hậu cung mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

XEM THÊM:  đặt phòng đà lạt giá rẻ

 

Chùa Hoa Yên

*

Người ta còn gọi chùa Hoa Yên là chùa Cả hay chùa Phù Vân. Ngôi chùa này tọa lạc trên đỉnh Yên Tử và nằm ở độ cao 516m. Trước đây chùa từng có tên là chùa Vân Yên nhưng sau khi vua Lê Thánh Tông đến tham quan và nhìn thấy quang cảnh chùa muôn vàn sắc hoa, bèn đổi tên thành chùa Hoa Yên. Ở phía trước chùa là Huệ Quang Kim Tháp và hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ chủ yếu được xây từ thời nhà Trần.

 

Chùa Một Mái

*

Đây là ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lê, còn có tên gọi khác là chùa Bồ Đà. Sở dĩ người ta đặt tên cho ngôi chùa là Một Mái bởi chùa tọa lạc ở địa thế lưng chừng núi: một nửa phô ra giữa mây trời, một nửa lại ẩn mình trong hang động. Chùa bao gồm 3 gian chính: gian đầu thờ Đức Chúa Ông, Tổ Phật và Tam Tổ Trúc Lâm; gian giữa thờ Ban Thường Trụ Tam Bảo và gian trong cùng thờ Quan Âm Bồ Tát. Phía trước chùa là Tháp Thanh Long thờ Thiền sư Nguyên Hội – một nhà sư đức độ đã có công lớn với chùa. Phía bên cạnh chùa có rất nhiều cây quýt đại thụ, cây bồ hòn và nhiều loại cây thuốc quý hiếm mọc ở quanh vách núi.

 

Chùa Bảo Sái

*

Ngôi chùa được lấy tên theo một vị đệ tử thân tín của vua Trần. Đây là nơi biên soạn và lưu trữ các tài liệu kinh văn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngôi chùa này quanh năm mang một vẻ yên bình, tĩnh lặng và hoài cổ.

Xem thêm: oppa homestay

 

Chùa Vân Tiêu

*

‘Vân Tiêu’ có nghĩa là tầng mây – cái tên đã cho chúng ta phần nào hiểu được vẻ đẹp dung dị hòa quyện cùng mây trời của ngôi chùa này. Chùa Vân Tiêu tọa lạc ở phía Tây đỉnh Yên Tử. Do địa hình dãy núi đồ sộ chắn ngang nên luồng không khí biển không thổi vào được, ngưng tụ thành những đám mây tầng tầng lớp lớp bao quanh ngôi chùa.

 

Cổng trời, Bia Phật

*

Để đến chùa Đồng, khách du lịch Yên Tử sẽ cần phải vượt qua cửa ải ‘Cổng trời’ – nơi có hàng nghìn phiến đá trầm tích to lớn, sắp xếp một cách tự nhiên dẫn bạn vào chốn linh thiêng. Du khách cũng sẽ nhìn thấy một phiến đá lớn được dựng dọc lên, phía bên trên có khắc: Ai Di Đà Phật – Tứ Tự Hồng Danh – được gọi là Bia Phật.

 

Chùa Đồng

*

Đây là ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh núi cao nhất Yên Tử, được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất. Nằm ở độ cao 1.068m, ngôi chùa như hòa vào cảnh sắc mê hoặc của mây trời. Chùa Đồng được đúc theo nguyên mẫu chùa Keo với sức nặng lên tới 70 tấn. Điều đặc biệt ở ngôi chùa này là đường nét hoa văn tỉ mỉ, được chạm khắc vô cùng tinh xảo và điêu luyện theo phong cách nhà Trần. Đây cũng là một trong những nơi khách du lịch Hạ Long muốn ghé đến check-in nhiều nhất ở Yên Tử.

 

XEM THÊM:  Tiếng Anh Du Lịch 101: Từ Vựng Chủ Đề Du Lịch Cho Những Ai Cần

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

*

Hay còn có tên gọi khác là chùa Lân. Đây chính là ngôi chùa mà vua Trần Nhân Tông đã chọn làm nơi quy y cửa Phật. Sau này, chùa là nơi Phật Hoàng thường tụng kinh, giảng đạo cho cho các chư tôn và tăng nhi cho đến cuối đời. Gọi là chùa nhưng thực chất đây giống như một trường học nhiều hơn, vì vậy quan khách có thể ghé đến và tham quan hơn là đi cầu thỉnh.

 

Vườn tháp Huệ Quang

*

Đây là nơi cất giữ phần xá lợi của vua Trần Nhân Tông. Suốt hơn 700 năm qua, vườn tháp Huệ Quang được tu sửa, trùng tu vô số lần cho đến khi đẹp đẽ như ngày hôm nay. Ngọn tháp cao 7m, bao gồm 5 tầng ghép bằng những khối đá xanh, được chạm trổ nét hoa văn sóng nước vô cùng uyển chuyển và xuất thần. Trên đài tháp là 102 cánh sen trang trí hoa dây mềm mại đặc trưng kiến trúc thời Trần. Phía quanh là những hàng cây cổ thụ vươn mình che chắn gió mưa cho ngọn tháp. Sự tôn nghiêm ẩn mình trong dáng vẻ cổ kính đã khiến tháp Huệ Quang trở thành chứng tích quan trọng bậc nhất trong khu danh thắng núi Yên Tử.

 

Ghé thăm khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử

*

Tây Yên Tử là một điểm đến vô cùng mới lạ và hấp dẫn trong những năm gần đây mà bạn không nên bỏ lỡ trong chuyến hành hương về với Đất Phật của mình. Chặng đường từ sườn đông Yên Tử (Quảng Ninh) đến sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang), du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cánh đồng lau nở trắng muốt bên đường. Dự án Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử được tỉnh Bắc Giang đầu tư khá mạnh mẽ và công phu trong những năm gần đây. Đến với Tây Yên Tử, du khách sẽ được hòa mình vào cảnh sắc sơn thủy hữu tình, nét huyền bí của những khu rừng nguyên sinh rậm rạp và cả sự uy nghi, bề thế đầy sự thâm nghiêm của các công trình, kiến trúc nơi đây. Nếu phần Đông Yên Tử có nhiều chùa chiền, thích hợp cho du khách đến bái Phật thì khu sinh thái ở phần Tây Yên Tử lại được khách đi tour du lịch Hạ Long ghé qua check-in ngắm cảnh nhiều hơn.

Khi mới bắt đầu từ năm 2014, dự án khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử bao gồm 4 chùa chính độc lập: chùa Trình, chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng nằm trên diện tích 13,8 ha. Đến nay, du khách có thể ghé thăm chùa Trình, chùa Hạ, khu di tích chùa Bổ Đà, khu di tích suối Mỡ,… Từ Tây Yên Tử, du khách có thể đi cáp treo đến chùa Đồng trong quãng đường dài 2km với cảnh sắc thiên nhiên hòa cùng đất trời đầy thi vị.

 

Thức quà quý mua về làm quà

Măng trúc tươi Yên Tử

*

Trong chuyến hành hương đến thăm Yên Tử, đừng bỏ lỡ dịp thưởng thức món măng trúc tươi trứ danh. Không giống với bất kỳ loại măng nào khác, măng trúc Yên Tử có hình dáng thon dài, cùng với vị ngọt và độ giòn rất đặc trưng. Măng trúc có thể chế biến muôn hình vạn trạng thành món xào, luộc, nhồi thịt,… đều vô cùng đậm đà và ngon miệng. Đặc biệt, nếu khách du lịch Yên Tử chưa thử món ăn măng trúc luộc chấm muối vừng thì đây sẽ là một ý tưởng tuyệt vời trong những ngày thời tiết se lạnh như mùa đông ở miền Bắc.

XEM THÊM:  thuê xe ô tô đà nẵng

 

Bánh tài lồng ệp

*

Một món bánh đặc sản của người dân tộc Sán Dìu (Quảng Ninh) với cái tên khá lạ tai. Món bánh có vị dẻo của gạo nếp, vị ngọt thơm của mật cùng với màu nâu đậm khá bắt mắt. Thông thường, bánh được lát mỏng, rán mềm rồi bày bán. Ai ăn bao nhiêu thì người chủ quán sẽ cắt ra bấy nhiêu để đảm bảo bánh luôn nóng hổi.

Xem thêm: #7 Nhà Xe Limousine Hà Nội Sầm Sơn _ Top Những Nhà Xe Đáng Lựa Chọn Nhất

 

Dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử

*

Xuất xứ nguồn gốc là từ những cây thuốc quý như địa liền, gừng gió, trầu một lá,… trên núi Yên Tử, dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử là một loại dầu thảo xoa bóp cực kỳ hữu hiệu. Đừng quên mua loại dầu này cho người thân của bạn nếu như họ gặp những vấn đề về xương khớp hoặc bệnh lý phong tê thấp nhé!

 

Chả mực Hạ Long

*

Món đặc sản chả mực Hạ Long – Quảng Ninh thì không có gì phải bàn về độ ngon miệng và đặc sắc. Chả mực được làm từ mực tươi giã thủ công bằng tay sao cho hỗn hợp phải vừa đều nhưng vẫn còn những miếng mực nhỏ, vừa có độ kết dính nhất định. Sau đó người ta tẩm ướp với các loại gia vị như hạt tiêu, nước mắm,… rồi nặn thành những miếng chả mực vừa bằng lòng bàn tay trước khi cho lên chiên vàng. Chả mực Hạ Long chuẩn có độ giòn sần sật, độ ngọt thơm đặc trưng của mực biển. Món ăn này chấm cùng tương ớt, lai rai cùng chén rượu thì quả thực là hết sảy!

 

Nem chua Quảng Yên

*

Không nổi tiếng bằng nem chua Thanh Hóa, nhưng nem chua Quảng Yên có nét đặc sắc riêng mà du khách ăn một lần, nhớ đến cả một đời! Những chiếc nem có dáng vóc nhỏ nhắn, bên trong là thịt lợn tươi xay nhuyễn, bì lợn thái mỏng, thính, lá sung… là một thức quà quý mà du khách nên tham khảo.

 

Một số lưu ý quan trọng khi đến Yên Tử

Để có một hành trình khám phá vẻ đẹp Yên Tử trọn vẹn nhất, khách du lịch Hạ Long – Yên Tử nên chuẩn bị hành trang đầy đủ và lưu ý một số điều sau đây:

Trang phục: Vì chùa là nơi thâm nghiêm và linh thiêng, nên du khách cần ăn mặc lịch sự, tránh phản cảm và đi ngược lại thuần phong mỹ tục. Chặng đường leo núi cũng rất cheo leo, nên bạn cần chuẩn bị trang phục gọn nhẹ. Đặc biệt vào mùa đông, du khách nên mặc áo phao mỏng nhẹ nhưng phải đảm bảo giữ ấm trong suốt hành trình. Vậy nên nếu bạn đi từ Hạ Long về Yên Tử (nhất là vào mùa hè) thì ngày tham quan Yên Tử nên mặc sẵn đồ kín đáo, lịch sự, thay vì mặc quần ngắn, váy ngắn mát mẻ như khi du lịch Hạ Long nhé! Giày dép: Vì địa hình cheo leo, khúc khuỷu nên một đôi giày bệt hoặc giày thể thao thoải mái chính là lựa chọn sáng suốt giúp du khách không bị đau chân hoặc trượt ngã.

Khu Du Lịch Buôn Đôn Thăm 'Chú Voi Con Ở Bản Đôn' Huyền Thoại
Du Lịch Lào Cai – &#8220Tất Tần Tật&#8221 Kinh Nghiệm
Tác giả

Bình luận

LarTheme