10 Module Dự Án Tăng Cường Khả Năng Sẵn Sàng Đi Học Cho Trẻ Mầm Non

Tài liệu bổ trợ Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non – Module 1: Kiến thức chung về quản lý chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

Đang xem: Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học

*

DownloadVui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của module 1: Quan niệm về chất lượng và chất lượng trong giáo dục mầm non, các mô hình quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non, các văn bản kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

Xem thêm: Nhà Xe Giường Nằm Kim Hoàng Tuyến Sài Gòn, Chành Xe Gửi Hàng Kim Hoàng Sài Gòn

*

Nội dung Text: Tài liệu bổ trợ Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non – Module 1: Kiến thức chung về quản lý chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

Xem thêm: Các Món Ăn Đặc Sản Miền Trung Với 25 Món Ăn Ngon Mát Lòng Du Khách

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON MODULE 1KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non) TÀI LIỆU BỔ TRỢ MỤC LỤCA. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3B. MỤC TIÊU 4C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4D. CÁC HOẠT ĐỘNG 6Hoạt động 1. Chất lượng và chất lượng giáo dục mầm non …………………………… 6Hoạt động 2. Các mô hình quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượnggiáo dục ………………………………………………………………………………………………… 20Hoạt động 3. Định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non…………………………………………………………………………………………………………….. 37Hoạt động 4. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non ……………………. 39Hoạt động 5. Các văn bản liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục trườngmầm non ……………………………………………………………………………………………….. 41 2A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Chất lượng giáo dục cho đến nay vẫn luôn mang tính thời sự và có tầmquốc tế. Mặc dù vậy, từ nhận thức bản chất của khái niệm đến cách tiến hành xemxét để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục không phải là điều đơngiản. Vì vậy, hiểu đầy đủ về chất lượng giáo dục và quy trình, phương pháp, kỹthuật đánh giá chất lượng giáo dục một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn pháttriển của xã hội, của giáo dục trong là một yêu cầu cấp bách. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam và tham khảo các mô hìnhbảo đảm chất lượng của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới, đếnnay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã xây dựng được mô hình bảo đảm chấtlượng giáo dục cho tất cả các cấp học, bậc học. Kiểm định chất lượng giáo dục(KĐCLGD) là một giải pháp quản lý chất lượng giáo dục, đã được Bộ GDĐT chỉđạo thực hiện trong tất cả các cấp học, bậc học, ngành học trong đó có các trườngmầm non. Tài liệu này cung cấp cho cán bộ các Sở GDĐT, các Phòng GDĐT,cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non những vấn đề cơ bản về quản lý chấtlượng và KĐCLGD để hỗ trợ cho việc triển khai thực hiện hiệu quả công tácKĐCLGD tại các cơ sở giáo dục. Nội dung của module: 1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng trong giáo dục mầm non. 2. Các mô hình quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượng giáo dục. 3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non. 4. Định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non. 5. Các văn bản KĐCLGD trường mầm non. Thời gian học tập: 30 tiết (Lý thuyết: 10 tiết; thảo luận, thực hành: 10 tiết;tự nghiên cứu: 10 tiết). Hình thức học: Hướng dẫn từ xa qua forum, kết hợp giữa việc đọc, nghiêncứu tài liệu với trao đổi, thảo luận, thực hành. Thực hiện chương trình: Tư vấn Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đihọc cho trẻ mầm non. Đơn vị tổ chức thực hiện: Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học 3cho trẻ mầm non.B. MỤC TIÊU Người học được trang bị: 1. Về kiến thức – Quan niệm về chất lượng và chất lượng trong giáo dục mầm non; – Các mô hình quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượng giáo dục; – Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; – Định hướng đổi mới quản lý chất lượng giáo dục trường mầm non; – Các văn bản KĐCLGD trường mầm non. 2. Về kỹ năng – Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát; – Làm việc độc lập, tư duy phản biện; – Thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm. 3. Về thái độ – Nhận thức đúng về công tác KĐCLGD trường mầm non, từ đó triển khaicông tác KĐCLGD trường mầm non có chất lượng; – Chủ động, tích cực, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhàtrường, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục.C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Astin A.W (2004), Đánh giá chất lượng để đạt được sự hoàn hảo (Triếtlý và thực tiễn trong nhận xét và đánh giá chất lượng giáo dục đại học), Nxb Đạihọc Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2025), “Chuyên đề 3: Một số vấn đề về đàotạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông”,Một số vấn đề về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông -Tài liệu Lưu hành nội bộ, Hà Nội 3. Trần Thanh Bình, Hà Đức Vượng, Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Đại Dương(2010), Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông, Tài liệu bồi dưỡng của TrườngCán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Hữu Châu và cộng sự (2008), Chất lượng giáo dục, những vấn 4đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Đức Chính và cộng sự (2002), Kiểm định chất lượng trong giáodục đại học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Lê Vinh Danh (2006), “Một số vấn đề lý luận về bảo đảm chất lượngđào tạo trong giáo dục đại học” – Kỷ yếu Hội thảo bảo đảm chất lượng trong đổimới giáo dục đại học, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), “Về một số khái niệmthường dùng trong bảo đảm chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 66,Hà Nội. 8. Dự án SREM (2009), Giám sát, đánh giá trong trường học, Nxb Hà Nội. 9. Phạm Quang Huân (2010), Về quản lý chất lượng trong giáo dục phổthông hiện nay, theo Internet. 10. Lê Đức Ngọc (2009), “Tổng quan về đảm bảo và kiểm định chất lượnggiáo dục”, Tài liệu tập huấn tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông, Cục Khảothí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Hà Nội. 11. Lưu Thanh Tâm (2003), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế,Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 12. Phạm Xuân Thanh (2005), “Hai cách tiếp cận trong đánh giá chất lượnggiáo dục đại học” – Hội thảo Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học, HàNội. 13. Phạm Xuân Thanh (2005), “Kiểm định chất lượng giáo dục đại học”,Tạp chí Giáo dục, Số 115, Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Tuấn (2008), Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học,theo Ykhoanet. 5D. CÁC HOẠT ĐỘNGHoạt động 1. Chất lượng và chất lượng giáo dục mầm non Thảo luận về những nội dung sau: 1. Các quan niệm về chất lượng và chất lượng giáo dục? 2. Quan niệm “chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”được hiểu nhưthế nào? 3. Các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục trong một cơ sở giáo dục? 4. Các thành tố cơ bản của chất lượng giáo dục mầm non là gì? Thông tin phản hồi 1. Chất lượng Chất lượng luôn là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội. Việc phấnđấu không ngừng nâng cao chất lượng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xãhội,… luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mọi tổ chức quản lý.Tuy nhiên, chất lượng vẫn là một khái niệm khó đánh giá, khó xác định vì nóluôn được xem xét từ những góc độ, bình diện khác nhau. Có nhiều cách hiểu vềchất lượng, dưới đây là một số cách hiểu tiêu biểu: Theo khái niệm truyền thống về chất lượng, một sản phẩm có chất lượnglà sản phẩm được làm ra một cách hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và đắttiền, làm cho người sở hữu sản phẩm đó được tôn vinh và nổi tiếng. Cách hiểukhá hạn hẹp về chất lượng như vậy đã nhanh chóng nhường chỗ cho những cáchhiểu khác rộng rãi, khái quát hơn về chất lượng. Từ góc độ khái quát nhất – góc độ triết học, chất là phạm trù dùng để chỉ tínhquy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộctính làm cho sự vật đó là nó chứ không phải là cái khác. Chất của sự vật được biểuhiện qua những thuộc tính cơ bản của nó và được quy định bởi phương thức liên kếtgiữa các yếu tố tạo thành nó. Do vậy, sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc vào cảsự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa cácyếu tố ấy. Chất và lượng là một cặp phạm trù, không tách rời nhau, phụ thuộc vàonhau theo quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất vànhững thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng. Cặp phạm trù này quy định 6sự khác biệt giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, phản ánh quyluật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Khi lượng phát triển đến một mứcđộ nhất định (điểm nút) sẽ tạo ra bước nhảy về chất; khi chất phát triển đến một mứcđộ nào đó sẽ tạo ra sự phát triển về lượng. Dựa vào quan niệm khái quát nhất này, nhiều định nghĩa về chất lượng sauđó đã được triển khai theo những góc độ cụ thể hơn. Ví dụ: – Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc(theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên). – Chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệtđối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản (theo Oxford PoketDictionnary). – Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệthống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liênquan (theo Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO). – Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãnnhu cầu người sử dụng (theo Tiêu chuẩn Pháp NFX 50-109). – Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo chothực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhucầu tiềm ẩn (theo TCVN ISO 8402),… Trong nhiều tài liệu, chúng ta có thể bắt gặp những cách hiểu khác hơn,những cách diễn đạt khác hơn về “chất lượng”, chẳng hạn: “chất lượng là sự xuấtsắc bẩm sinh, tự nó là cái tốt nhất”; “chất lượng là sự phù hợp với các tiêuchuẩn”; “chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”; “chất lượng là cái tạonên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc”,… Theo phân tích của nhiều nhà nghiên cứu, không thể nói đến chất lượngmột cách chung chung, duy nhất mà trên thực tế, chất lượng là một khái niệm đachiều, bao hàm nhiều yếu tố, mang tính tương đối và chỉ có ý nghĩa đối với nhữngai đánh giá nó ở thời điểm nào đó theo một chuẩn mực, mục đích nào đó; nghĩa làchất lượng luôn có tính lịch sử cụ thể. Dù sao, người ta vẫn thấy các quan niệm phổ biến vừa nhắc tới ở trên về chất 7lượng tuy có chỗ khác nhau nhưng đều có chung một ý tưởng: nói tới chất lượng lànói tới sự phù hợp, sự thoả mãn một yêu cầu, nhu cầu nào đó. Từ ý tưởng này, chúngta có thể xác định được những đặc điểm cơ bản của chất lượng là: – Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu. Nếu một sản phầm vì lý donào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là không đạt chất lượng,cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây làmột kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiếnlược kinh doanh của mình. – Do chất lượng được đo bởi mức độ thoả mãn nhu cầu, mà nhu cầu luônluôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, khônggian, điều kiện sử dụng,… – Các nhu cầu liên quan đến đánh giá chất lượng rất đa dạng, không chỉ lànhu cầu của khách hàng mà còn là các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu củacộng đồng xã hội. – Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêuchuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụngchỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được chúng trong quátrình sử dụng. – Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hoá hiểu theonghĩa hẹp; chất lượng còn là thuộc tính của một hệ thống, một quá trình,… Theo những đặc điểm trên, quan niệm cho rằng “chất lượng là mức độ đápứng mục tiêu” hiện đang là một trong những quan niệm được phổ biến và sử dụngrộng rãi nhất. Trong tài liệu Quản lý chất lượng tổng thể, Bộ Thương mại vàCông nghiệp Anh chính thức cho rằng: “Chất lượng đơn giản là đáp ứng được cácyêu cầu của khách hàng”; còn ở Úc, định nghĩa về chất lượng được nhiều ngườiđồng tình và sử dụng nhất là định nghĩa: “Chất lượng là sự đánh giá về mức độđạt được của các đặc điểm mong muốn từ các hoạt động và kết quả có được theomột số chuẩn mực và đối chiếu với một số tiêu chí hay mục tiêu cụ thể nàođó”,… Trong tài liệu này, chúng ta có thể chấp nhận và hiểu một cách khái quát: 8“Chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”. Mục tiêu ở đây được hiểu một cáchrộng rãi, bao gồm các sứ mạng, mục đích,…còn sự phù hợp với mục tiêu đượchiểu là sự đáp ứng mong muốn của những người quan tâm, là đạt/không đạt hayvượt qua các tiêu chuẩn đặt ra,… Thời gian gần đây, nhiều người đã cụ thể hoá một bước quan niệm này vàtheo đó, chất lượng được hiểu là “một khái niệm có ý nghĩa đối với những ngườihưởng lợi tuỳ thuộc vào quan niệm của những người đó tại một thời điểm nhấtđịnh và theo các mục đích, mục tiêu đã được đề ra vào thời điểm đó; là sự đápứng với mục tiêu đã đặt ra và mục tiêu đó phải phù hợp với yêu cầu phát triển củaxã hội”. 2. Chất lượng giáo dục 2.1. Quan niệm về chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quantrọng của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp phát triểngiáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mụcđích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục; một nền giáo dục ở bất kỳquốc gia nào bao giờ cũng phải phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chấtlượng cao. Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học quốc tế dựa trên sốliệu thống kê hàng chục năm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy những bằngchứng xác thực, thuyết phục về mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng giáo dụcvà tăng trưởng kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung. Thật ra, mối quan hệ nhân quả này khá đơn giản: những người có hiểu biết,có kỹ năng, tay nghề cao là những người làm việc có hiệu quả, vì thế thường cóthu nhập cao. Khi người dân của một nước có hiểu biết, có những kỹ năng đượccập nhật phù hợp, có năng lực sáng tạo, năng nổ, thích ứng nhanh với sự thayđổi,… thì ở nước đó có sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội. Như vậy, mộthệ thống giáo dục có chất lượng là hệ thống giúp đào tạo ra những con người cónhững phẩm chất như trên. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nhận thức bản chất củakhái niệm chất lượng giáo dục, cách tiến hành xem xét để tìm ra các giải phápnâng cao chất lượng giáo dục với đầy đủ phương pháp, quy trình đánh giá một 9cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trongmột hoàn cảnh cụ thể, trên thực tế vẫn chưa được mọi thành viên của hệ thốnggiáo dục (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh,…) thấu hiểu và quántriệt một cách thống nhất. Khắc phục thiếu sót trên là một yêu cầu cấp bách củanền giáo dục nước nhà. Hiện nay, trên thế giới vẫn đang tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau vềchất lượng giáo dục. Từ quan niệm “Chất lượng là mức độ đáp ứng mục tiêu”, cóthể hiểu “Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục”. Ở đây, mụctiêu giáo dục được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả triết lý giáo dục, địnhhướng, mục đích của cả hệ thống giáo dục và sứ mệnh, các nhiệm vụ chiếnlược,… của các cơ sở giáo dục, thể hiện những đòi hỏi của xã hội đối với conngười – nguồn nhân lực – mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo. Khi nói đến chất lượng, người ta thường nói đến sự nỗ lực không ngừng cảithiện các sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng cùng với những cải tiến trongphương pháp hành động nhằm tạo ra những đầu ra mong muốn, thoả mãn các yêucầu về giá cả, chức năng, độ bền, sử dụng thuận lợi,… Tuy nhiên, hàng hoá, sảnphẩm trong sản xuất kinh doanh là những vật thể hiện thực được sản xuất theocùng một quy trình; quy trình đó sẽ cho ra những sản phẩm hoàn toàn giống nhau,và người ta có thể đánh giá chất lượng những sản phẩm đó một cách tương đối dễdàng bằng cách cân, đong, đo, đếm, nếm, thử,… Trong lĩnh vực giáo dục, sản phẩm của quá trình giáo dục – đào tạo lại làcon người với tổng hoà những chuẩn mực về nhân cách, trình độ, kỹ năng, đạođức,… hết sức đa dạng, phức tạp và luôn biến động, phát triển. Tuy các cá thểngười học có chung một chế độ xã hội, một thể chế chính trị, một môi trường đàotạo, thậm chí học chung một trường, một lớp,… nhưng sự phát triển nhân cáchcủa họ hoàn toàn khác nhau vì động cơ, thái độ, năng lực, bản lĩnh, điều kiện,…của họ khác nhau. Bằng cách nào đi nữa, nhà trường cũng không thể tạo ra nhữngcon người hoàn toàn giống nhau, và dù có tạo ra được thì đó cũng không phảimục tiêu mà một nền giáo dục tiên tiến hướng đến. Từ góc độ tâm lý – giáo dục, có thể hiểu chất lượng giáo dục là chất lượng 10của nhân cách được đào tạo và cũng là chất lượng của quá trình đào tạo nhâncách. Theo quan niệm này, nói đến chất lượng giáo dục là nói đến sự phát triểncác năng lực phẩm chất của cá nhân và hiệu quả tham gia của họ vào các lĩnh vựchoạt động học tập, lao động, văn hoá, thể thao, chính trị – xã hội,… nhằm ổn địnhvà phát triển xã hội. Để có chất lượng giáo dục phải dựa vào cơ sở tri thức màloài người đã tích luỹ được trong các quá trình phát triển lịch sử, tổ chức tốt quátrình sư phạm trong và ngoài nhà trường, đồng thời tích cực phát huy các tiềmnăng của mỗi cá nhân. Từ góc độ lý luận dạy học, một số tác giả cho rằng chất lượng giáo dục làmức độ kết quả của một quá trình học tập so với mục đích giáo dục. Mục đíchcuối cùng của giáo dục là phát triển các cá thể – người học trở thành những conngười xã hội, biết thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, biết lao độngtự nuôi sống mình, đem lại các lợi ích, giá trị cho bản thân, gia đình, xã hội. Mặtkhác, giáo dục tạo ra nguồn nhân lực được đào tạo để kế thừa, cải tạo, phát triểnchính xã hội đó. Vì vậy, chất lượng giáo dục được hiểu là mức độ kết quả học tậpđạt được so với mục đích phát triển cá nhân và tạo nguồn nhân lực cho xã hội.Nói cách khác, chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tậpđem lại cho cá nhân, xã hội trước mắt và lâu dài, theo mục đích cuối cùng củagiáo dục. Từ góc độ quản lý giáo dục, chất lượng giáo dục thường được hiểu theonghĩa rộng và đa dạng hơn, liên quan đến tất cả các yếu tố cơ bản của hệ thốnggiáo dục. Theo đó Chất lượng của hệ thống giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêucủa hệ thống giáo dục. Mục tiêu của hệ thống giáo dục là đạt đến một hệ thốngvới các thành phần đều vận hành một cách hiệu quả để tạo nên được những sảnphẩm (con người được giáo dục) đáp ứng các chuẩn mực và giá trị. 2.2. Các thành tố cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục Trong nhiều năm qua, UNESCO đã tiến hành phân tích hệ thống giáo dụccủa khoảng 200 nước và khu vực. Theo đó, hệ thống giáo dục thường được mô tảqua các yếu tố cơ bản sau: – Điều kiện kinh tế – xã hội 11 – Nguyên tắc và mục tiêu giáo dục – Những ưu tiên và các mối quan tâm – Luật và các chính sách – Cấu trúc và tổ chức hệ thống – Quản lý hệ thống – Tài chính giáo dục – Các điều kiện vật chất cho giáo dục – Người học và người dạy Có thể xem xét để kết hợp các yếu tố này vào một khung chung gồm bốnthành phần cơ bản sau đây: 2.2.1. Điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đầu vào): Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục hay còn gọi là “đầu vào” làcác yếu tố nguồn lực tác động và phục vụ cho hoạt động dạy – học như cơ chếchính sách; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trẻ; chương trình giáo dục;nguồn tài chính, các nguồn thu; cơ sở vật chất, kỹ thuật, học liệu, trang thiếtbị,… Những yếu tố đó ánh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. 2.2.2. Quá trình giáo dục: Bao gồm các yếu tố như quản lý các hoạt động giáo dục; hoạt động thựchiện chương trình giáo dục; hoạt động quản lý hành chính; hoạt động thông tin;hoạt động dạy học của giáo viên; các hoạt động của trẻ,… 2.2.3. Kết quả giáo dục (đầu ra): Kết quả giáo dục của nhà trường là kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, năng lựcvà phẩm chất của trẻ,… Những kết quả giáo dục phải đáp ứng yêu cầu của xã hộivà mục tiêu giáo dục. 2.2.4. Bối cảnh: Bối cảnh là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tôn giáo, khoahọc – công nghệ, văn hóa địa phương; các đặc điểm của nhà trường (môi trườngsư phạm) nơi diễn ra hoạt động giáo dục và các xu thế của thời đại,… Các yếu tốnày có thể tạo thuận lợi, hoặc gây khó khăn cho hoạt động dạy – học và để quảnlý hiệu quả hoạt động dạy học chúng ta cần lưu ý tới các yếu tố này. Cần xem xétbối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tôn giáo, khoa học – công nghệ,… của 12địa phương; cần có biện pháp nắm bắt khả năng tham gia giáo dục của cha mẹ trẻ,cộng đồng với thái độ cụ thể như thế nào,… Mỗi nhà trường có các loại hình khác nhau (công lập, dân lập, tư thục,..)và các vùng miền (nông thôn, thành thị, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số,…) có sứ mạng khác nhau, dẫn đến mụctiêu của các nhà trường cũng khác nhau. Mỗi nhà trường phải xác định được sứmạng và mục tiêu cho chính mình; sứ mạng và mục tiêu đó phải phù hợp vớiyêu cầu của xã hội và điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương. Như vậy, thành phần cơ bản tạo nên chất lượng giáo dục mầm non bao gồm“Đầu vào”, “Quá trình giáo dục”, “Đầu ra” và “Bối cảnh”. Sản phẩm giáo dục củamột nhà trường được xét trong mối quan hệ tổng hoà giữa các yếu tố đầu vào, quátrình giáo dục, đầu ra và được đặt trong bối cảnh cụ thể (xem Sơ đồ 1). Bối cảnh Đầu vào Quá trình Đầu ra giáo dục Sơ đồ 1: Các thành phần chất lượng cơ bản của hệ thống giáo dục Tóm lại, cũng như khái niệm chất lượng, khái niệm chất lượng giáo dụckhông nên hiểu một cách đơn giản, phiến diện, bất biến. Cách tiếp cận hợp lýnhất hiện nay là xem chất lượng giáo dục như một khái niệm mang tính tươngđối, động, đa chiều; với những người ở các cương vị khác nhau có thể có các ưutiên khác nhau khi xem xét khái niệm đó. Ví dụ: Đối với người dạy và người học,ưu tiên của khái niệm chất lượng giáo dục phải là quá trình các hoạt động giáodục, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình dạy học. 3. Chất lượng của giáo dục mầm non Từ quan niệm “Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục”,có thể hiểu “Chất lượng giáo dục mầm non là mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dụcmầm non”; “Chất lượng cơ sở giáo dục mầm non là mức độ đáp ứng của cơ sở 13giáo dục mầm non đối với các yêu cầu về mục tiêu giáo dục mầm non được quyđịnh theo Luật Giáo dục”. Hiện nay, ở Việt Nam, quan niệm này đã được đôngđảo các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục chấp nhận. Điều 22, Luật Giáo dục (2005) quy định: “Mục tiêu của giáo dục mầm nonlà giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Như vậy, xã hội đã đặt ra những yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dụctrẻ mầm non và đòi hỏi ngành giáo dục phải đáp ứng được mục tiêu đó. Mộttrường chỉ được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mà trường đó đáp ứngđược các yêu cầu của xã hội và các mục tiêu theo quy định. Để bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, mỗi nhàtrường cần quản lý tốt chất lượng “Đầu vào”, quản lý tốt quá trình hoạt động giáodục, quản lý tốt chất lượng “Đầu ra” và luôn chú ý đến sự tác động của yếu tố bốicảnh cụ thể. Trong các yếu tố nói trên thì những vấn đề sau đây cần được đặc biệtquan tâm: 3.1. Nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục mầm non 3.1.1. Các yêu cầu của nội dung, phương pháp giáo dục mầm non Luật Giáo dục cũng xác định những yêu cầu về nội dung, phương phápgiáo dục mầm non: Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sựphát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáodục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kínhtrọng, yêu mến, lễ phép với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên;yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp;ham hiểu biết, thích đi học. Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức cáchoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương,động viên, khích lệ. Như vậy, xã hội đã đặt ra những yêu cầu về chất lượng chăm sóc, giáo dụctrẻ mầm non và đòi hỏi ngành giáo dục phải đáp ứng được mục tiêu đó. Mộttrường chỉ được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mà trường đó đáp ứngđược yêu cầu của xã hội. 14 3.1.2. Chương trình giáo dục mầm non Theo Nguyễn Hữu Chí (2002): “Chương trình giáo dục là sự trình bày cóhệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xácđịnh, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thờixác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp,cách thức tổ chức học tập, các cách đánh giá kết quả học tập,… nhằm đạt đượcmục tiêu học tập đã đề ra”. Điều 6, Luật Giáo dục (2005) đã quy định nội dung cơ bản của chươngtrình giáo dục là: “1. Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiếnthức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thứctổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các mônhọc ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo. 2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tínhthống nhất; kế thừa giữa các cấp học, các trình độ đào tạo và tạo điều kiện chosự phân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạovà hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. 3. Yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trìnhgiáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáotrình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dụcthường xuyên. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêucầu về phương pháp giáo dục. 4. Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáodục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo hình thức tích luỹtín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học…” Điều 24, Luật Giáo dục (2005) quy định: “Chương trình giáo dục mầm non thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụthể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quyđịnh việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thểchất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển củatrẻ em ở tuổi mầm non. 15 3.2. Giáo viên và cán bộ quản lý Vai trò và trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý đã được quy địnhtại Điều 15 và Điều 16, Luật Giáo dục (2005): “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhànước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảođảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai tròvà trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo,tôn vinh nghề dạy học”. “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý,điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng họctập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý vàtrách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng độingũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quảnlý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục”. Làm thế nào để phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quảnlý theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảngvề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ? Trước hết cần xác định được mục tiêu, các giải pháp chính của việc xâydựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Mục tiêu việc xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýtrong đổi mới giáo dục là xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quảnlý theo hướng chuẩn hóa; bảo đảm chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cáu;đặc biệt chú trọng tăng cường và phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ,nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bổ sung kịp thời cáckiến thức, kỹ năng, phương pháp, các kỹ thuật quản lý, giáo dục, dạy học mới,giúp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ củanhà trường, đáp ứng triển khai tốt đổi mới giáo dục mầm non. Giáo viên mầm non là người trực tiếp thực hiện các ý tưởng của chươngtrình giáo dục, khích lệ cho trẻ hoạt động nhằm đạt các mục tiêu giáo dục, đóng 16vai trò quan trọng trong việc thiết kế các giờ học, tạo ra nguồn thông tin phản hồicho lãnh đạo cơ sở giáo dục và các cơ quan chỉ đạo cấp trên, là tấm gương đạođức, tự học và sáng tạo, giáo viên luôn luôn được đánh giá là thành tố, là động lựcquan trọng hàng đầu của quá trình dạy học. Do vậy chất lượng giáo viên có ảnhhưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Theo quan niệm “Chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng mục tiêu giáodục”, chất lượng giáo viên phải được thể hiện ở sự đáp ứng được những xu hướngđổi thay và thách thức mà ngành giáo dục đã đặt ra. Ngày nay, nghề dạy học đãcó những thay đổi rất lớn, thể hiện ở những xu hướng cơ bản sau đây: (1) Đảm nhiệm nhiều chức năng hơn trong quá trình dạy học, đảm nhiệmtrách nhiệm cao hơn trong việc xác định và lựa chọn, thiết kế nội dung dạy học; (2) Chuyển từ nhiệm vụ truyền thụ kiến thức sang việc tổ chức các hoạtđộng vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, độngviên, khích lệ; (3) Cá biệt hoá việc học tập của trẻ; (4) Sử dụng rộng rãi và phổ biến những phương tiện, kỹ thuật dạy học hiệnđại, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy học; (5) Tăng cường sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên khác; (6) Tăng cường và thay đổi mối quan hệ, cách làm việc với cha mẹ trẻ vàcác tổ chức xã hội, tích cực tham gia vào đời sống cộng đồng,… Các xu hướng trên đã quyết định sự thay đổi chức năng của giáo viên, dođó dẫn đến những yêu cầu mới đối với người giáo viên. Ngoài các yêu cầu về tưtưởng, đạo đức, để hoàn thành được sứ mệnh của mình, người giáo viên ngày naycần có các năng lực cơ bản sau: (1) Năng lực chẩn đoán nhằm phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác, kịpthời sự phát triển của trẻ, những nhu cầu được giáo dục của từng trẻ; (2) Năng lực đáp ứng để đưa ra được những nội dung, biện pháp giáo dụcđúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêugiáo dục; (3) Năng lực đánh giá để nhìn nhận kết quả sự thay đổi trong nhận thức, kỹ 17năng, thái độ và tình cảm của trẻ; (4) Năng lực triển khai chương trình dạy học: năng lực tiến hành dạy họcvà giáo dục căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục đã quy đinh nhưng phù hợpvới đặc điểm của đối tượng học; (5) Năng lực đánh giá nhằm hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triểncủa trẻ em ở tuổi mầm non; (6) Năng lực đáp ứng trách nhiệm xã hội để tạo nên những điều kiện thuậnlợi cho giáo dục trong và ngoài nhà trường,… Như vậy, chất lượng giáo viên hiện nay không chỉ được giới hạn ở việc dạyđược các môn học trong nhà trường mà còn phải đảm nhiệm được sứ mệnh củamột nhà giáo dục: xây dựng tính cách, thái độ tích cực và tạo dựng các giá trị chotrẻ và thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục khác. Xuất phát từ mục tiêu và các yêu cầu đối với giáo viên và cán bộ quản lýnhư trên, sự cần thiết thực hiện đầy đủ các giải pháp sau: (1) Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viênvà cán bộ quản lý gắn với quy hoạch phát triển giáo dục của từng địa phương vàcả nước; đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và nhu cầu phát triển kinhtế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Khắc phục tìnhtrạng phân tán các cơ sở đào tạo nhà giáo; tập trung xây dựng một số trường sưphạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; điều phối hệ thống trường sư phạmtheo mục tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý trên phạmvi cả nước. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để chọn được những ngườithực sự có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm; (2) Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo,đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo, cán bộquản lý theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo, cán bộquản lý và năng lực nghề nghiệp gắn với mục tiêu và nhiệm vụ đổi mới giáo dụcmầm non; (3) Thực hiện chuẩn hóa độ ngũ nhà giáo theo chuẩn nghề nghiệp, tiêuchuẩn chức danh bậc học mầm non và chuẩn trình độ đào tạo; 18 (4) Tiếp tục hoàn thiện chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lýcho phù hợp với tình hình đổi mới; (5) Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quảnlý học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 3.3. Môi trường sư phạm 3.3.1. Khái niệm 3.3.1.1. Khái niệm về môi trường Có nhiều quan niệm khác nhau về môi trường: – Xem xét môi trường từ vị trí của một cá nhân; theo đó môi trường đượcquan niệm là một hệ thống gồm nhiều cá nhân hoặc nhiều nhóm mà một cá nhânnhất định có tiếp xúc. “Chúng tôi gọi môi trường xã hội của một người là toàn bộcác nhóm và các cá nhân mà trong suốt cuộc đời mình, người đó tiếp xúc riêng tưhay công khai trước công chúng, tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp, thoáng qua haylâu dài, giữa cá nhân với cá nhân hay thông qua sự vật” (F. Znaniecki). – Môi trường như một hệ thống những trạng thái của sự vật, những hiệntượng, những quan hệ và quá trình tự tại, riêng biệt trong một không gian nhấtđịnh; theo đó chúng ta có những môi trường địa phương (nông thôn, thành thị…),những môi trường nghề nghiệp (nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp,…),những môi trường văn hoá (văn học, nghệ thuật, khoa học,…),… – Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh conngười, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của conngười như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế… 3.3.1.2. Khái niệm về môi trường sư phạm Cũng có nhiều quan niệm khác nhau về môi trường sư phạm: – Môi trường sư phạm là tập hợp phức tạp các yếu tố khác nhau (vật chất,gia đình, xã hội, nghề nghiệp,…) và các giá trị khác nhau (trí tuệ, tình cảm, thẩmmĩ, văn hoá, đạo đức, tôn giáo,…) tác động đến hoạt động dạy – học. – Môi trường sư phạm là một hoàn cảnh bao gồm các tình huống, cá nhân,lý tưởng, hệ thống, tập quán, sự kiện,… trong đó hoạt động sư phạm tồn tại vàphát triển. 19 – Môi trường sư phạm là một hệ thống gồm bất kỳ những nhân tố kích thíchhay những ảnh hưởng nào có phương hướng nhằm đạt những mục tiêu giáo dụcnhất định. 3.3.2. Mối quan hệ giữa môi trường và môi trường sư phạm Rõ ràng là trong những môi trường khác nhau (nông thôn hay thành thị, cácvùng còn thuần nông nghiệp hay đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thịhoá,…), môi trường sư phạm của các cơ sở giáo dục cũng không giống nhau. Tuy cùng một loại hình trường (công lập hay tư thục, …) nhưng trên thựctế, các trường lại khác nhau về nhiều mặt: chúng là những yếu tố của những cộngđồng xã hội khác nhau, có những học sinh với những thành phần khác nhau, khácnhau ở những vấn đề cần phải giải quyết; để giải quyết những vấn đề đó, chúngcó những lực lượng và phương tiện khác nhau,… Ví dụ: tình hình không gian vàtầm cỡ của một xã có ảnh hưởng nhất định đến quy mô của các cơ sở giáo dục,cũng như sẽ quy định cơ cấu, chất lượng của học sinh theo học tại cơ sở giáo dụcđó. Môi trường sư phạm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáodục, do vậy cần được chú ý đánh giá đúng mức.Hoạt động 2. Các mô hình quản lý chất lượng và công cụ quản lý chất lượnggiáo dục Thảo luận những nội dung sau: 1. Các mô hình quản lý chất lượng? Ưu điểm và nhược điểm của mô củatừng mô hình quản lý chất lượng? 2. Các công cụ quản lý chất lượng giáo dục? Để quản lý hiệu quả chấtlượng giáo dục trường mầm non, nên sử dụng công cụ nào? Thông tin phản hồi Với sự phát triển của xã hội loài người, công nghiệp và dịch vụ ngày càngphát triển, hàng hoá được sản xuất ngày càng nhiều, con người ngày càng quantâm đến chất lượng và muốn có các mặt hàng tốt hơn, muốn được phục vụ tốthơn; chất lượng đã trở thành yếu tố cạnh tranh vô cùng quan trọng và hơn bao giờhết, nó khiến các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng củaviệc đưa chất lượng vào nội dung quản lý của mình. Chính vì lẽ đó mà khoa học 20

buffet đà lạt
69# Công Thức Pha Chế Trà Sữa Atiso Túi Lọc Đơn Giản Tại Nhà
Tác giả

Bình luận

LarTheme