12 Đặc Sản Huế Làm Quà Ghi Dấu “Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi”, Mon An Dac San Xu Hue

Nổi tiếng không chỉ phong cảnh đẹp ngất ngây say đắm lòng người Huế còn được biết đến là một trong những trung tâm ẩm thực của miền trung. Đến với Huế du khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn đặc sản vùng miền cùng những đặc sản làm quà du lịch vô cùng hấp dẫn giành cho gia đình của mình. Hãy cùng Việt Nam 360 khám phá ngay nhé!

1. Cơm hến / Bún hến

Nếu có dịp thưởng thức cơm hến các bạn sẽ không thể nào quên được mùi vị và thơm ngon khó cưỡng của món ăn này – chính vì thế mà suốt bao năm qua, cơm hến vẫn luôn là thức ăn vặt được yêu thích hàng đầu của giới trẻ Việt.

Đang xem: 12 đặc sản huế làm quà ghi dấu “ăn một lần là nhớ mãi”

– Cơm hến Đập Đá – 1 Hàn Mặc Tử, Vỹ Dạ.

– Quán chị Nhỏ trong ngõ ngã tư Phạm Hồng Thái – Trương Định

– Quán ở số 2 Trương Định.

– Quán Cháo – Bún – Cơm hến – 98 Nguyễn Huệ.

*

Cơm hến

2. Bún bò Huế

Khác hẳn với các vùng miền miền khác, bún bò Huế ở đây có vị ngọt thanh hấp dẫn từ xương, tại đây họ dùng xác ruốt để chắt lấy vị cho bát bún. Chính vì vậy, bát bún bò Huế truyền thống ở đây luôn mang khẩu vị mặn nồng, đậm đà hơn nhiều nơi khác. Ngoài ra sợi bún ở đây còn có sự khác biệt hơn với những vùng khác ở chỗ bún ở đây được làm từ bún gạo sợi nhỏ, hay còn gọi là bún tươi, loại bún mà bạn thường ăn khi gỏi cuốn, hoặc bún riêu, bún măng.

– Bún bò Huế – 14 Lý Thường Kiệt

– Bún bà Tuyết – 37 Nguyễn Công Trứ

– Bún bà Tâm – 43 Nguyễn Công Trứ

– Bún bà Mỹ – 71 Nguyễn Công Trứ

*

Bún bò Huế

3. Mè xửng

Kẹo mè xửng là loại kẹo ngọt dẻo, được làm từ mạch nha pha trộn lẫn với dầu phụng (dầu từ đậu phụng), có mè bao phủ xung quanh kẹo, được cắt từng miếng vuông nhỏ (bao giấy bóng nhỏ) gói trong hộp. Kẹo mè xửng là một trong những đặc sản đã trở thành biểu tượng văn hóa của Huế.

XEM THÊM:  Dịch Vụ Cho Thuê Xe Du Lịch Phan Rang Giá Rẻ, Thuê Xe Du Lịch Phan Rang

Bạn có thể thưởng thức mè xửng ngon và mua về làm quà tại:

– Mè xửng Thiên Hương – 20 Chi Lăng.

– Mè xửng Nam Thuận – 135 Huỳnh Thúc Kháng.

– Chợ Đông Ba – Trần Hưng Đạo, Phú Hòa.

*

Mè xửng

4. Chè Huế

Chè Huế từ xa xưa được biết đến là một trong những món ăn không thể thiếu để dâng tấu cho vua chúa. Thế nhưng từ bao giờ món chè lại trở nên bình dân với bao người, giữa cái thời tiết oi bức của miền trung. Một ly chè mát lạnh, ngọt thanh, có tính mát lại được ưa thích đến lạ.

– Chè Hẻm – 17 Hùng Vương.

– Chè Sao – 60 Phan Chu Trinh.

*

Chè Huế

5. Nem lụi Huế

Nem lụi ở đâu cũng có tuy nhiên hương vị thứ nem này ở Huế vô cùng đặc biệt và khác biệt, rất khó trộn lẫn. Nếu có dịp được thưởng thức chắc chắn quý khách sẽ “mê tít”.

– Bún Thịt Nướng & Nem Lụi Bà Tý – 81 Đào Duy Từ.

– Tài Phú – 2 Điện Biên Phủ, P. Vĩnh Ninh.

*

Nem lụi Huế

6. Tré Huế

Thoạt nhìn, các bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa tré Huế và nem chả Huế vì thực chất hai món đặc sản này tương đối giống nhau về cách làm và hương vị. Vị của tré thơm mùi thính, vị ngọt đậm, hơi chua. Tré Huế có hai loại là tré heo và tré bò. Các bạn nếu có dịp ghé thưởng thức thì nên hỏi kĩ nhé!!

*

Tré Huế

7. Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ xuất phát từ làng… Nam Phổ. Đây là món hàng rong phổ biến tại làng này, một nơi cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Bạn sẽ thấy nước bánh có hơi đục và kẹo do bánh canh Nam Phổ được nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ 3 gạo – 1 lọc.

Xem thêm: Có Nên Ăn Chuối Buổi Sáng – Thói Quen Ăn Chuối Buổi Sáng Có Tốt Không

– Quán Thúy chuyên bánh Canh Nam Phổ – 16 Phạm Hồng Thái.

– Bánh canh Nam Phổ – 374 Chi Lăng.

XEM THÊM:  #1 Quy Định Và Cách Tính Thuế Xe Máy Là Bao Nhiêu Tiền ? Các Loại Chi Phí Khi Mua Xe Máy Năm 2019

*

Bánh canh Nam Phổ

8. Tôm chua Huế

Tôm chua là một món đặc sản Huế bình dị mà bạn khó có thể thấy ở những tỉnh thành khác. Bản thân tôm đã có vị thanh mát, ngọt dịu nay được pha với cay nồng từ các loại gia vị chẳng những không át được vị mát lành vốn có của tôm mà còn thật hài hòa và quyến rũ khi ăn cùng với các món ăn kèm khác.

*

Tôm chua

9. Vả trộn

Nếu có dịp đến Huế các bạn đừng nên thưởng thức món “vả”. Đây được biết đến là một loại quả gần giống với Sung nhưng trái với cây lớn hơn. Trái vả thường được chế biến một vài món ăn như rau. Đã đến đây thì bạn nhất định phải ăn thử trái vả vì đây mới đúng là đặc sản Huế, chỉ Huế mới có vả mà thôi, đảm bảo không đụng hàng với bất kỳ xứ nào khác.

*

Vả trộn

10. Kẹo cau

Tên gọi “kẹo cau” xuất phát từ hình dáng của loại kẹo này trông giống một quả cau được bổ ra. Đây là một thức quà vặt mà trẻ con rất thích, gồm có phần nước đường bên trong màu vàng nhạt đã khô lại, tượng trưng cho hạt cau, còn phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường.

*

Kẹo cau

11. Bánh bèo

Nhắc đến Cố đô và những món đặc sản Huế thì làm sao có thể bỏ qua vô vàn các loại “bánh” nơi đây, từ ngọt đến mặn, Huế đúng là thiên đường của bánh. Mở đầu danh sách này nhất định phải kể đến món bánh bèo trứ danh.

– Khu phố Bánh bèo: cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm,…

– Khu Ẩm Thực Chợ Tây Lộc – 209 Nguyễn Trãi.

– Bánh bèo Bà Cư – 47 Nguyễn Huệ.

*

Bánh bèo Huế

12. Bánh bột lọc

Bánh bột lọc Huế được chia làm hai loại là bánh gói (bánh được gói trong lá chuối hoặc lá dong) và bánh trần (không gói lá), nhưng loại nào cũng đều hấp dẫn thực khách nhờ phần bột chín trong suốt để lộ ra phần tôm đỏ gạch đẹp mắt và ngon miệng. Nhân bánh thường là tôm, thịt ba chỉ thái nhỏ, cũng có nơi để nguyên con tôm nhỏ.

XEM THÊM:  Cha Diệp - Hành Hương Về Nhà Thờ Tắc Sậy

Đại chỉ: Quán 109 chuyên Bèo – Nậm – Lọc – 109 Lê Huân.

*

Bánh bột lọc

13. Bánh nậm

Bánh nậm cũng là một trong những món ăn vặt yêu thích của người dân nơi đây, xuất hiện nhiều trên các gánh hàng rong ở khắp thành phố Huế. Chiếc bánh nậm hình chữ nhật, được bọc trong lá dong, với lớp bột trắng ngần điểm xuyến màu tôm hồng bắt mắt. Một bát bánh nậm thường sẽ có thêm chả tôm, chan nước mắm ngọt để làm đậm thêm vị bánh.

– Bánh nậm bà Đỏ – 71 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Cát.

– Quán Hàng Me – 14 Võ Thị Sáu, Phú Hội.

*

Bánh nậm

14. Bánh khoái

Nếu lần đầu đến Huế, bạn sẽ dễ dàng nhầm bánh khoái thành bánh xèo vì hình thức bên ngoài của hai món này có nhiều nét tương đồng. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy lớp vỏ bột của bánh khoái nhỏ, dày và giòn hơn bánh xèo. Đó là về bề ngoài, khi ăn vào, vị của hai món ăn cũng khác biệt, chủ yếu là do chén nước chấm ăn kèm làm nên.

Xem thêm: Ăn Sáng Tại Sài Gòn – Ăn Sáng Ngon Ở Sài Gòn

*

Bánh khoái

15. Bánh ram ít

Nếu xét trong các món bánh mặn thì bánh ram ít có phần kỳ công hơn cả từ hình dáng, cách phối màu cho đến cách làm. Sự kỳ công này đến từ việc bánh ram ít, trước khi trở thành món đặc sản Huế dễ dàng ăn thử ở bất kỳ nơi đâu như ngày nay, đã từng là món ăn được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích.

*

Bánh ram ít

Ngày nay, thật không khó để bạn có thể tìm và thưởng thức các món ăn Huế ở bất kỳ đâu nào bạn đến nhưng sẽ tiếc nuối nếu đã đến Huế mà lại không thưởng thức chúng. Đậm đà và đủ hương – sắc – vị là những gì bạn sẽ nhớ về ẩm thực nơi đây. Hãy chia sẻ ngay với Việt Nam 360 những trải nghiệm ẩm thực của bạn khi ở Huế nhé!

Nhà Xe Khách Ka Long Móng Cái, Nhà Xe Ka Long Tuyến Hà Nội Đi Quảng Ninh
Trà Sữa Gong Cha Phan Xích Long, Trà Sữa Gong Cha
Tác giả

Bình luận

LarTheme