10 Món Ngon Đặc Sản Của Tp Hồ Chí Minh, Đặc Sản Tp Hồ Chí Minh Ở Hồ Chí Minh

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương – Đặc sản TP Hồ Chí Minh

(Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

TP Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện, bao gồm:

+ Quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận Tân Phú và quận Thủ Đức.

+ Huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn và huyện Nhà Bè.

Những đặc sản đáng nhớ về quê hương TP Hồ Chí Minh:

Bản thân thành phố là một trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thương trong và ngoài nước. Vì thế hàng hóa và đặc sản các vùng miền ở đây rất dồi dào, đôi khi việc tìm mua một đặc sản địa phương khác ở Sài Gòn còn dễ hơn là tại chính nơi xuất xứ. Nhưng khó có thể nói cái gì là đặc sản riêng của thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chắc chắn Sài Gòn là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa dạng, lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn. 

Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được “Sài Gòn hóa” để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua mặn của miền Bắc, cái cay nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế được “cải biên” để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau sống, đồ chua nhiều hơn…

Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương trời. Ngoài ra ở Sài Gòn bạn cũng có thể tìm thấy đủ món ăn nhẹ của 3 miền, từ Hủ Tiếu Nam Vang, Bún Bò Huế, đến Phở Hà Nội. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Có thể đơn cử 3 món ăn Bắc – Trung – Nam tại Sài Gòn như:

Đang xem: đặc sản của tp hồ chí minh

*

(Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Bún đậu mắm tôm: Là đặc sản bình dân đến từ các tỉnh phía Bắc đang “gây bão” tại TP.HCM trong thời gian qua. Điều đặc biệt của món ăn này chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa những miếng đậu hũ nóng giòn, bún Hà Nội và chén mắm tôm đậm đà. Gần đây, một số quán ăn chuyên về bún đậu mắm tôm bắt đầu giới thiệu đến thực khách một vài món ăn đi kèm như: chả cốm, thịt gò luộc, nem chua rán…để thực khách tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận có dịp thưởng thức món ăn đặc trưng của miền Bắc. Với những hương vị nồng nàn hương Bắc ấy, bún đậu mắm tôm nghiễm nhiên ghi tên mình vào những món đặc sản Việt Nam tại TPHCM làm ngất ngây biết bao thực khác. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Bún bò Huế, bánh bèo: Điểm nhấn của những món ăn vùng sông Hương – núi Ngự khi “lưu vong” vào Sài Gòn chính là vẫn giữ nguyên được hương vị cay nồng trong khâu chế biến. Thực khách sành ăn món Huế thường bị chinh phục bởi hương vị đậm đà trộn lẫn với nhau giữa chua, mặn, ngọt, và tất nhiên không thể thiếu những lát ớt tươi cay xè lưỡi. Bún bò Huế hay những thể loại bánh bèo, bánh nậm của Huế đều được biết đến là một trong những đặc sản Việt Nam tại TPHCM trong thời gian qua, và còn được mở rộng tại nhiều chuỗi nhà hàng chuyên về ẩm thực xứ Huế, để thực khách thỏa sức thưởng thức những dư vị tuyệt vời này. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

XEM THÊM:  Những Tips Chọn Đồ Mặc Đi Bar Mặc Gì Đi Bar Club Mùa Lễ Hội Này?

Bánh xèo: Có rất nhiều đặc sản mà người dân miền Tây mang đến Sài Gòn, nhưng nổi bật nhất vẫn là chiếc bánh xèo đặc trưng của miền sông nước. Dù giàu hay nghèo, dù chức cao vọng trọng hay tầng lớp bình dân thì khi dùng món ăn này đều phải ăn bốc, thưởng thức và cảm nhận bằng ngũ quan, để trải nghiệm những hương vị thuần túy của vùng Cửu Long yên ả, phồng hậu. Bánh xèo từ lâu đã trở thành một trong những đặc sản Việt Nam tại TPHCM khi nhắc đến, đồng thời cũng là món ăn được nhiều du khách tìm đến khi có dịp ghé thăm Việt Nam. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Vậy TP.HCM có gì là đặc sản? Một câu hỏi khó cho những ai yêu mến Sài Gòn, nhưng thật ra nếu để ý thì Sài Gòn có khá nhiều đặc sản như:

Cá chìa vôi – đặc sản của Nhà Bè: Khách sành điệu về ẩm thực khi đến Nhà Bè thì nghĩ ngay đến món cá chìa vôi. Có người nói món cá chìa vôi nếu đã được thưởng thức một lần thì lần sau chỉ nhắc đến tên thôi cũng rươm rướm nước miếng. Cá chìa vôi nếu làm đúng cách ăn ngon đến tận chân răng. Tại sao cá chìa vôi lại là món ăn đặc sản của Nhà Bè? Vì thiên nhiên miền Nam đã ưu ái ban tặng cho Nhà Bè một vùng nước độc đáo pha trộn giữa 3 nguồn nước khác nhau: Dòng nước ngọt sông Đồng Nai, dòng nước lợ sông Lòng Tàu và dòng mặn từ biển tràn vào. Vùng nước kỳ lạ hy hữu này người ta gọi là “nước chè”! Vì là nước chè nên sẵn mồi đậm đặc hữu cơ để đông đảo tôm cá đổ về sinh tụ. Chẳng riêng gì cá chìa vôi mà cả cá bông lau, trà bầu, tôm sú, rô biển cũng ngon. Cá chìa vôi có mặt quanh năm. Chúng ăn mồi tạp thường trú ở sát đáy sông. Cá mình dày, thân mượt mà, vảy vàng hươm và thịt chúng bóc ra cứ săn chắc và hồng như thịt heo cỏ. Cá chìa vôi có thể chế biến thành nhiều món ăn như mọi giống cá khác, nhưng hai món thông dụng và ngon nhất vẫn là làm gỏi và nấu cháo. Muốn có chén cháo cá chìa vôi ngon, dùng gạo nàng hương dẻo để nấu với đầu và ruột cá, khi nấu phải liên tục hớt bọt cho cháo kỳ trong, bao tử cái chìa vôi là một trong 3 loại bao tử cá ngon là cá lóc, cá bớp và cá chìa vôi. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

*

(Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Xem thêm: Aurora Villa In Fairbanks, Ak, Aurora Villas Apartments For Rent In Phoenix, Az

Cháo môn lươn – đặc sản Củ Chi: Đây là món ăn dân dã, dễ làm, ít tốn tiền nhưng rất ngon miệng. Cháo môn lươn có thể nói là đặc sản của người dân quê hương địa đạo Củ Chi, thường ăn trong những ngày nắng nóng, tiết trời oi bức (vì nó có đặc tính mát) hoặc dùng để đãi khách… Để có nồi cháo môn lươn ngon, trước tiên, cần chọn những con lươn tươi, trọng lượng khoảng 1 g (cỡ ngón tay cái). Ta dùng tro bếp hoặc nước nóng vuột lấy nhớt lươn ra rất nhanh, nhưng lúc làm không nên mổ bụng lươn vì nếu máu nó chảy hết thì khi nấu, lươn sẽ lâu mềm và không ngọt. Khi làm lươn xong, cho vào nồi nước đang sôi. Đến khi lươn chín, dùng đũa vớt ra và lấy con dao nhỏ rạch nhẹ theo đường bụng, lấy ruột ra đem bỏ, chừa gan lại. Bước kế tiếp ta cho củ môn ngọt (củ giáo đã gọt sạch) vào nồi nấu chung với gạo, đến khi mềm thì tiếp tục để những tàu môn được cắt ngắn sẵn (dài khoảng 5 phân) vào nồi và nêm nếm gia vị. Khi dọn ăn thì để lươn đã luộc chín lúc nãy vào nồi cho nóng lên, ăn sẽ ngon hơn. Muốn nồi cháo môn lươn được ngon thì ngoài yếu tố chọn và làm lươn, việc cho vào nồi cháo một chút rau om xắt nhuyễn và chút mắm ruốc là rất cần thiết. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Bò tơ Củ Chi: Dọc theo quốc lộ dẫn vào thị trấn Củ Chi, các quán ăn thường “chào hàng” bằng món thịt bò tơ đặc biệt: bò luộc, cháo bò, gỏi bò, lẩu bò… Lạ một điều là những món ăn tưởng đã quen thuộc ấy lại vẫn khiến thực khách thành phố lặn lội vài chục cây số để thưởng thức. Thịt bò Củ Chi vốn nổi tiếng mềm và ngọt, nhưng ngon nhất là bò tơ cỡ năm tháng tuổi, nặng khoảng 50 – 60kg vì thịt của chúng mềm nhưng không bở, thơm và ngọt đậm đà hơn. Đầu tiên, bò được thui lông trên lửa. Khi thui, phải canh đúng độ lửa, sao cho lớp da dày vàng ươm thì thịt mới săn giòn nhưng không cứng hay quá dai. Trên cái “nền” thịt bò tơ thui đó, người dân có thể chế biến khoảng chục món khác nhau. Món khai vị thường là đĩa bò luộc, hành hấp ăn với bánh tráng, rau và mắm nêm. Gọi là bò luộc nhưng nhiều quán có cách làm rất lạ: sườn bò, bắp bò, ốp táo (lớp thịt có cả da ở sườn bò) rồi cả lá sách được xếp thành từng lớp, cho vào nồi nấu với xâm xấp nước hầm xương và vài loại gia vị đặc biệt như thảo quả, gừng, củ hành… Nhờ vậy, thịt bò chín mềm mà vẫn ngon và ngọt, khác hẳn với cách luộc nước lã lạt lẽo. Bò luộc thường ăn kèm với hành lá hấp the the, rồi thêm một loạt các thứ rau dân dã như đọt xoài, khế chua, chuối chát, lá lụa. Một gắp đủ vị cay, đắng, chát, chua ấy chấm vào chén mắm đồng thơm loãng sẽ là miếng ngon giúp bạn quên đi mọi mệt nhọc đường xa. Một vị ngon khác cần phải nhắc đến là món cháo dựng bò đặc sản nơi đây. Dựng bò là phần chân bò từ đầu gối trở xuống. Trước khi nấu phải xào sơ dựng bò với gia vị và nước dừa tươi cho thấm ngọt và khử hết mùi bùn đất. Nồi cháo bò Củ Chi lạ bởi đây là một “bản hòa tấu” của nhiều thứ đậu, củ khác nhau. Ngoài hạt gạo rang vừa đủ độ, người ăn còn thấy cả đậu xanh, đậu trắng, khoai môn sọ, đu đủ xanh và không thể thiếu khoai mì – loại củ đặc trưng của vùng đất thép này. Húp một muỗng cháo, người ăn tìm được cái giòn giòn của miếng dựng bò, rồi thi thoảng lại thấy vị béo bùi không lẫn đâu được của khoai mì, chất ngọt đậm, mềm mềm của đu đủ hầm. Hóa ra, những thứ rau củ quen thuộc đó khi khéo kết hợp cũng có thể cho ra nhiều món ngon lạ lùng. Ngoài bò luộc, cháo dựng bò, trong thực đơn bò Củ Chi còn có món da bò xào nghệ tươi, ăn dai dai, the the, nghe thơm nồng mùi hương của non chục loại rau và gia vị, từ nghệ tươi cắt mỏng, đập dập, đến củ hành tây, rau cần, đậu phộng rang… và đặc biệt phải có ớt hiểm cay tê tái. Ngoài ra còn có món bò nướng vỉ, pín bò tiềm thuốc bắc, bò xào củ hành, lẩu bò… Mỗi món đều có vị ngon riêng. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

XEM THÊM:  22 Địa Điểm Du Lịch Quảng Ngãi, Top 8 Điểm Đến Du Lịch Quảng Ngãi Đẹp Quên Lối Về

*

(Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Sam trứng Cần Giờ nướng: Nếu đã tới Cần Giờ vào mùa sam mà bỏ qua món ăn đặc biệt này thì chắc chắn sẽ là một tiếc nuối rất lớn trong hành trình du lịch của du khách khi đến vùng biển này. Đầu tiên, phải khẳng định là đây là một món ăn đặc sản mà không phải ai cũng… dám ăn. Đơn giản là vì đã có quá nhiều vụ ngộ độc liên quan đến loài hải sản đã có mặt trên trái đất từ cách đây hàng trăm triệu năm này. Tuy nhiên, phải đính chính lại, loài hải sản “thủ phạm” của các vụ ngộ độc chính xác là loài So – một loài có hình dáng giống y chang con Sam và chỉ khác nhau ở cái đuôi. Đuôi So thì tiết diện khi cắt ngang hình tròn còn đuôi Sam thì khi cắt ngang lại hình tam giác. Quan trọng hơn nữa là con So thì cực độc còn Sam thì là một món hải sản cực kỳ ngon miệng. Chính việc nhầm lẫn này mà khá nhiều du khách đã bỏ lỡ qua món ăn độc đáo này khi có dịp được gặp chúng. Gọi là có dịp vì Sam không phải là loài hải sản có thể nuôi được mà chỉ trông chờ vào đánh bắt từ thiên nhiên. Mỗi năm chỉ có một mùa Sam duy nhất, còn lại may mắn lắm bạn mới gặp được loài hải sản ngon miệng này, mà cũng lác đác một vài con. Trước đây, chả ai buồn ăn Sam, dân biển mỗi khi bắt được thường mang tặng là chính chứ cũng chả buồn chế biến. Phần vì chế biến con Sam rất là khó chứ không phải dễ. Sam là một món ăn tuyệt vời mà nếu như bạn đã một lần thử thì sẽ không bao giờ quên được. Có nhiều cách ăn Sam nhưng ăn Sam trứng vẫn là món “tuyệt” nhất. Khi tới mùa, ngư dân đánh bắt được Sam sẽ gỡ bỏ con đực bám trên lưng con cái quăng trở lại biển và chỉ bắt con cái. Lý do đơn giản là do Sam cái có trứng và to gần gấp đôi con đực. Ngoài ra, do thịt Sam có rất ít nên giá trị sử dụng của con đực cũng chả là bao. Con Sam có hương vị rất đặc biệt, trứng Sam ngon hơn gấp nhiều lần trứng cá, ngay cả trứng cá Hồi cũng khó mà sánh bằng. Còn thịt Sam thì ngọt và có vị cực ngon gấp nhiều lần thịt cua, ghẹ, đến cả thịt cua huỳnh đế cũng khó mà so được với thịt Sam. Chế biến Sam cũng là một phần tạo nên hương vị của món ăn này. Sam chế biến có ngon hay không cũng phụ thuộc một chút vào tay nghề của người làm ở phần cắt tiết Sam (máu Sam màu xanh chứ không phải màu đỏ như thường thấy). Phần này phải làm kỹ thì Sam mới ngon thực sự. Ngon nhất là món Sam trứng nướng. Bảo đảm, nếu được ăn qua một lần bạn sẽ không thể nào quên được nó. Trứng Sam nhỏ kết thành đùm và có rất nhiều trong một con Sam trứng, phần lớn ăn Sam chính là ăn phần trứng này. Còn phần thịt Sam thì rất ít, chỉ là một chút thịt dính trên phần lưng Sam. Và đây lại cũng là một phần cực ngon của con Sam mà những người ăn đều nhớ đến. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

XEM THÊM:  Cáp Treo Fansipan Sapa - Giá Cáp Treo Fansipan 2020

Cua hai da Cần Giờ: Về Cần Giờ, miền cua nước lợ ngon nức tiếng, hỏi cua hai da, nhiều lái cua lắc đầu nói: hiếm như vàng! Sở dĩ gọi như vậy vì, khi sắp lột, vỏ cũ của cua sẽ bở dần, giòn hơn. Và bên dưới lớp da non, có một chất dịch màu trắng đục gần giống màu cốm gạo. Nhờ vậy, thịt cua béo thơm đặc trưng. Thông thường, các thời điểm mùng mười và hai lăm âm lịch trong tháng cua sẽ chắc, nhiều thịt và ngon nhất. Khi gặp cua hai da chuẩn bị lột xác để lớn, lúc này cơ thể cua tích tụ thật nhiều dưỡng chất, đa số đều có gạch. Vẫn giản tiện với các món luộc, hấp chấm muối tiêu hoặc muối ớt chanh, đủ chinh phục khách sành ăn. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Xem thêm: Pete”S New Orleans – Buffet In The Intercontinental Hotel Downtown

*

(Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Cơm cháy khô cá dứa: Cá dứa có thịt trắng hồng, ít mỡ, săn chắc, thơm ngọt và không tanh. Canh chua cá dứa với bần chua hoặc cá dứa kho tộ ăn với các loại rau là những món đặc sản vùng sông nước, ăn hoài không biết ngán. Nhưng ăn với cơm cháy mới đúng điệu. Cá dứa nổi tiếng nhất xưa nay là ở Cần Giờ. Ngoài những món ăn được chế biến từ cá dứa, gần đây thị trường xuất hiện một loại khô cá dứa đặc sản, sản xuất tại Cần Giờ. Nguồn nguyên liệu để chế biến khô đều khai thác tự nhiên nên không đủ cung cấp cho thị trường. Món khô cá dứa thường ăn với cơm, nhưng lạ hơn là khô chiên giòn ăn với cơm cháy mỡ hành. Cơm nấu sao cho có lớp cơm cháy vừa vàng dưới đáy nồi. Lấy cơm cháy bẻ miếng vừa ăn, cho lên lớp mỡ hành xanh mướt. Khô cá dứa cắt miếng lớn cỡ hai đốt tay, chiên với thật ít dầu cho đến lúc khô vàng ươm và giòn đều. Dọn cơm cháy mỡ hành ăn với khô và nước mắm me. Mỡ cá từ miếng khô tươm ra hoà cùng các vị chua, cay, mặn, ngọt như kích thích vị giác đến da diết. Khô cá dứa tưởng chừng chỉ là món dân dã của những bữa cơm thường ngày, nhưng với sự phối hợp ăn ý, khô cá dứa cơm cháy bỗng trở thành món ăn ngon và lạ miệng. (Chuyên mục: Đặc sản TP Hồ Chí Minh)

Ngoài ra TP Hồ Chí Minh còn nổi tiếng với các loại đặc sản như: Nem Thủ Đức, gà vườn Củ Chi, dế cơm Củ Chi, bánh tráng Phú Hòa Đông, xoài cát Cần Giờ, các đặc sản biển nổi tiếng như: địa sâm, vòm xanh, cá khoai, tôm sú, sò huyết, nghêu, cá mú, ghẹ, cua. thường tập trung ở các xã Long Hòa, xã Thạnh An, xã Lý Nhơn, xã Bình Khánh, xã An Thới Ðông, xã Tam Thôn Hiệp và thị trấn Cần Thạnh của Cần Giờ.

Top 10 Địa Chỉ Cho Thuê Xe Máy Tại Thanh Hóa ! 【 Gia Huy 】, Tổng Hợp Địa Chỉ Cho Thuê Xe Máy Thanh Hoá
Why Not Hostel Quảng Bình Viêtnam Dong Hoi, Why Not Hotel, Dong Hoi, Vietnam: Book Now!
Tác giả

Bình luận

LarTheme