Cần Tuyển Đầu Bếp Quán Nhậu Bình Dân

Đầu Bếp tại Hồ Chí Minh (172)Đầu Bếp tại Hà Nội (147)Đầu Bếp tại Bà Rịa – Vũng Tàu (21)Đầu Bếp tại Bình Dương (13)Đầu Bếp tại Đà Nẵng (10)Đầu Bếp tại Hải Phòng (10)

Đầu bếp là người tạo ra những món ăn ngon, đẹp, hấp dẫn, chinh phục ngay cả những thực khách khó tính nhất. Các nhà hàng, khách sạn đều cần đầu bếp giỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách đến nên nhu cầu tuyển dụng với vị trí này khá cao và mức lương cũng rất cạnh tranh.

MỤC LỤC: I. Vai trò và trách nhiệm cụ thể của đầu bếp II. Những kỹ năng đầu bếp cần có III. Trở thành đầu bếp có cần bằng cấp gì không? IV. Thu nhập của đầu bếp cao hay thấp? V. Cơ hội việc làm đầu bếp ra sao? VI. Tố chất của một đầu bếp giỏi VII. Môi trường làm việc của đầu bếp VIII. Ứng tuyển vị trí đầu bếp cần lưu ý những gì?

*

Việc làm đầu bếp có dễ xin việc không?

I. Vai trò và trách nhiệm cụ thể của đầu bếp

Đầu bếp (Chef) là người trực tiếp tạo ra các món ăn phục vụ thực khách tại nhà hàng. Đầu bếp chịu trách nhiệm giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến ẩm thực như nấu các món ăn, nướng bánh, chuẩn bị tất các món trong thực đơn đã định trước hàng ngày, tìm kiếm và phát triển ý tưởng thực đơn mới. Có 2 yếu tố chính quyết định hiệu quả kinh doanh của một nhà hàng đó là chất lượng đồ ăn, thức uống và chất lượng dịch vụ. Đầu bếp chính là người ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn làm ra các món ăn ngon và tuyệt đẹp thì dù giá cả tại nhà hàng có ở mức cao vẫn sẽ có đông khách. Ở một số nhà hàng cao cấp có đầu bếp nổi tiếng thì khách thậm chí sẽ phải đặt chỗ từ 1 tuần hoặc 1 tháng trước để có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc sắc. Có nhiều vị trí việc làm đầu bếp khác nhau, từ bếp trưởng, bếp phó đến bếp bánh, v.v. Mỗi vai trò cụ thể sẽ đảm nhiệm các trách nhiệm khác nhau nhưng nhìn chung thì công việc của đầu bếp gồm có:

Chuẩn bị, nấu và lên món, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và phục vụ đúng giờ. Phụ trách một phần cụ thể trong các công việc nhà bếp như làm nước sốt, nướng thịt hay làm món tráng miệng, bếp bánh, v.v. Hỗ trợ bếp trưởng và bếp phó để phát triển thực đơn mới. Làm việc theo sự chỉ đạo của bếp trưởng. Kiểm tra chất lượng và nếm thử các món ăn, tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Liên lạc với các nhà cung cấp, giám sát việc giao nguyên liệu, quản lý ngân sách nhà bếp và thiết kế thực đơn (nếu bếp nhỏ không có bếp trưởng). Nhận phản hồi từ thực khách qua bộ phận phục vụ, tìm cách cải thiện chất lượng món ăn.

*

Nhiệm vụ của đầu bếp là làm gì hằng ngày?

II. Những kỹ năng đầu bếp cần có

1. Kiến thức về ẩm thực

Đầu tiên, một đầu bếp cần có kiến thức chuyên sâu về ẩm thực, cụ thể là về các nguyên liệu khác nhau, đặc điểm của chúng, có thể phối hợp như thế nào, v.v. Sau đó, đầu bếp cũng phải biết về ẩm thực các vùng miền hoặc các quốc gia khác nhau. Tùy vào việc bạn là đầu bếp Âu hay Á, mạnh về món Ý hay Nhật mà bạn phải hiểu về đặc điểm của ẩm thực các quốc gia đó, cách chế biến và phục vụ có gì khác nhau. Tất cả những kiến thức đó sẽ tạo điều kiện giúp đầu bếp kiểm soát chất lượng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách.

Đang xem: Tuyển tuyển đầu bếp quán nhậu bao ăn ở tại quán nhậu bình dân, việc làm

2. Nắm rõ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Một sai sót nhỏ trong quá trình chuẩn bị hay chế biến món ăn đều có thể dẫn đến nguy cơ dị ứng hoặc ngộ độc cho thực khách. Tất cả đầu bếp cần nắm rõ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo môi trường bếp, các dụng cụ, nguyên liệu đều sạch sẽ và đảm bảo để khách có thể yên tâm tận hưởng bữa ăn.

XEM THÊM:  Review Sữa Rửa Mặt 3W Clinic Trà Xanh, Green Tea Thực Tế

3. Giỏi nghiệp vụ

Đẳng cấp của các đầu bếp được quyết định dựa trên khả năng của họ, ai nấu ngon hơn, đẹp hơn và được đánh giá cao hơn. Giỏi nghiệp vụ, có sự khéo léo và tinh tế khi chế biến món ăn, sử dụng thành thạo các công cụ nhà bếp sẽ tạo nên tiếng tăm cho đầu bếp đó. Một đầu bếp chuyên làm bánh sẽ rõ hơn ai hết về nhiệt độ nướng bánh hay đặc điểm của lò nướng, trong khi đầu bếp Nhật sẽ thành thạo dùng dao chuyên dụng để cắt sashimi, v.v.

4. Giao tiếp hiệu quả, bình tĩnh

Bất cứ ai đã từng làm việc trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống đều biết rằng nhịp độ công việc, đặc biệt là trong nhà bếp thường rất nhanh, cực kỳ bận rộn vào những giờ đông khách hoặc những ngày cuối tuần, ngày lễ. Đầu bếp cần giữ bình tĩnh trong lúc gấp rút nhất cho dù có bị giục như thế nào. Bạn vừa phải đảm bảo chất lượng và hình thức món ăn trong khi cũng phải lên món nhanh vì khách không có quá nhiều kiên nhẫn. Tốt nhất là các đầu bếp giao tiếp hiệu quả với nhau và với nhân viên phục vụ, đôi khi là giải thích với khách hàng (về cách dùng các món đặc biệt hoặc khi họ đưa ra đánh giá tiêu cực).

5. Sức khỏe tốt

Các đầu bếp phải di chuyển rất nhiều, “luôn chân luôn tay” từ chuẩn bị tới chế biến, đứng lâu cạnh bếp nóng. Không có sức khỏe và khả năng chịu đựng tốt, bạn sẽ dễ cảm thấy kiệt sức, rất khó duy trì sự tập trung và nhạy cảm với mùi vị.

*

Những phẩm chất, kỹ năng đầu bếp chuyên nghiệp cần có

III. Trở thành đầu bếp có cần bằng cấp gì không?

Không có yêu cầu bắt buộc về trình độ giáo dục đối với một đầu bếp nhưng việc hoàn thành các chương trình học ở trường trung cấp, cao đẳng hay dạy nghề và có chứng chỉ nấu ăn sẽ giúp bạn xin việc dễ dàng hơn và thăng tiến. Thực tế là hầu hết các đầu bếp hàng đầu ngoài năng khiếu sẵn có thì đều được đào tạo chính quy, có thể là học ở trong nước hoặc ra nước ngoài. Các chương trình học để trở thành đầu bếp thường hướng đến thực hành rất nhiều. Nhiều người sau khi học nấu ăn sẽ xin việc làm phụ bếp tại những nhà hàng, khách sạn lớn ở trong nước hoặc sang nước ngoài (thường là với bếp Âu hay Nhật, Trung). Rèn luyện ở môi trường thực tế sẽ giúp bạn có cơ hội học nhiều hơn, tự mình cải thiện và hoàn thiện kỹ năng, am hiểu về các nền ẩm thực khác nhau, vị giác nhạy cảm và tinh tế hơn.

IV. Thu nhập của đầu bếp cao hay thấp?

Thu nhập của đầu bếp được quyết định dựa trên trình độ, tay nghề và quy mô nhà hàng mà bạn làm việc. Ở những nhà hàng nhỏ thì lương đầu bếp có thể ở mức từ 7 – 10 triệu/tháng. Trong khi đó, tại những nhà hàng lớn, nổi tiếng hoặc nhà hàng trong khách sạn cao cấp thì lương đầu bếp sẽ là từ 25 – gần 40 triệu/tháng, thậm chí cao hơn là khoảng 50 triệu/tháng. Mức lương cao nhất một đầu bếp nhận được có thể lên tới 90 triệu/tháng. Thu nhập tốt là một trong những điểm hấp dẫn nhất của nghề đầu bếp, nhất là khi bạn không cần có bằng cấp cao. Kỹ năng thực tế sẽ quyết định bạn xứng đáng nhận được mức lương bao nhiêu.

V. Cơ hội việc làm đầu bếp ra sao?

Sự phát triển của dịch vụ ăn uống, từ bình dân đến cao cấp đã tạo ra vô số cơ hội việc làm cho các đầu bếp. Bạn có thể tìm việc làm đầu bếp tại nhà hàng nhỏ hay nhà hàng chuyên về ẩm thực của một quốc gia nào đó, nhà hàng buffet, đồ chay hay nhà hàng trong khách sạn 4, 5 sao. Tùy vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, bạn có rất nhiều lựa chọn. Đầu bếp không phải một công việc có thể thành thạo một sớm một chiều mà cần đến rất nhiều nỗ lực và chứng minh bản thân trong một khoảng thời gian dài. Làm việc ở những nhà hàng có quy mô khác nhau, đối tượng khách hàng nhau sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn và nhạy bén hơn về xu hướng thưởng thức ẩm thực. Từ các vai trò đầu bếp, bạn có thể thăng tiến lên bếp phó hay bếp trưởng, chuyển sang làm chuyên gia ẩm thực hay blogger ẩm thực. Với những người có khả năng kinh doanh hoặc muốn phát triển nhà hàng của riêng mình thì việc tích lũy kinh nghiệm, vốn và các mối quan hệ rồi mở một nhà hàng hoặc bán đồ ăn trực tuyến cũng là lựa chọn lý tưởng. Nhìn chung thì với nghề đầu bếp, bạn gần như không bị giới hạn các cơ hội, điều quan trọng là khả năng của bạn đến đâu và bạn muốn tiến xa thế nào.

XEM THÊM:  Top 7 Cửa Hàng Bánh Cốm Ở Hà Nội Mua Bánh Cốm Hà Nội Mua Về Làm Quà

Xem thêm: an bang beach homestay

*

Triển vọng nghề nghiệp của đầu bếp

VI. Tố chất của một đầu bếp giỏi

1. Yêu thích lĩnh vực ẩm thực

Niềm yêu thích là động lực giúp chúng ta cố gắng trong mọi việc, từ học tập tới công việc và đối với các đầu bếp cũng không ngoại lệ. Nếu bạn thích lĩnh vực ẩm thực, thích các món ăn ngon và đẹp mắt, tò mò về nguyên liệu và cách chế biến hay đơn giản chỉ là thích cảm giác món mình nấu được nhiều người thưởng thức, mang đến sự hài lòng cho những người xung quanh thì bạn có thể cân nhắc học để làm đầu bếp. Công việc này có những khó khăn, vất vả nhưng bù lại cũng nhiều niềm vui và khi có động lực, bạn sẽ trở thành một đầu bếp giỏi và đạt được những thành công.

2. Chăm chỉ, sáng tạo

Làm đầu bếp nghĩa là bạn sẽ không chỉ nấu theo các công thức có sẵn mà còn phải tự học hỏi, tìm tòi và dùng tư duy sáng tạo để tạo ra những món mới. Sự chăm chỉ sẽ giúp bạn tạo nên những giá trị mới và xây dựng cho mình một phong cách riêng. Tính khác biệt của mỗi đầu bếp là yếu tố làm nên hương vị khó quên, đa dạng các món ăn và trải nghiệm ẩm thực.

3. Không ngừng học hỏi

Dù cho là những đầu bếp giỏi nhất thế giới cũng vẫn thường xuyên học hỏi bằng cách di chuyển giữa các vùng miền, các đất nước khác nhau, đi học nâng cao tay nghề vài tháng mỗi năm, v.v. Ẩm thực rất phong phú và mỗi người sẽ có cách cảm nhận hương vị hay đánh giá khác nhau. Sự khác biệt về văn hóa hay đặc điểm của các nguyên liệu ở khu vực địa lý khác nhau, những cách chế biến mới và thói quen ăn uống của nhiều người đều rất thú vị và hữu ích trong việc tạo ra món ăn mới hoặc đưa đặc sản đến những vùng miền vốn chưa biết đến món đó.

4. Chịu được áp lực công việc

Công việc đầu bếp rất áp lực. Bạn sẽ phải dùng mọi cách để làm sao đảm bảo được rằng món ăn ngon, trình bày đẹp, phục vụ kịp thời. Bạn cũng phải hết sức cẩn thận trong tất cả các quy trình từ lựa chọn nguyên liệu đến chuẩn bị và chế biến. Trong trường hợp không may để xảy ra sai sót, ngộ độc thực phẩm, v.v. thì không chỉ bản thân đầu bếp mà hình ảnh của nhà hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Những vấn đề như vậy tạo thành áp lực cho đầu bếp, đòi hỏi bạn phải giữ được sự tỉnh táo, tập trung và hoàn thành mọi thao tác một cách tốt nhất.

VII. Môi trường làm việc của đầu bếp

Môi trường làm việc của đầu bếp không được tính là lý tưởng. Hầu hết công việc được hoàn thành ở trong gian bếp, không lo mưa nắng nhưng thực tế là không gian bếp, dù ở nhà hàng hay khách sạn lớn thì cũng khá chật chội và nóng vì bạn sẽ phải liên tục hoạt động. Công việc có nhịp độ nhanh và có thể gây căng thẳng, đòi hỏi người đầu bếp đứng trong thời gian dài, làm việc theo ca, v.v. Sức khỏe thể chất cũng vì vậy mà giảm đi. Nhiều đầu bếp có thể bị bệnh viêm dạ dày hoặc xương khớp sau khi làm việc nhiều năm. Bên cạnh đó, môi trường bếp cũng dễ dẫn đến tai nạn hoặc chấn thương, nhẹ thì là những vết cắt hoặc bỏng, bị trượt hoặc bị ngã, nặng hơn thì có thể là cháy nổ. Làm việc từ sáng sớm và tới đêm muộn, cả trong ngày nghỉ lễ và cuối tuần là lịch trình phổ biến của bất cứ đầu bếp nào vì đó là những thời điểm nhà hàng bận rộn nhất. Thường thì đầu bếp sẽ làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần. Dĩ nhiên, môi trường làm việc của đầu bếp cũng có những ưu điểm, chẳng hạn như mọi người thường làm việc teamwork rất tốt, sẵn sàng hỗ trợ cho nhau. Ngoài những giờ cao điểm bận rộn, đầu bếp vẫn có thời gian rảnh để nghỉ ngơi, không phải lúc nào cũng nấu nướng hay trình bày món ăn. Các chế độ đãi ngộ đối với đầu bếp cũng rất tốt.

XEM THÊM:  Cơm Tấm Ngon Ở Hà Nội Ngon Nức Tiếng Gần Xa, Top 10 Quán Cơm Tấm Ngon Tuyệt Tại Hà Nội

*

Công việc đầu bếp có vất vả không?

VIII. Ứng tuyển vị trí đầu bếp cần lưu ý những gì?

Để ứng tuyển đầu bếp thành công, có một số lưu ý mà mọi ứng viên nên biết, cụ thể là:

1. Xác định kiểu nhà hàng bạn muốn làm việc

Mỗi đầu bếp đều có một mảng là thế mạnh riêng, người chuyên bếp bánh có thể không biết nấu ăn các món chính và ngược lại. Tùy vào định hướng và khả năng mà bạn xin vào kiểu nhà hàng bạn muốn, có thể là nhà hàng chuyên về bít tết hay pasta, bánh ngọt, v.v. Sau đó, bạn hãy bắt đầu thu hẹp phạm vi tìm kiếm, ví dụ như ứng tuyển vào những nhà hàng cụ thể bạn thích hay tìm tất cả các thông báo tuyển dụng vị trí đầu bếp.

2. Điều chỉnh CV xin việc đầu bếp

CV xin việc làm đầu bếp có gì khác so với các CV xin việc khác? Đầu tiên, định dạng CV phải là loại đơn giản, không quá màu mè hay bố cục phức tạp. Sau đó, bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu và viết tốt phần kinh nghiệm làm việc vì khi tuyển đầu bếp thì kinh nghiệm là quan trọng nhất. Kinh nghiệm làm việc của một đầu bếp có thể là đã từng làm đầu bếp, food blogger hay làm đầu bếp chính thức. Một điều khác mà nhà tuyển dụng quan tâm đó là việc ứng viên từng làm việc ở đâu. Ví dụ bạn là đầu bếp Âu và từng làm ở khách sạn 4, 5 hay nhà hàng chuyên món Âu rất nổi tiếng thì bạn sẽ xin việc dễ dàng hơn.

Xem thêm: Xe Giường Nằm Hải Phòng Sapa Về Hải Phòng, Xe Khách Từ Sapa Về Hải Phòng

3. Phỏng vấn vị trí đầu bếp và sẵn sàng làm bài kiểm tra

Trong cuộc phỏng vấn đầu bếp, nhà tuyển dụng chủ yếu hỏi về các thông tin chung, những trải nghiệm bạn đã có với nghề và một số câu hỏi tình huống để xem kiến thức và cách xử lý của bạn có phù hợp hay không. Hỏi đáp chỉ là một phần trong cuộc phỏng vấn, còn lại sẽ là bài kiểm tra và đánh giá khả năng nấu ăn. Có 2 kiểu kiểm tra phổ biến nhất: Ứng viên tự chọn một món mình tự tin nhất để chuẩn bị hoặc nhà hàng sẽ chỉ định một món cụ thể và yêu cầu bạn hoàn thành trong thời gian giới hạn. Để thể hiện tốt nhất, bạn nên thực hành thật nhiều ở nhà, chủ yếu là với những món có cơ bản, có tính chất đại diện cho phong cách nấu ăn của bạn cũng như phong cách của nhà hàng. Trở thành một đầu bếp là ước mơ của nhiều người nhưng không phải ai cũng có năng khiếu và đam mê để thực sự lập nghiệp bằng nghề này. Công việc đầu bếp ngày càng được coi trọng và có triển vọng phát triển, vì vậy nếu thấy hứng thú thì bạn có thể cân nhắc theo học các chương trình đào tạo, lấy chứng chỉ và bắt đầu xin việc làm đầu bếp ngay hôm nay.

edna resort
Hostel Giá Rẻ Ở Đà Lạt Giá Rẻ View Đẹp Nhất Hiện Nay, 10 Hostel Tốt Nhất Ở Đà Lạt, Việt Nam
Tác giả

Bình luận

LarTheme