Cách Tính Thuế Nhập Khẩu Xe Máy Từ Malaysia Về Việt Nam Là Bao Nhiêu ?

Các khoản thuế nhập khẩu xe máy

Đối với các khoản thuế và phí thường gồm 5% thuế nhập khẩu xe sản xuất + 20% thuế Tiêu thụ đặc biệt + 10% VAT x 5.600 + 5.600 = 7560 USD và tính thêm những khoảng tiền “riêng” như tiền ship. Ví dụ như chiếc xe Ninja 300 có mặt trong cửa hàng tại Việt Nam giá cao nhất chỉ lên đến khoảng 10000 USD.

Muốn hiểu hơn về thuế cần tìm hiểu thêm về luật, thông tư, quy định nhập xe máy về Việt Nam, trong đó mô tô là mặt hàng đặc biệt nên sẽ có những “quy ước” riêng. Theo thông tư số 16/2008/TT-BTC (thông tư hướng dẫn nhập khẩu xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại) có ghi mọi cá nhân, tổ chức đều được phép nhập 01 xe gắn máy các loại (thuộc mã số 8711 của biểu thuế) mới 100%. Như vậy chúng ta hoàn toàn có quyền nhập khẩu một chiếc xe về với mục đích phi mậu dịch.

Đang xem: Cách tính thuế nhập khẩu xe máy

Khi xe nhập về Việt Nam, về cảng nào thì người nhập phải ra chi cục hải quan thuộc tỉnh đó nộp đơn xin nhập khẩu xe. Giấy tờ cần mang đến gồm có C/O, C/Q của xe, hoá đơn xe, đơn xin nhập khẩu và hải quan đòi cái gì thì cứ đưa cái đó.

Trong đó, C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/Q là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá. Có giấy phép rồi đi đăng ký đăng kiểm, giấy tờ bao gồm: CO, CQ xe, hoá đơn, giấy phép nhập khẩu, bản cà số khung số máy. Sau đó, người mua phải đến chỗ đăng kiểm, tuy nhiên trước đó xuống kho hải quan để kiểm tra.

XEM THÊM:  Thuê Xe Máy Ở Kiên Giang Giá Rẻ Và Tốt Nhất ©️ Phuot, Tổng Hợp Địa Điểm Cho Thuê Xe Máy Kiên Giang
*

Xe nhập khẩu

Người mua nộp tất cả những giấy tờ trên, kèm tờ khai hàng phi mậu dịch cho chi cục hải quan cảng nhập xe. Hải quan sẽ tính thuế và kiểm hoá xem hàng hoá có đúng với tờ khai không, ra kho bạc nộp và cầm giấy về nộp lại cho Hải quan. Hải quan sẽ xác nhận trên tờ khai là “đã làm thủ tục hải quan“. Sau đó, người nhập có quyền mang xe về.

Sau khi mang xe về nhà, người mua nộp tờ khai có dấu xác nhận đã làm thủ tục Hải quan, xin 1 cái bản nộp thuế trước bạ trên cục thuế và nộp kèm bản sao tờ khai, giấy phép nhập khẩu, kết quả đăng kiểm.

Để bấm biển ra giấy tờ xe cần có giấy nộp thuế trước bạ trong tay, rồi bản sao tờ khai, thuế trước bạ, giấy đăng kiểm, giấy nộp thuế Hải quan kèm bản chính ra CAGT. Ngay đó, người mua sẽ có biển số và 2 ngày tiếp theo là ra giấy tờ xe. Nếu bạn có quen biết với Hải quan để nhờ tư vấn các bước, xem xét các giấy tờ, giới thiệu các mối quan hệ, các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

» Các bạn có thể quan tâm: Kinh nghiệm thuê xe máy ở Đà Lạt chuẩn bài

Một số loại thuế khác cần biết

Thuế nhập khẩu thông thường là loại thuế xuất chung cho các loại hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia, tuy nhiên Việt Nam không tham gia các hiệp định thương mại có ưu đãi thuế. Hay hiểu cách khác là không có chính sách đối xử tối huệ quốc ( MFN – Most Favoured Nation), loại thuế này đa phần nhập từ những quốc gia rất ít nghe và không nằm trong bất cứ hiệp định ưu đãi và ưu đãi đặc biệt nào.

XEM THÊM:  Dịch Vụ Cho Thuê Xe Du Lịch Phan Rang Giá Rẻ, Thuê Xe Du Lịch Phan Rang

Xem thêm: Nhà Xe Khách Mạnh La Thái Bình Nam Định Ninh Bình Đi Đà Nẵng

Tiếp đến là thuế nhập khẩu ưu đãi, đây là loại thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam nằm trong chính sách đối xử tối huệ quốc (MFN). Đa phần hiện nay hàng nhập vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế này bởi lẽ hiện Việt Nam đã có quan hệ thương mại với khoảng 180 quốc gia trên toàn thế giới.

Thứ ba là thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, đây là loại thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho những hàng hóa nhập khẩu từ các nước có quan hệ thương mại trong hiệp định song phương hoặc đa phương với Việt Nam như các hiệp định: ACFTA (Aisa – Trung Quốc; CO Form E), ATIGA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; CO Form AJ), AJCEP (ASEAN – Nhật Bản; CO Form AJ ), VJEPA ( Việt Nam – Nhật Bản; Co Form JV ), AKFTA (ASEAN – Hàn Quốc; CO form AK), AANZFTA (ASEAN – Australia/New Zealand; CO form AANZ), AIFTA (ASEAN-Ấn Độ; CO form AI), VKFTA (Việt Nam – Hàn Quốc; CO form KV), VCFT (Việt Nam – Chile; CO form VC), VN-EAEU (Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu).

*

Thuế nhập khẩu xe máy

Thuế tiêu thụ đặc biệt, loại thuế này đánh lên hàng hóa hạn chế tiêu thụ như: bia, rượu, thuốc lá, xe dưới 24 chỗ. Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt được tính bằng cách: Thuế Nhập Khẩu TTĐB = Giá tính thuế TTĐB * Thuế suất thuế TTĐB = (Trị giá tính thuế hàng NK + TNK) * Thuế suất thuế TTĐB

Thuế bảo vệ môi trường đánh lên những mặt hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: xăng, dầu, mỡ nhờn, túi nilon,… Thuế này có thể tính như sau: Thuế BVMT = Số lượng đơn vị hàng hoá * Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

XEM THÊM:  Thuê Xe Ô Tô Du Lịch Tại Hà Nội Từ 4 Đến 45 Chỗ, Bảng Giá Cho Thuê Xe Giá Rẻ: 4 Chỗ, 7 Chỗ, 16 Chỗ

Cuối cùng là thuế VAT, loại thuế này đánh vào người tiêu dung và loại thuế này có mức độ thuế chồng thuế rất cao. Mọi người có thể tính như sau: Thuế GTGT (VAT) = (Giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB) * thuế suất thuế GTGT.

Xem thêm: Top 15 Món Ngon Lạ Miệng Từ Đậu Phụ Siêu Ngon Và Dễ Làm, Cách Chế Biến Các Món Ngon Từ Đậu Phụ

Một số ký hiệu đặc biệt trong biểu thuế

Các bạn lưu ý trong biểu thuế sử dụng một số ký hiệu đặc biệt sau:(*): Hàng hóa không chịu thuế VAT(5): Hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 5%(10): Hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 10%(*,5): Không chịu thuế NK, thuế VAT 5%(*,10): Không chịu thuế NK, thuế VAT 10%

Theo quy Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, xe máy là hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng là 10%. Thông thường thì trong mức giá đề xuất mà các đại lý đưa ra đã bao gồm trong đó thuế giá trị gia tăng (người mua không cần tính và đóng thành khoản riêng). Ngoài tiền thuế trên, năm 2019 người mua xe cần phải nộp một số khoản lệ phí trước bạ. Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP mức thu lệ phí trước bạ với xe máy là 2%. Trong đó, xe máy của tổ chức, cá nhân ở các thành phố trực thuộc trung ương; thành phố thuộc tỉnh; thị xã nơi UBND tỉnh đóng trụ sở nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức là 5%. Đối với xe máy nộp lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi được áp dụng mức thu là 1%. Trường hợp chủ tài sản đã kê khai, nộp lệ phí trước bạ đối với xe máy là 2%, sau đó chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn quy định tại điểm a khoản này thì nộp lệ phí trước bạ theo mức là 5%.

hãy ăn tối cùng nhau bts
Nhịn Ăn Sáng Để Giảm Cân – Nhịn Ăn Sáng Có Giảm Cân Không
Tác giả

Bình luận

LarTheme