Các Tội Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia, Các Tội Phạm Xâm Phạm An Ninh Quốc Gia

Bảo vệ an ninh quốc gia luôn là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của bất kỳ nhà nước (Quốc gia) hay chế độ có chủ quyền nào. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ được ghi nhận trong hiến pháp mà còn được cụ thể hóa bằng các hình phạt nghiêm khắc nhất theo luật hình sự:

Mục lục bài viết

1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia là gì?2. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ3. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm an ninh quốc gia ?4. Biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia5. Mục đích của việc đảm bảo an ninh quốc gia
Tội xâm phạm an ninh quốc gia là tội phạm xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đang xem: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia

Quy định về tội xâm phạm an ninh quốc gia

Đây là nhóm tội nguy hiểm nhất bao gồm nhiều tội phạm khác nhau. Tất cả những tội này đều có chung đặc điểm là chủ thể đều có mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm:

1) Tội phản bội Tổ quốc;

2) Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

3) Tội gián điệp;

4) Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ;

5) Tội bạo loạn;

6) Tội hoạt động phỉ;

7) Tội khủng bố;

8) Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

9) Tội phá hoại chính sách đoàn kết;

10) Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

11) Tội phá rối an ninh;

12) Tội chống phá trại giam;

13) Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyển nhân dân.

Hình phạt được quy định cho tội xâm phạm an ninh quốc gia rất nghiêm khắc, đa số các tội phạm có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.

>&gt Xem thêm:  Vùng nước quần đảo là gì ? Chế độ pháp lý vùng nước quần đảo

2. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Trả lời:

Điều 111, bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, cụ thể:

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Còn theo quy định của bộ luật hình sự năm trước đó, quy định tội danh:

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ

Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân;

2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

.

*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

PHÂN TÍCH MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TỘI DANH:

1. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)

An ninh lãnh thổ là một nội dung quan trọng của an ninh quốc gia. Do vậy, hành vi xâm phạm an ninh lãnh thổ được coi là một dạng hành vi phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Hành vi này vi phạm nguyên tắc bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của luật quốc tế. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được quy định là “xâm nhập lãnh thổ, cỏ hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

>> Dấu hiệu pháp lí tội xâm phạm an ninh lãnh thổ:

Điều luật quy định 03 loại trường hợp phạm tội của tội phạm này. Ở từng loại trường hợp phạm tội có các dấu hiệu pháp lí cụ thể riêng.

* về trường hợp phạm tội thứ nhất’. Xâm nhập lãnh thố Việt Nam nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hoàXHCNViẹt Nam

Đây là trường hợp chủ thể CÓ hành vi vượt biên giới (trên đất liền, trên biển, trên không) vào lãnh thổ Việt Nam một cách vực biên giới V.V.. Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý và với mục đích gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của Việt Nam.

>> Hình phạt tội xâm phạm an ninh lãnh thổ:

Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.

Khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.(1)

Khung hình phạt tù từ 05 năm đến 15 năm được quy định cho những người đồng phạm khác.

Khung hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được quy định cho chuẩn bị phạm tội.

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những tội phạm mang tính nguy hiểm đặc biệt cao vì nó xâm phạm tới những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội, chế độ nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì việc xây dựng, hoàn thiện các quy định về loại tội phạm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong Bộ luật hình sự năm trước đó, các tội xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại chương đầu tiên của phần các tội phạm – chương XI (từ Điều 78 đến Điều 92). Nhìn chung, các quy định trong chương này đã được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn, song vẫn còn một số quy định chưa hợp lí, chưa lô gíc và khoa học về mặt kĩ thuật lập pháp. Cụ thể như sau:

2. Về Tội Phản bội Tổ quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự) và Tội Gián điệp (Điều 80 Bộ luật hình sự)

Theo quy định tại Điều 78, “Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thì bị xử lý về Tội phản bội Tổ quốc.

Khoản 1 – Điều 80 quy định về Tội gián điệp: “Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

XEM THÊM:  Ăn Trưa Tại Huế Ngon? Top 50 Món Ăn Huế Ngon Nhất Định Phải Thử Một Lần Cho Biết

a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Từ quy định tại Khoản 1 – Điều 80 Bộ luật hình sự, có thể thấy Điểm b và Điểm c quy định hành vi khách quan của chủ thể là công dân Việt Nam. Qua việc sử dụng các cụm từ “theo sự chỉ đạo của nước ngoài”, “giúp người nước ngoài”, “cho nước ngoài”, “để nước ngoài sử dụng”, các nhà làm luật cho rằng đối với chủ thể là công dân Việt Nam thì hành vi phạm tội chỉ cấu thành tội gián điệp nếu xuất hiện “yếu tố nước ngoài”.

Trong khi đó, đặc trưng của Tội Phản bội Tổ quốc (Điều 78) cũng là yếu tố chủ thể (công dân Việt Nam) và hành vi khách quan gắn với “yếu tố nước ngoài”, cụ thể là hành vi “câu kết với nước ngoài”.

Về vấn đề này, đã có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những giải thích để chứng minh “yếu tố nước ngoài” trong hai tội là khác nhau, song thực tế cho thấy công dân Việt Nam bằng một trong những hành vi “Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại” (điểm b – khoản 1 – Điều 80) hay “Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (điểm c – khoản 1 – Điều 80) để thực hiện tội phạm thì không thể nói là không có sự liên hệ chặt chẽ (câu kết) với nước ngoài.

Từ sự phân tích trên, thiết nghĩ các nhà làm luật nên nghiên cứu để mở rộng phạm vi cấu thành tội phạm Tội phản bội Tổ quốc theo hướng: bất kỳ hành vi nào của công dân Việt Nam có sự liên hệ với nước ngoài nhằm gây phương hại cho nền an ninh quốc gia đều bị xử lý về Tội phản bội Tổ quốc. Theo đó, kể cả hành vi gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại, cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài, thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là hành vi khách quan của Tội phản bội Tổ quốc. Vì thế mà chủ thể của Tội gián điệp chỉ có thể là người nước ngoài với các hành vi đặc trưng của Tội gián điệp là: điều tra, thu thập tin tức tình báo chống lại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Về Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự)

Điều 79 Bộ luật hình sự quy định hành vi khách quan của tội phạm là “hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Từ quy định này có thể thấy chỉ phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân nếu người phạm tội đã có một trong hai hành vi:

– Hành vi thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: là hành vi của những người đề xướng chủ trương, đường lối, vạch kế hoạch hoạt động của tổ chức hoặc viết cương lĩnh, điều lệ, hiệu triệu, tuyên truyền, lôi kéo người khác vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền.

– Hành vi tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: là hành vi gia nhập tổ chức khi biết rõ tổ chức ấy có mục đích lật đổ chính quyền, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, tán thành và tích cực hoạt động theo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức đó.

Như vậy, nếu dùng tên của điều luật là “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì hành vi khách quan sẽ còn bao gồm nhiều hành vi khác nữa bởi “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” được hiểu là tất cả các hành vi (chứ không chỉ riêng hai hành vi thành lập và tham gia tổ chức) nhằm thực hiện mục đích cuối cùng là lật đổ chính quyền nhân dân. Điều đó có nghĩa là nội dung và tên gọi của Điều 79 đã có sự mâu thuẫn. Để khắc phục vấn đề này, nên đổi tên Điều 79 Bộ luật hình sự hiện hành thành “Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

3. Về Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự)

Điều 84 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân…”

Đây là một trong những điều luật đã bộc lộ lỗi về kỹ thuật lập pháp, thể hiện sự rườm rà trong lối diễn đạt. Cụ thể là: khi mô tả đối tượng tác động của tội phạm, các nhà làm luật đã xác định đó là “cán bộ, công chức hoặc công dân”. Dễ nhận thấy rằng khái niệm “công dân” đã bao hàm cả “cán bộ, công chức”. Do đó, thay vì quy định đối tượng tác động của tội khủng bố là “cán bộ, công chức hoặc công dân” nên sử dụng ngắn gọn là “con người”, theo đó điều luật sẽ là: “Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của con người…”

4. Về Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87) và Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88)

Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật hình sự, hành vi khách quan của Tội phá hoại chính sách đoàn kết gồm bốn hành vi sau:

– Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

– Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

– Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội;

– Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

Xem thêm: Hoi An Vietnam Backpacker Hostels, Hoi An, Best Party Hostels In Hoi An (2020 Updated)

Theo quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự, hành vi khách quan của Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm ba hành vi sau:

XEM THÊM:  Mua Nguyên Liệu Làm Trà Sữa Thái Ở Đâu, Mua Nguyên Liệu Làm Trà Sữa Ở Đâu Tphcm

– Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

– Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhan dân;

– Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy: để phá hoại chính sách đoàn kết (thông qua việc thực hiện một trong các hành vi: gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế), người phạm tội phải sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam giống như những biểu hiện về hành vi trong Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tức là tuyên truyền hoặc là làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung phá hoại chính sách đoàn kết). Điều này có nghĩa là: người nào thực hiện hành vi tuyên truyền chống nhà nước để phá hoại chính sách đoàn kết thì xử lý về Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 87 Bộ luật hình sự), nếu không xác định được mục đích này thì mới xử lý về Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự). Thiết nghĩ, các nhà làm luật nên xoá bỏ Tội phá hoại chính sách đoàn kết bởi vì tội này chỉ là một trong những hình thức biểu hiện của Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài những vấn đề đã trình bày trên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia của các lực lượng chức năng còn gặp những vướng mắc do chưa có sự thống nhất về cách hiểu đối với một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tội xâm phạm an ninh quốc gia ở Chương XI Bộ luật hình sự. Chẳng hạn như cụm từ “nước ngoài” được sử dụng trong Điều 78, Điều 80 cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể khiến cho xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau khi giải thích (là người nước ngoài, là cơ quan tình báo nước ngoài, là chính phủ nước ngoài, là tổ chức phi chính phủ nước ngoài, là các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài… hay là tất cả các chủ thể đó). Hoặc khái niệm “cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cũng chưa được hướng dẫn một cách rõ ràng khiến cho có nhiều cách hiểu khác nhau.

Tóm lại, để góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung, quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng, các nhà làm luật cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng:

Một là, khắc phục sự giao thoa, chồng chéo về nội dung của một số điều luật bằng cách lược bỏ một số hành vi (như trong Tội gián điệp), thậm chí lược bỏ cả những tội danh (như Tội phá hoại chính sách đoàn kết) mà nội dung của điều luật khác đã bao hàm trong đó.

Hai là, đổi tên Điều 79 Bộ luật hình sự từ “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thành “Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho phù hợp với nội dung được quy định trong điều luật.

Ba là, thay cụm từ “cán bộ, công chức hoặc công dân” khi mô tả đối tượng tác động của tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 84 Bộ luật hình sự) bằng cụm từ “con người” cho đảm bảo tính khoa học, súc tích của một văn bản pháp luật.

Bốn là, ban hành các văn bản giải thích một số thuật ngữ được sử dụng để mô tả các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà trên thực tế đang còn nhiều tranh cãi sao cho cả việc nhận thức và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thống nhất và chính xác hơn.

Trân trọng cảm ơn!

>&gt Xem thêm:  Luật hàng không quốc tế là gì ? Các nguyên tắc của Luật hàng không quốc tế

3. Dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm an ninh quốc gia ?

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, xâm phạm chế độ xã hội chủ nghĩa, xâm phạm an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Các dấu hiệu tội xâm phạm an ninh quốc gia:

+ Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia xâm phạm vào những quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các quan hệ xã hội khác.

Khách thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm vào an ninh chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: xâm hại sự tồn tại của chính quyền nhân dân, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân…

Khách thể trực tiếp của mỗi loại tội phạm được cụ thể trong từng điều luật như: khách thể của tội phản bội Tổ quốc (điều 78 BLHS) là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc…

+ Mặt khách quan của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia được biểu hiện bằng những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến các khách thể nêu trên. Tính chất của những hành vi này là nguy hiểm lớn hoặc đặc biệt lớn cho xã hội. Đa số các tội xâm phạm an ninh quốc gia được thực hiện bằng hành động, ví dụ, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội khủng bố,…Đa số các tội phạm trong nhóm tội này có cấu thành tội phạm hình thức. Chẳng hạn, tội phản bội Tổ quốc (điều 78), tội hoạt động nhằm lật đổ chỉnh quyền nhân dân (điều 79)…Một số tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia khác lại có cấu thành tội phạm vật chất, ví dụ, tội hoạt động phỉ (điều 83), tội khủng bố (điều 84)…

+ Mặt chủ quan của tội xâm phạm an ninh quốc gia:

+ Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là xâm hại đến độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm hại đến chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấy trước hành vi đó có thể làm suy yếu hoặc lật đổ chính quyền nhân dân nhưng vẫn mong muốn thực hiện.

XEM THÊM:  Làm Sao Để Đến Áo Tắm Thu Boutique, Cửa Hàng Trực Tuyến, Áo Tắm Thu Boutique Cửa Hàng Trực Tuyến

+ Mục đích chống chính quyền nhân dân là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tất cả các tội phạm trong nhóm tội này. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội có mục đích chống lại hoặc làm suy yếu chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu cho phép phân biệt tội xâm phạm an ninh quốc gia với những tội phạm khác có các dấu hiệu của mặt khách quan tương tự.

+ Đông cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Động cơ phạm tội ở các tội này có thể khác nhau (thù hằn giai cấp, vụ lợi,…).

+ Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia:

Chủ thể của các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch.

4. Biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia

Nguyên tắc áp dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia:

– Cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự khi thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự phải:

+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký;

+ Không được lợi dụng biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự để xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền do pháp luật quy định, bảo đảm tính hiệu quả;

+ Kết hợp việc áp dụng biện pháp pháp luật với sức mạnh quần chúng, sức mạnh của hoạt động ngoại giao, kinh tế, nghiệp vụ, khoa học – kỹ thuật và vũ trang để bảo vệ an ninh, trật tự.

– Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự; tạo điều kiện, giúp cơ quan, cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự.

Trong thời đại bùng nổ của khoa học kỹ thuật khắp nơi trên toàn thế giới thì việc đảm bảo an ninh quốc gia càng được quan tâm chú trọng. Một số các biện pháp mà nhà nước sử dụng nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia như sau:

Thứ nhất, đó là việc đưa ra những biện pháp có tác dụng hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo trật tự an ninh quốc gia;

Thứ hai, nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và sớm phát hiện kết hợp với xử lý, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế;

Thứ ba, nhà nước đưa ra các biện pháp, quy định để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.

Thứ tư, nhà nước đã đưa ra các chính sách về pháp luật giành cho lực lượng công an nhân dân với mục đích cao cả là bảo vệ nhân dân của đất nước. Ở một đất nước mà quyền con người và quyền công dân được coi trọng và thể hiện rõ ràng ở quyền công dân cũng như các quy định trong Hiến pháp và pháp luật, vì vậy mà mọi hành động có ý đồ xâm phạm đến quyền công dân và quyền con người đều sẽ bị pháp luật Nhà nước xử phạt.

Thứ năm, nhà nước cũng đưa ra các biện pháp, chính sách pháp luật nhằm đảm bảo an ninh trật tự bằng cách giáo dục cán bộ hay các sĩ quan, chiến sĩ cảnh sát, công an nhằm mục đích nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tôn trọng nhà nước chính quyền pháp luật. Cùng với đó, Nhà nước cũng đưa ra những biện pháp quy định chặt chẽ nhằm tác động lên ý thức của các cán bộ, sĩ quan công an nhân dân có ý thức tự giác, linh hoạt, nghiêm chỉnh để có thể đấu tranh phòng chống tội phạm bảo vệ an toàn, an ninh quốc gia cho tổ quốc.

Cuối cùng là ngoài những biện pháp đã được nêu ra ở trên, nhà nước ta cũng đang cố gắng tiếp tục tìm các biện pháp, chính sách để có thể linh hoạt, hài hòa hơn giúp cho việc bảo vệ an ninh quốc gia trở nên đầy đủ và hiệu quả hơn.

5. Mục đích của việc đảm bảo an ninh quốc gia

Thứ nhất, bảo vệ cho chế độ chính trị của đất nước, bảo vệ chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay của nước ta. An ninh quốc gia cần thực hiện để bảo vệ cho chủ quyền của quốc gia trước sự xâm phạm của các thế lực thù địch, và chống phá nhà nước; bảo vệ nền độc lập dân tộc để con người được sống trong sự hòa bình, thống nhất và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Thứ hai, bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, việc truyền bá những tư tưởng phản động có xu hướng chống đối với nhà nước, phát tán những văn hóa đồ trụy gây ảnh hướng đến nền văn hóa của dân tộc đều sẽ bị ngăn chặn để bảo vệ an ninh cho dân tộc; bảo vệ an ninh của khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo lợi ích hợp pháp và quyền hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan theo đúng quy định pháp luật.

Thứ ba, nhiệm vụ bảo vệ trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như các lĩnh vực về kinh tế, bảo vệ quốc phòng, đối ngoại với bên ngoài đất nước và bảo vệ các lợi ích khác của một quốc gia để đảm bảo phát triển xã hội và ổn định cho xã hội.

Thứ tư, nhiệm vụ của an ninh rất quan trọng, đó chính là việc bảo vệ cho các bí mật của Nhà nước và bảo vệ cho các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia của đất nước.

Thứ năm, một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và làm thất bại các hoạt động làm ảnh hưởng đến nền an ninh quốc gia, loại trừ các hoạt động xâm phạm đến nền an ninh quốc gia của đất nước, và ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia của các thế lực thù địch và chống phá nhà nước gây mất trật tự và sự hòa bình của đất nước.

Xem thêm: Cây Cầu Mống – Cầu Mống (Mong Bridge)

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật Minh Khuê

Hồ Bơi Nước Mặn Quận 7 – Chẳng Cần Đi Biển Vì Đã Có Hồ Bơi Nước Mặn
Top 10 Quán Lẩu Bò Trương Định, Top 10 Quán Lẩu Bò Ngon Nhất Tại Sài Gòn
Tác giả

Bình luận

LarTheme