Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô Sài Gòn, Huy Hiệu Biệt Khu Thủ Đô Sài Gòn

Sáng 23 tháng 4 năm 1975 tôi từ Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực Pháo Binh Biệt Khu Thủ Đô trở về Tiểu đoàn 46 Pháo Binh sau khi đã gọi điện thoại hỏi Thiếu úy Tân, Sĩ quan Tài Chánh Tiểu đoàn để biết chắc ngày anh ta phát lương.

Đang xem: Biệt khu thủ đô

Đón xe khách Daihatsu đi Long Bình, qua cầu Đồng Nai, tôi thấy một phần trên mặt cầu chất những thùng gỗ thành một dãy dài hàng chục mét, phủ bạt kín. Mấy hôm trước tôi nghe ai nói đó là những thùng chứa chất nổ. Đến căn cứ Long Bình, tôi phải đi nhờ mấy chuyến xe của đơn vị trong căn cứ mới vào đến TĐ 46 PB. Gặp Thiếu úy Thiện, cả hai vào Câu Lạc Bộ uống cà phê, Thiện nói Tiểu đoàn vừa có thêm những Sĩ quan từ các đơn vị từ miền Trung về bổ sung và chỉ cho tôi thấy mấy Sĩ quan cấp Trung úy, Thiếu úy đứng đàng xa. Lại gần chào hỏi họ, tôi thấy may mắn khi đơn vị của mình ở Vùng III, họ cũng thật may khi về được đến đây. Những Quân nhân mang huy hiệu của các đơn vị thuộc Vùng II có mặt tại Tiểu đoàn cho tôi cảm giác bùi ngùi, một hiện thực về sự tan rã của các đại đơn vị ngoài miền Trung.

*

Trên đường trở về Sài Gòn, vừa rời Long Bình vài phút, xe khách dừng lại đón hai quân nhân đứng bên lề. Cả hai người, một Đại úy và một người lính, đều mang huy hiệu Sư đoàn 18 Bộ Binh, thấy vậy tôi hơi ngạc nhiên vì họ trên đường về Sài Gòn trong khi SĐ18BB còn đang cầm cự với địch ở Long Khánh. Tôi hỏi thăm tin chiến sự thì vị Đại úy ngồi đối diện ghé đầu về phía tôi nói nhỏ :
Mấy sư đoàn VC đang bị xính vính vì SĐ18BB ở Long Khánh, lại bị xiểng niểng vì 2 quả bom CBU như thiên tai giáng xuống. Có lý đâu SĐ18 lại bỏ Xuân Lộc ? Có lẽ thấy tôi có vẻ không tin, ông ta nói tiếp như xác định :
Ông ta gật đầu. Một chút sau ông nhìn về hướng khác, cúi xuống, lắc đầu nhè nhẹ. Nhìn khuôn mặt ưu tư và bộ Quân phục của ông và người lính kia nhàu nát, đôi giầy trầy trụa bám đất đỏ. Tôi nghĩ chỉ có người lính SĐ18BB mới hiểu những gì đã xảy ra tại chiến trường Xuân Lộc những ngày qua và một lý do nào đó khiến ông ta đã rời đơn vị.
Cả hai người đều xuống xe trước khi xe tới trạm Kiểm soát Quân Cảnh ở Ngã Tư Hàng Xanh. Tôi nghĩ khi về TTPHHL/PB/BKTĐ tôi phải kể cho mọi người biết tin chiến sự ở Long Khánh. Dù sao loại tin tức mới mẻ như thế này chỉ có thể đài BBC loan báo chứ trong hoàn cảnh hiện nay báo chí khó lòng đăng tải.
Thời gian đầu mới về Tiểu đoàn 46PB, đi Tiền sát cho vài Tiểu đoàn Biệt Động Quân trong Tiểu khu Gia Định nhưng tôi không để ý đến PB/BKTĐ cho đến lúc sau này về làm Sĩ quan Liên lạc Pháo Binh tại đây, mới thấy những Quân nhân mang phù hiệu Biệt Khu Thủ Đô (Hình tám cạnh, nền đỏ và đen, có ngôi sao trắng trên thanh kiếm) trên vai cùng huy hiệu Pháo binh, hai khẩu súng thần công bắt chéo gắn trên bảng tên.
Bộ Chỉ Huy PB/BKTĐ nằm trong Bộ Tư Lệnh BKTĐ, tại trại Lê Văn Duyệt, điều hành tất cả các đơn vị Pháo binh đóng trong Tiểu khu Gia Định, gồm một Pháo đội 155mm của Tiểu đoàn 46PB, Tiểu đoàn 61PB, và các đơn vị pháo của các Sư Đoàn Dù, Thủy Quân Lục Chiến hiện có mặt trong lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô. Sau này Pháo Binh Tiểu khu Gia Định thành lập, thay thế TĐ61PB.
Các Pháo đội 155mm của TĐ46 PB đóng tại 3 vị trí, Nhà Bè, Bình Chánh và Bà Hom. Pháo binh Tiểu khu Gia Định gồm các Trung đội đóng tại vị trí Thủ Đức, Hóc Môn, cũng đóng xen kẽ với các Trung đội 155mm của TĐ46PB tại Nhà Bè và Bình Chánh.
Tại vị trí các khẩu đội đều có một vòng cung sơn hàng chữ ” Hướng Cấm Bắn” là hướng quay về Sài Gòn, nhắc nhở các nhân viên khẩu đội đề phòng trường hợp quay lầm súng về hướng Thủ đô do khẩu đội bất cẩn hay sai lầm khi làm yếu tố tác xạ. Dù lúc không tác xạ hay lau chùi súng, hoặc vì bất cứ lý do gì khẩu đội cũng tuyệt đối không được quay súng về hướng Cấm bắn.

*

Trong Tiểu Khu Gia Định còn có các Trung đội PB của Tiểu đoàn 2 Pháo binh Phòng-không, gồm các Chiến xa M-42 pháo tháp có 2 khẩu đại bác 40mm và loại xe M-55, là xe GMC trang bị giàn đại liên phòng không, gồm 4 nòng súng 12.7mm. Các Trung đội PB Phòng-không này đóng tại đài Radar Phú Lâm, Nhà máy Lọc nước Thủ Đức, phi trường Tân Sơn Nhất v.v…
Pháo binh BKTĐ có 2 Pháo đội Radar, một Pháo đội Radar PPS-5 Địa sát và một Pháo đội Radar MPQ-4 Phản pháo.
Pháo đội Radar Phản pháo có 4 đài, trang bị loại Radar MPQ-4. Tất cả các đài Radar Địa sát và Phản pháo được phối trí thành vòng đai quanh Sài Gòn.
Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực PB/BKTĐ nằm cạnh Trung Tâm Hành Quân BKTĐ. Hai bên đều có cửa vào riêng nhưng cùng vách và có cửa thông qua nhau.
Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực là bộ phận chính yếu đảm trách nhiệm vụ của PB/BKTĐ. Ngoài việc phối hợp hỏa lực pháo binh yểm trợ cho các cuộc hành quân trong Tiểu khu Gia định, hành quân Liên ranh giữa 2 Tiểu khu, TTPHHL còn điều hành các Trung đội PB tác xạ yểm trợ cho quân bạn khi đi kích chạm địch, tác xạ các mục tiêu Radar phát hiện, bắn quấy rối ban đêm, thực tập phản pháo và phản pháo khi VC pháo kích vào Sài Gòn cũng như việc giải tỏa Không Lưu khi các Trung đội PB tác xạ.
Trung Tâm Phối Hợp Hỏa Lực (TTPHHL) xử dụng 4 hệ thống vô tuyến để điều hành. Một hệ thống Tác xạ để liên lạc với các Trung đội PB, một để liên lạc các đài Quan-sát, một để liên lạc các đài Radar và một hệ thống giải tỏa Không lưu, tần số 46.00, để liên lạc với các phi cơ khi họ vào vùng trời Sài Gòn, ngoài ra còn có đường dây điện thoại liên lạc trực tiếp với đài Kiểm soát Không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Chỉ danh của PB/BKTĐ trong hệ thống Giải tỏa Không lưu là “Sài Gòn Pháo”. Việc giải tỏa Không lưu có mục đích thông báo cho các phi cơ biết hướng Pháo Binh đang bắn để tránh, bay đi hướng khác.
Khi tôi làm Sĩ quan Liên lạc Pháo Binh tại TTPHHL/PB/BKTĐ, thì Chỉ huy Trưởng PB/BKTĐ là Trung Tá Nguyễn Đạt Sinh. Vị Chỉ huy Trưởng tiền nhiệm là Trung Tá Lê Văn Trang, sau này là Đại Tá Chỉ huy Trưởng Pháo Binh Quân đoàn III.
Sĩ Quan Phụ tá cho Trung tá Sinh là Thiếu Tá Nguyễn Tiến Hạnh, sau đó Thiếu Tá Hạnh rời PB/BKTĐ về SĐ18BB để giữ chức vụ Tiểu đoàn Trưởng Pháo Binh thì Đại úy Nguyễn Ngọc Kỳ về thay thế. Ngoài ra còn có vài Sĩ quan lo các phần vụ khác nhau tại văn phòng Bộ Chỉ huy PB/BKTĐ.
Trung tâm Phối hợp Hỏa lực có 2 phiên trực, cách ngày thay đổi nhau, trực 24/24. Sĩ quan Tổng trực, chịu trách nhiệm tổng quát là Đại úy Hồng. Mỗi phiên trực có 2 Sĩ quan Trực, 2 Hạ sĩ quan Trực và 2 Hạ sĩ quan Truyền tin. Phụ trách giải tỏa Không lưu có 2 Hạ sĩ quan, xuất thân từ thông dịch viên cho Quân đội Mỹ trước đây.
Pháo đội Radar PPS-5 Địa sát có Đại úy Nhã là Pháo đội trưởng. Các đài Radar PPS-5 tương đối sử dụng hữu hiệu, ít hư hỏng.
Pháo đội Radar Phản pháo có Đại úy Huy là Pháo đội trưởng. Các sĩ quan và một vài Hạ sĩ quan ở Pháo đội Radar Phản pháo dều đã đi Mỹ tu nghiệp về Radar. Tuy nhiên Radar MPQ- 4 thường xuyên trong tình trạng sửa chữa, có lẽ thiết bị do Quân đội Mỹ bàn giao lại đã quá cũ. Cả hai Pháo đội Radar, Địa sát và Phản pháo có văn phòng đặt phía sau Bộ Tư lệnh BKTĐ.
Để chống VC pháo vào Sài Gòn, PB/BKTĐ có 10 đài Quan-sát, phối trí quanh vòng đai Thủ đô. Khi phát hiện ánh lửa khai hỏa của hỏa tiễn 122mm, các đài Quan-sát phải đo hướng mục tiêu và báo cáo về TTPHHL để nơi đây xác định vị trí địch đặt hỏa tiễn.
Nếu không có những cuộc hành quân trong Tiểu khu Gia Định thì phần lớn hoạt động của TTPHHL là vào ban đêm, là thời gian VC thường xuyên hoạt động.
Công việc của TTPHHL thường bắt đầu vào buổi trưa, khi các Chi khu gửi công điện về Trung Tâm Hành Quân BKTĐ báo cáo các tọa độ của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân nằm kích hay nằm tiền đồn. Hạ sĩ quan Trực của TTPHHL có nhiệm vụ sang TTHQ mượn các bản sao công điện này để chấm tất cả các điểm kích của quân bạn lên bản đồ của TTPHHL.
Những vị trí điểm kích giúp TTPHHL biết rõ tình hình bạn, tránh ngộ nhận giữa địch và bạn khi đài Radar phát hiện mục tiêu. Có những trường hợp điểm kích này chạm địch xin pháo binh bắn soi sáng, nhưng đầu đạn của trái sáng có thể rơi vào điểm kích khác, thì TTPHHL thay vì cho Trung đội PB này tác xạ, phải đổi cho Trung đội khác bắn để đầu đạn rơi sang hướng khác. Biết vị trí bạn, việc chấm mục tiêu bắn quấy rối cũng an toàn hơn.
Việc chấm mục tiêu bắn quấy rối là nhiệm vụ của Sĩ quan Trực. Các mục tiêu được ghi vào sổ Tác xạ, thường được chuyển trước 7:00 giờ tối để các Trung đội PB chuẩn bị sẵn yếu tố tác xạ. Mỗi lần bắn quấy rối, nhân viên Không Lưu phải thông báo cho đài Kiểm soát Không lưu ở phi trường Tân Sơn Nhất biết vị trí PB nào bắn và hướng bắn.
Những mục tiêu bắn quấy rối thường được chấm vào các Trận- địa- pháo hoặc dựa theo các mục tiêu Radar thường phát hiện trong cùng một khu vực của vài ngày trước đó, những mục tiêu do phi cơ vũ trang Spectre hay Stinger của Mỹ đã từng xạ kích, hay những điểm nghi ngờ VC di chuyển do tin tức bên TTHQ cung cấp.
Trước đó các Trung đội PB không bị hạn chế số lượng đạn tiêu thụ hàng đêm trong việc bắn quấy rối, sau đó giảm dần. Sau Hiệp định Paris năm 1973 văn phòng Bộ Chỉ huy PB/BKTĐ cho các Sĩ quan Trực TTPHHL đọc một công điện gửi từ Pháo binh Quân đoàn III phổ biến việc hạn chế tiêu thụ đạn dược. Việc tác xạ quấy rối coi như chấm dứt.
Một trong nhiệm vụ của TTPHHL tương đối đặc biệt là thực tập phản pháo, mà đêm nào cũng phải thực hiện. Đó là Kế hoạch KHÓI, một khi TTPHHL phát lệnh “Kế hoạch Khói”, đọc tọa độ mục tiêu trên hệ thống Tác xạ, tất cả các Trung đội PB bắt buộc phải lên tiếng trả lời khi nghe được lệnh và ghi tọa độ mục tiêu. Nếu Trung đội PB nào nhận ra mục tiêu nằm trong tầm bắn của mình thì phải tự động làm yếu tố tác xạ, trong vòng 2-3 phút phải bắn một trái khói. Việc bắn trái khói không thông báo cho đài Quan-sát mà để tự họ phát hiện. Đây là việc thực tập nhằm cho các Trung đội PB phản ứng nhanh chóng, kịp thời trong việc phản pháo và các đài Quan-sát quen thuộc với việc phát hiện được trái khói sẽ nhạy bén trong việc phát hiện ánh lửa hỏa tiễn 122mm VC phóng vào Sài Gòn. Dụng cụ được dùng để xác định tọa độ mục tiêu là Xạ bảng Quan sát.
Xạ bảng Quan-sát là 1 mâm tròn, vành ngoài chia vạch 6400 ly giác và có 1 thước dùng để kẻ hướng quan sát. Mặt mâm được chia ô vuông tỷ lệ 1/25.000 cùng các vị trí đặt đài Quan-sát. Nếu có 2 hướng quan sát từ 2 đài Quan-sát thì giao điểm của 2 hướng xác định tọa độ mục tiêu. Nếu tọa độ cho bắn và tọa độ được xác định trên xạ bảng Quan sát gần nhau thì khả năng quan sát là chính xác.

*

Quanh Sài Gòn có 23 Trận-địa-pháo, là những khu vực được phát hiện VC đã từng đặt hỏa tiễn 122mm bắn vào Sài Gòn trước đây. Khi Sài Gòn bị pháo kích thì các Trung đội PB phải phản pháo vào các Trận-địa-pháo này trước tiên nếu như đài Quan-sát chưa phát hiện ngay được vị trí hỏa tiễn địch.
Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ, Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô rất chú trọng đến việc phản pháo mỗi khi VC pháo kích vào Sài Gòn hay phi trường Tân Sơn Nhất cho dù hàng năm chỉ một vài lần VC pháo kích. Mỗi lần Sài Gòn bị pháo kích, đích thân Trung Tá Sinh đi đo hố đạn để xác định vị trí VC đặt hỏa tiễn và Chuẩn Tướng Hỷ bao giờ cũng bước vào TTPHHL trước tiên, lớn tiếng hỏi :
Thông thường VC pháo kích thì 5 chừng phút ông mới có mặt nên các Trung đội PB đã phản pháo rồi và khi được biết Trung tá Sinh đã đi đo hố đạn thì ông yên tâm bước qua TTHQ để theo dõi tình hình.
Việc đo hố đạn cũng có lần không thể thực hiện được vì hỏa tiễn 122mm rơi vào khu dân cư lao động tại đường Bùi Viện, mấy trăm căn nhà biến thành đám cháy lớn.
Khoảng gần cuối năm 1972, Bộ Tư Lệnh BKTĐ có buổi thuyết trình về 2 loại phi cơ vũ trang Mỹ sẽ hoạt động trong lãnh thổ Tiểu khu Gia Định. Một loại là C-130 trang bị các đại bác 105mm, 40mm và 20mm, biệt danh Spectre. Một loại là C-119, chỉ trang bị đại bác 40mm, 20mm, có tên Stinger. Cả hai loại đều trang bị hệ thống nhắm bắn Hồng-ngoại-tuyến, được biết từ độ cao vài ngàn bộ, khẩu đại bác 105mm bắn sai mục tiêu nhiều lắm là 3 mét !
Vài ngày sau buổi thuyết trình, hàng đêm khoảng 9 giờ có hai danh hiệu vào tần số 46.00 của hệ thống Giải tỏa Không lưu liên lạc với TTPHHL. Đó Stinger và Spectre khi vào vùng Tiểu khu Gia Định tuy nhiên TTPHHL cũng không biết họ cất cánh từ đâu.
Stinger và Spectre gọi PB/BKTĐ hàng đêm và mỗi lần vào vùng đều hỏi TTPHHL muốn xạ kích vào bất cứ khu vực nào thì họ sẽ đáp ứng hoàn toàn và cho biết tính chất mục tiêu để TTPHHL ghi nhận và theo dõi hoạt động của địch.
Việc lựa chọn vùng cho phi cơ võ trang Mỹ xạ kích hoàn toàn do Sĩ quan Trực TTPHHL quyết định ngoại trừ có những lần do chỉ thị đặc biệt của Chỉ huy trưởng. Thông thường vùng Phước Khánh, Kiên Giang bên kia sông Nhà Bè và vùng phía bắc Hóc Môn hay được chọn để phi cơ xạ kích. Nhưng tại Bình Chánh, vùng giáp ranh với Cần Giuộc, Bến Lức và vùng Vườn Thơm giáp ranh Đức Hòa là vùng tôi hay chú ý để phi cơ võ trang chiếu cố nhiều nhất. Những lần đi bay điều chỉnh súng cho Trung đội PB Bà Hom, tôi thấy Vườn Thơm là vùng đất trống trải, nằm bên trái Tỉnh lộ đi Đức Hòa có rất nhiều con kinh đào để dẫn thủy (?) chia cắt thành thành những ô vuông. Dọc hai bên bờ những con kinh là hàng cây rậm rạp rất đáng ngờ và con sông Vàm Cỏ Đông tuốt đàng xa cũng không có vẻ gì hiền lành !
Bay trên vùng Bình Chánh, từ trên cao độ mấy ngàn bộ, phi cơ vũ trang Spectre và Stinger có thể nhìn thấy các hầm hố, các ghe xuồng di chuyển lẻ loi trong đêm trên kinh rạch trong vùng phi pháo tự do. Họ xạ kích các xuồng ghe bằng đại bác 40mm, 20mm và phá hủy hầm hố bằng đại bác 105mm. Trước khi hết nhiệm vụ bay về căn cứ, họ cho biết số lượng đạn tiêu thụ từng loại cho mỗi mục tiêu. Các chi tiết đều được ghi vào sổ Trực.
Spectre và Stinger hoạt động đến khi Hiệp định Paris ký kết năm 1973 thì chấm dứt. Tuy nhiên các vùng mục tiêu họ đã từng phát hiện và xạ kích vẫn được ghi nhận dể dùng chấm mục tiêu bắn quấy rối sau đó cho đến khi kế hoạch này cũng tạm ngưng để tiết kiệm đạn dược.
Thỉnh thoảng các Trung đội PB cần bắn thử súng, các Sĩ quan Trực phải đi bay quan sát điều chỉnh súng. Phi cơ L-19 từ Biên Hòa được điều động về phi trường Tân Sơn Nhất qua ban Không Trợ BKTĐ để đảm trách việc này. Trường hợp không có L-19 thì Chuẩn tướng Hỷ sẵn sàng cho PB/ BKTĐ mượn trực thăng đi điều chỉnh.
Sau Hiệp định Paris năm 1973 tình hình Tiểu khu Gia Định yên tĩnh cho đến gần cuối năm 1974 lại có những cuộc chạm súng lẻ tẻ ban đêm với VC và PB/BKTĐ thỉnh thoảng tác xạ soi sáng để quân bạn lục soát.
Đầu năm 1975, Bộ Chỉ huy PB/BKTĐ đón Xuân Ất Mão thật vui. Một con dê được được làm thịt để tổ chức Tất Niên. Sáng Mùng 1 Tết, các pháo thủ có mặt tại Bộ Chỉ huy cùng Chỉ huy trưởng chúc Tết. Bánh chưng, dưa hấu được bày ra, Trung tá Chỉ huy trưởng mở mấy hộp xì gà loại nhẹ, cán gỗ, mời từng anh em thuộc cấp. Một mùa Xuân đầm ấm, vui vẻ. Cũng có tin chiến sự xảy ra nhưng ở đâu xa lắm những tận Phước Long.
Tháng ngày kế tiếp Trung Tướng Nguyễn Văn Minh về giữ chữ chức vụ Tư Lệnh BKTĐ thay Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang và một vị Đại Tá cũng vừa về giữ chức Tham Mưu Trưởng. Thế rồi chiến sự bùng nổ ở Ban Mê Thuột, mất Cao Nguyên miền Trung. Các đại đơn vị tinh nhuệ của Vùng I và II rút bỏ Huế, Đà Nẵng, không đánh cũng tự động tan rã, một cách bất ngờ không thể tưởng tượng nổi ! Trước kia một Quảng Trị, một Bình Long, quân Cộng sản Bắc Việt mất mát hàng sư đoàn mà cũng phải thất bại thê thảm, bây giờ địch tiến chiếm cả miền Trung mà không một chút hao tổn. Hậu quả của việc miền Nam Việt Nam bị Quốc Hội Mỹ cắt mất quân viện đã đem những diễn biến thất lợi tưởng chừng đi nhanh hơn cả thời gian !
Một buổi trưa đầu tháng 4/1975 Trung Tá Sinh từ TTHQ bước vào TTPHHL dừng lại trước tấm bản đồ một lúc, tôi đứng đàng sau nghe ông nói một mình :
Nói xong ông bước ra ngoài. Thật sự ai cũng cảm thấy buồn bực nóng ruột trước hiện tình nghịch lý huống hồ là các cấp chỉ huy, những chiến binh chuyên nghiệp !
Thời gian này tôi được biết binh chủng Biệt Động Quân vừa thành lập một Sư đoàn, đó là Sư đoàn 106 Biệt Động Quân, đáp ứng cho nhu cầu bảo vệ Sài Gòn. Cuối cùng Biệt Động Quân cũng có cấp Sư đoàn, một tin vui cho tình hình bớt ảm đạm.
Phan Rang mất, địch quân đến Long Khánh bị khựng lại. Những binh đoàn Cộng Sản Bắc Việt đang tiến ào ào, miền Nam chẳng khác gì một chén cơm đang ăn ngon lành bỗng nhiên nhai trúng cục sạn Sư đoàn 18 BB, ê ẩm cả hàm răng !
Việc gặp hai quân nhân SĐ18 BB trên chuyến xe đem lại cho tôi tin tức bất ngờ, là điều ám ảnh. Thế là Long Khánh sau những trận thư hùng, rồi cũng rút bỏ !
Một ngày trong tuần lễ cuối tháng Tư, tôi đang xem điểm kích trên bản đồ thì Đại úy Kỳ bước vào TTPHHL với một quân nhân mặc quân phục rằn ri, ông ta xoay lưng về phía tôi, hình như xem Xạ bảng Quan-sát nhưng chiếc mũ nâu cho tôi biết ông thuộc Binh chủng Biệt Động Quân. Một chút sau Đại úy Kỳ tiễn ông ta ra khỏi phòng, tôi hỏi Đại úy Kỳ về vị khách. Ông cho biết đó là một Đại úy Pháo binh Biệt Động Quân.
Tự nhiên một niềm vui nhen lên trong lòng: Biệt Động Quân đã có Pháo binh ! Họ đã có cấp Sư đoàn thì phải có pháo binh, là điều hợp lý thôi ! Từ lâu tôi có cảm tình với binh chủng Mũ Nâu vì tôi có thời gian hơn 1 năm đi làm Tiền-sát-viên PB cho hầu hết các Tiểu đoàn BĐQ ở vùng III và chiến trường Cam-Bốt. Trong các cuộc hành quân họ chỉ trông cậy vào sự yểm trợ hỏa lực của các Tiểu đoàn 46PB và 61PB, là những Tiểu đoàn Pháo binh thống thuộc của Quân đoàn III, nay có Pháo binh riêng chắc chắn họ sẽ chiến đấu tốt hơn.
Đại úy Lộc lập lại câu này hai, ba lần. Tôi hiểu ý ông muốn nói là phải đánh một trận, cho dù không giữ được Sài Gòn thì quân Cộng Sản Bắc Việt cũng phải trả một giá thật đắt chứ không thể để mất Sài Gòn một cách dễ dàng. Đại úy Lộc vừa xây một căn nhà mới cuối năm 1974, được biết trang trí nội thất rất đẹp. Giờ đây Sài Gòn trong tình trạng nguy ngập, có lẽ căn nhà mới khiến ông đau lòng.
Tuy nhiên lời nói của ông xác định một điều là phải đánh đến cùng (!), làm tôi phần nào yên tâm vì có người cùng chia sẻ chung một ý tưởng. Tôi liên tưởng đến hình ảnh An Lộc mấy năm trước. Cảnh hoang tàn của An Lộc sẽ là hình ảnh Sài Gòn trong những ngày sắp đến. Điều này chắc khó mà tránh được. Sài Gòn tươi đẹp, biết bao nhiêu con đường phố xinh xắn ! Sài Gòn, Thủ-đô với những con người đáng yêu, nơi quy tụ những tinh hoa của đất nước chẳng bao lâu sẽ là thành phố đổ nát. Hình ảnh Tết Mậu Thân với các khu gia cư bốc cháy, những gia đình chạy loạn. Sắp tới Sài Gòn sẽ là bãi chiến trường và cảnh tác chiến trong thành phố chắc chắn phải xảy ra ! Cùng lắm giữ không được Sài Gòn thì rút xuống miền Tây. Ý nghĩ này làm tôi se sắt cõi lòng. Vẫn còn con đường thoát là xuống miền Tây, nhưng rồi cuộc chiến đi đến đâu ? Số phận miền Nam chắc hẳn đến hồi bi đát (?), rồi số phận người lính VNCH như thế nào ? Thật khó có câu trả lời !
Buổi chiều qua đi lặng lẽ, công việc bình thường như mọi ngày. Viên Hạ sĩ quan Trực vẫn sang TTHQ lấy những bản công điện của các Chi khu báo cáo vị trí nằm kích đêm của các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và cắm cúi chấm tọa độ trên bản đồ. Mấy hôm nay tình hình trong Tiểu khu Gia Định không được bình thường. Chẳng biết quân địch đang tiến đến đâu nhưng đó vẫn là áp lực vô hình đang đè nặng trong tâm trí nhiều người.
Tôi về nhà ăn cơm tối, sau đó trở vào BKTĐ, ghé qua TTHQ tôi được biết phi trường Tân Sơn Nhất vừa bị ném bom, do phi cơ A-37 của mình, không biết xuất phát từ đâu. Có lẽ A-37 bỏ lại ở miền Trung, bị quân Bắc Việt lấy, sử dụng để tập kích(?), tin tức sơ khởi là một số phi cơ quân sự bị phá hủy. Lần đầu tiên Cộng sản Bắc Việt sử dụng Không quân tấn công miền Nam là điều bất ngờ, Không quân ở Tân Sơn Nhất cũng như PB Phòng không không phản ứng kịp thời và trong lúc này làm tình hình càng thêm đen tối !
Ngồi trong phòng một hồi lâu, tôi bước ra ngoài, đứng trước cửa TTHQ cho thoáng khí. Có tiếng nói lao xao, trên hành lang trước phòng ngủ Tư lệnh một đám người mặc thường phục, có cả đàn bà , trẻ con, có lẽ là thân nhân của Trung tướng Minh (?) đang tụ tập, trò chuyện. Trên sân cờ có 2 chiếc trực thăng đậu, không biết đến từ lúc nào, kế cận là nhân viên phi hành, kẻ đứng người ngồi trên đám cỏ. Trực thăng đến ban đêm và thường dân tụ họp tại khu vực giới hạn là điều bất thường.
Khoảng 12:00 giờ đêm, bắt đầu qua ngày 29,Trung đội 339 PB ở Hóc Môn báo cáo Chi Khu xin tác xạ soi sáng, lý do quân bạn nằm kích đêm chạm địch. Trung đội 339 PB bắn chừng 5-7 trái sáng thì ngưng, rồi báo cáo kết quả quân bạn lục soát tịch thu được được mấy khẩu AK-47 và vài VC bị hạ sát. Tôi ghi vào sổ Trực. Lâu lắm mới có thắng lợi như thế !
Khoảng 20 phút sau, Trung đội 339 PB lại báo tác xạ soi sáng cho một điểm kích khác của Địa phương quân, cũng lại chạm địch. Kết quả cũng thu dược AK và hạ sát mấy VC nữa. Bên ta vẫn vô sự.
Chừng mươi phút sau, Trung đội 339 PB lại tác xạ cho một điểm kích khác, cũng hạ được VC và thu được AK. Ba địa điểm chạm địch đều khác nhau, xảy ra trong cùng một đêm tại Hóc Môn, kết quả đều tốt đẹp. Thật hiếm có sự kiện đặc biệt như thế trong Tiểu khu Gia Định. Đêm nay VC di chuyển hơi nhiều, xui xẻo là chúng bị tổn thất liên tục ! Kể ra Địa Phương Quân “làm ăn” cũng giỏi, đi kích nghiêm chỉnh, đụng trận cũng ghi thành tích , chứ đâu có kém ai !
Chợt một người đẩy cửa bước nhanh vào TTPHHL/PB, giọng giận dữ :
– Tại sao Pháo Binh bắn yểm trợ chạm địch mà không cho tôi biết…
Tôi kịp nhận ra là Đại Tá Minh, Tham Mưu trưởng BKTĐ vì cặp lon Đại Tá trên cổ áo.
Hơi bất ngờ nên tôi không kịp hô “Nghiêm”, tuy nhiên tất cả trong phòng mọi người đều nhất loạt đứng dậy.
Ý tôi muốn nói việc báo cáo cho Tham Mưu Trưởng là trách nhiệm của TTHQ nhưng đang nói nửa chừng thì ông hấp tấp bước qua TTHQ, không nghe lời tôi trình bày. Có lẽ ông muốn qua TTHQ để biết rõ tình hình. Mọi người vừa ngồi xuống khi ông khuất qua ngưỡng cửa thì một người từ TTHQ chạy vụt vào TTPHHL, là Thiếu tá Mai, hốt hoảng la lớn:
Ai nấy bật dậy như lò so. Mọi người đều vội vàng phản ứng. Tôi cầm ống liên hợp của hệ thống Tác xạ đồng thời nói Hạ sĩ Phước gọi các đài Quan-sát, Thượng sĩ Hai liên lạc các đài Radar Địa sát và Radar Phản pháo. Tôi nói nhân viên trực còn lại xuống phòng ngủ Sĩ quan báo cho Đại úy Hồng biết tin VC pháo kích.
– 62, 64, 66, 68, 70,…Đây Hoàng Trung gọi ! … Lệnh Phản Pháo ! Lệnh Phản Pháo ! Việt Cộng pháo kích. Mục tiêu Tiên liệu ! Bắn khi sẵn sàng!
Tôi gọi một loạt các vị trí PB quanh Sài Gòn, ra lệnh bắn vào khắp các mục tiêu Tiên liệu trong Trận-địa-pháo bất kể VC pháo kích từ đâu tới.
– 12, 14 , 16, … Hoàng Trung gọi ! VC pháo kích ! VC pháo kích ! Hạ sĩ Phước gọi tất cả các đài Quan-sát báo cáo hướng mục tiêu khi phát hiện.
– Hoàng Trung, đây 64 nghe rõ lệnh Phản pháo. Bắn khi sẵn sàng!
– Hoàng Trung, đây 68 đáp nhận lệnh Phản pháo. Bắn khi sẵn sàng!
– Hoàng Trung , đây 16 nhận rõ lệnh Hoàng Trung!
Thượng sĩ Hai lo điều động các đài Radar PPS – 5 và Radar Phản pháo MPQ – 4. Chỉ trong giây phút , cả ba hệ thống Tác xạ, Radar, và Quan-sát ồn ào, tới tấp, báo cáo nhận lệnh.

XEM THÊM:  Hướng Dẫn Cách Nhận Biết Có Thai Khi Dung Que Thu, Cách Sử Dụng Que Thử Thai Đúng Cách

Xem thêm: Amiana Resort And Villas Nha Trang, Nha Trang $69 ($̶2̶1̶9̶)

Vậy là vị trí PB Hóc Môn đã tác xạ phản pháo trước tiên ! Họ vừa bắn soi sáng cho Địa Phương Quân chạm địch nên đã phản ứng kịp thời.
Trên hệ thống vô tuyến các đài Quan-sát và Radar PP – 5 chưa báo cáo gì. Có thể loạt pháo kích đầu tiên các đài Quan-sát không kịp phát hiện. Các đài Radar Phản pháo MPQ – 4 báo cáo đang tình trạng sửa chữa, không đài nào hoạt động được.
Bây giờ các đài Quan-sát mới phát hiện được hướng VC đặt hỏa tiễn. Tôi chạy tới Xạ bảng Quan sát, đặt thước kẻ 2 hướng từ 2 đài Quan-sát. Điểm giao nhau nằm ngay phía bắc Bình Chánh.
Đại úy Hồng ra lệnh PB Bà Hom, Hóc Môn ngừng tác xạ vào mục tiêu Phản pháo Tiên liệu để tập trung vào mục tiêu vừa được xác định trên Xạ bảng Quan sát.
Bên TTHQ báo cáo phi trường Tân Sơn Nhất đang bị pháo dữ dội. Tôi cho Thiếu tá Mai biết đài Quan-sát đã cho biết hướng VC đặt hỏa tiễn 122mm và pháo binh đang phản pháo.
Chừng vài phút sau vị trí PB Hóc Môn, Bà Hom báo cáo “đạn đi”.
– Hoàng Trung , đây 16 báo cáo ! Hướng …có nhiều ánh lửa…!
– Hoàng Trung, 14 gọi. Hướng …
Bây giờ các đài Quan-sát tới tấp báo cáo các hướng VC phóng hỏa tiễn. Thêm các mục tiêu phản pháo mới được xác định ở Bình Chánh. Tất cả vị trí đặt pháo địch nằm về phía Tây của Sài Gòn.
Đại úy Hồng ra lệnh các Trung đội PB tác xạ vào mục tiêu mới. Lúc này bên TTHQ cho biết Tân Sơn Nhất bị pháo kích với cường độ mạnh hơn.
Thôi rồi ! Không phải pháo kích lẻ tẻ như trước, mà địch quyết tâm mở một trận pháo kích quy mô để “dứt điểm” phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi nói với Đại úy Hồng về điều này. Ông gật đầu.
Chuẩn Tướng Hỷ, Trung Tá Sinh đã có mặt trong TTPHHL nhưng thấy Pháo Binh đang phản pháo nên Tướng Hỷ bước sang TTHQ.
Tôi chạy ra ra ngoài cửa để ngó về phía phi trường Tân Sơn Nhất trong khi Đại úy Hồng ra lệnh các vị trí PB chia các khẩu ra bắn vì VC phóng hỏa tiễn từ mấy vị trí khác nhau.
Hai chiếc trực thăng đậu tại sân cờ bay mất từ lúc nào và đám thường dân cũng không còn ở đó. Hướng phi trường Tân Sơn Nhất, những tiếng ầm ì nghe không rõ vọng về nhưng trên không những chiếc máy bay được nhận ra bởi những đèn đuôi, đèn cánh chớp chớp bay tỏa ra với tiếng động cơ gầm rú nghe xa xa. Tôi nghĩ giờ này có chiếc Hắc Long AC-119 vũ trang bay lên thì có thể ngăn chặn kịp thời VC pháo kích.
Các đài Quan-sát cho vài hướng quan sát mới, các Trung đội PB lại tác xạ vào mục tiêu mới phát hiện. Chưa bao giờ VC lại pháo kích công khai, hàng loạt, tại những vị trí đặt hỏa tiễn khác nhau như lần này. Tướng Hỷ vẫn trong TTHQ, vẻ mặt ông không căng thẳng như lúc đầu nhưng lộ mệt mỏi, như chấp nhận sự việc không thể ngăn chặn địch ngưng pháo kích.
Các trung đội PB đã phản pháo hàng trăm quả vào hàng chục mục tiêu. Súng đã quay nòng biết bao nhiêu lần, mà địch vẫn không ngưng pháo.
Địch pháo dữ dội chừng 1 tiếng đồng hồ, sau đó bớt dần. Đến gần sáng đài Quan-sát chỉ phát hiện những ánh lửa khai hỏa lẻ tẻ của địch. Có vẻ như chúng đã bắn hết hỏa tiễn và nhiệm vụ của chúng đã hoàn tất (?) nhưng pháo binh vẫn phải phản pháo đến khi pháo kích chấm dứt.
Thế là xong ! Hàng trăm quả 122mm đã phóng vào Tân Sơn Nhất. Một đêm bận rộn cho cả TTHQ và TTPHHL/PB. Trời sáng, trận pháo kích thật sự kết thúc. Mọi người đều mệt mỏi. Tôi nấn ná ở lại, qua TTHQ nghe ngóng tin tức. Nghe nói một chiếc AC -119 bị rơi gần phi trường Tân Sơn Nhất…
Khoảng 3:00 trưa ngày 29, tôi đang nghỉ trưa ở nhà thì có người gọi cửa. Đó là anh bạn quen, làm việc tại ban Không Trợ BKTĐ, cho biết tình hình có vẻ khẩn cấp, máy bay trực thăng đáp trên sân thượng của mấy cao ốc gần đây bốc người đi, ở Tân Sơn Nhất có nhiều nghị sĩ, dân biểu được bốc ra hạm đội v.v… Không biết nguồn tin này anh ta lấy từ đâu nhưng cả quyết là có thật và hiện tại anh ta thấy những chiếc trực thăng kiểu rất lạ đang bay về phía Tân Sơn Nhất, nếu tôi không tin có thể lên sân trời sau nhà xem thử sẽ thấy.
Đúng như anh ta nói, trên nền trời xám u ám, mây cao, có những chiếc trực thăng rất lớn, chưa từng xuất hiện ở chiến trường Việt Nam bao giờ (Sau này được biết là trực thăng CH-53). Tít trên cao là một vài chiếc phản lực chiến đấu cánh xéo gần như hình tam giác bay hộ tống (?). Theo dõi một lúc lâu, tôi thấy tình hình có nhiều biến chuyển và cần thiết phải vào lại BKTĐ để nghe nghóng tin tức.
Gặp Trung Tá Sinh bên ngoài hành lang Bộ Tư Lệnh, tôi hỏi thăm tình hình. Ông cho biết nếu cầm cự được đêm nay thì sẽ có giải pháp, có lẽ đây là tin tức ông lập lại từ cấp có thẩm quyền cao hơn.
Tôi tự hỏi nếu không cầm cự được thì sao !? Khi đặt trường hợp “nếu” như thế này thì tình hình quá tồi tệ rồi! Tôi nghĩ là phải trở về nhà cho gia đình biết tin để anh tôi định liệu việc đem cả nhà đi bằng phương tiện Hải quân như anh tôi dự trù từ mấy ngày trước. Riêng tôi quyết định đi theo đơn vị.
Thật sự chưa bao giờ tôi cảm thấy Quân đội như là một mái nhà thứ hai như bây giờ. Nếu di tản xuống Vùng IV, các Tiểu đoàn PB khác sẽ tiếp nhận tôi như Tiểu đoàn 46PB đã tiếp nhận các Sĩ quan, Binh sĩ pháo binh của đơn vị từ Vùng I và II di tản vào, như tôi đã thấy trong lần về Tiểu đoàn lãnh lương vừa qua.
Sau khi báo tin cho gia đình, tôi sửa soạn một ít quần áo, vật dụng cá nhân cho trường hợp nếu phải di tản xuống Vùng IV, rồi trở vào BKTĐ khi trời đã sụp tối. Suốt con đường tôi đến trại Lê Văn Duyệt, nhà hai bên đường tối thui vì mất điện. Có lẽ cả Sài Gòn đều mất điện, thành phố trở nên tăm tối, trên không đám mây sà thấp rơi những hạt mưa lâm râm, thỉnh thoảng những tia chớp nhì nhằng vẽ trên nền trời kèm theo tiếng sấm nổ vang.
Đến trại Lê Văn Duyệt, trạm kiểm soát ngoài cửa tối om, toán kiểm soát mặc Poncho, áo mưa tay cầm đèn pin quét ánh đèn loang loáng kiểm soát những chiếc xe Jeep đang vào cổng. Bên trong trại tất cả mọi khu vực đều mất điện, chỉ riêng Bộ Tư lệnh BKTĐ là có đèn sáng nhờ máy phát điện riêng. Trên sân cờ có 2 chiếc trực thăng đậu im lìm ở sân đáp. Lại có trực thăng đến như đêm qua !
Vào TTPHHL tôi nhận ra có những Sĩ quan cao cấp hiện diện trong phòng. Ngoài Trung tá Sinh, còn có Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ, vài vị cấp Tá, đang đứng thảo luận. Gần lối vào có hai vị Chuẩn tướng đứng nói chuyện với nhau. Tôi nhận ra một vị là Chuẩn Tướng Đỗ Kiến Nhiễu do hình ảnh ông xuất hiện trên Truyền-hình và báo chí quá nhiều, vị kia dáng dong dỏng có bộ ria mép, có bảng tên THAN, tôi đoán tên ông là Thân. Sau này có nhiều vị Chuẩn Tướng tôi không biết tên, cũng không biết mặt bao giờ. Trái với Tướng Nhiễu đang cười nói vui vẻ, Tướng Hỷ có vẻ mặt đăm chiêu, hẳn nhiên ông đang chịu trách nhiệm mặt trận đối đầu với địch quân để bảo vệ Thủ đô Sài Gòn.
Căn phòng lớn kế bên TTPHHL/PB lúc trước bỏ trống, mấy ngày gần đây được sang sửa, quét vôi gấp rút, hôm nay gắn đầy bản đồ trên tường, được dùng làm Bộ Chỉ huy Hành Quân. Một dãy bàn dài kê sát nhau, các Sĩ quan cấp Tá thuộc các Phòng ngồi trực với những điện thoại, sổ sách trước mặt.
Phiên trực TTPHHL hôm nay nếu như thường lệ thì Sĩ quan Trực là Trung úy Luân và Đại úy Lộc, nhưng Đại úy Lộc không vào trực. Hạ sĩ quan Trực chỉ có Thượng sĩ Phong và Hạ sĩ Quang. Tôi vào coi như thế chỗ Đại úy Lộc. Tình hình này không còn phân chia nhau phiên trực nữa, coi như Cấm-trại 100%. Tôi hỏi qua loa tình hình từ sáng đến chiều, Luân cho biết có mấy đơn vị Pháo Binh mới được phối trí trong Sài Gòn. Đó là những đơn vị của Pháo Binh Dù, TĐ 61 PB và Pháo Binh Biệt Động Quân
Sự việc Pháo binh Biệt Động Quân tham chiến đem lại cho tôi một ấn tượng tốt đẹp : Thế là đơn vị Pháo binh BĐQ tân lập đã có mặt kịp thời trong phòng tuyến bảo vệ Sài Gòn !
Luân cho biết chỉ danh của các đơn vị này đã được ghi trên hệ thống Tác xạ. Một pháo đội của TĐ61PB đặt tại Bộ Tổng Tham Mưu, các pháo đội BĐQ đóng vị trí tại Trường-đua Phú Thọ và sân Vận Động Cộng Hòa. Pháo đội Dù cũng đóng tại đây.
Những pháo đội 105mm nằm mấy vị trí này thật thuận lợi, từ trong lòng thành phố có thể tác xạ yểm trợ sát vòng đai Sài Gòn trong trường hợp cần thiết, không bị giới hạn bởi hướng cấm bắn như các vị trí pháo binh 155mm của TĐ46PB hay PB Tiểu khu Gia Định ở vòng đai nếu bắn ngược vào những mục tiêu tiếp cận Sài Gòn. Thực tế cũng chẳng còn chỗ nào khác để phối trí pháo đội của Dù và BĐQ trong hoàn cảnh hiện nay. Hiện giờ họ có thể đang yểm trợ trực tiếp cho các đơn vị Dù và BĐQ của họ và phối hợp với PB/BKTĐ để bảo vệ phòng tuyến Sài Gòn. Phi trường Tân Sơn Nhất coi như không còn sử dụng và việc giải tỏa Không lưu cũng không còn nữa.
Chợt bên TTHQ báo cáo toán Trinh-sát phát hiện thấy có nhiều ánh đèn sáng trên Tỉnh lộ 22, trục lộ từ Sài Gòn đi Củ Chi, Tây Ninh, có thể là quân xa của địch hoặc là xe tăng T-54(?) từ Củ Chi tiến về Hóc Môn, những điểm sáng này dừng một quãng dài và được xác nhận là không có đơn vị bạn ở đó. Có lẽ Chuẩn tướng Hỷ đang đứng bàn tính với Trung tá Sinh về tin này vì sau đó Trung tá Sinh cầm bản đồ nói :
Ông chỉ cho tôi thấy một vạch bút chì mỡ màu đỏ trên Tỉnh lộ 22. Tôi lấy bút chì mỡ gạch những chữ thập trên vạch đó để đánh dấu tọa độ mục tiêu , trình cho ông xem lại và nói sẽ cho vị trí PB ở Trường đua Phú Thọ tác xạ. Một chút sau pháo đội tại Phú Thọ báo cáo tác xạ vào mục tiêu.
Lúc này TTHQ cho biết Quan-sát viên báo cáo sau loạt đạn pháo binh thì những ánh đèn trên Tỉnh lộ 22 đã tắt ngóm. Kết cuộc cũng không xác định đoàn xe từ đâu đã dừng ở đó nhưng có thể đoán là xe tăng T-54 hay Motolova của địch đã đến cửa ngõ Sài Gòn. Đoàn xe đã tắt đèn, coi như án binh bất động. Pháo đội tại Trường đua cũng ngưng tác xạ.
Một lát sau, Luân và tôi đang theo dõi tình hình trên hệ thống vô tuyến thì Trung tá Sinh cầm bản đồ nói :
– Lệnh của Tư Lệnh Phó ! Bây giờ phi trường Tân Sơn Nhất bỏ ngỏ, lực lượng Dù đã rút khỏi Tân Thới Hiệp.
Quả thật lệnh pháo binh bắn vào phi trường làm tôi ngỡ ngàng. Mới đêm hôm qua VC pháo kích vào phi trường, PB/BKTĐ suốt đêm nỗ lực phản pháo để ngăn chặn. Bây giờ Pháo Binh phải bắn vào đó, một việc làm ngược lại những gì trước đây được coi như ưu tiên hàng đầu. Mỗi lần phi trường hay Sài Gòn bị pháo kích, Chuẩn Tướng Hỷ vào TTPHHL đều to tiếng “Pháo binh phản pháo chưa !?”. Nay chính ông phải quyết định một điều ngược lại, mục đich là để ngăn chặn địch dùng khu vực này làm hành lang xâm nhập, tấn công từ mạn phía bắc vào Sài Gòn..
Trên bản đồ phi trường Tân Sơn Nhất là khu vực mang nền trắng, có những đường kẻ thẳng nhỏ như sợi chỉ, ngang dọc, chỗ cong vòng, chỗ ô vuông, chữ nhật,…Biết bắn vào đâu bây giờ ? Phi trường còn có ai trong đó ? Phi cơ bay được đêm qua đã bay hết thì nhân viên làm việc dưới đất chắc cũng không còn !? Tiểu đoàn 2 Phòng Thủ chắc cũng không còn ở đó để phòng thủ phi trường(?) Tôi chẳng có thì giờ để nghĩ ngợi lâu hơn. Lệnh kêu tác xạ pháo binh thì phải thi hành!
Tôi trình cho Trung tá Sinh xem một hàng dọc các mục tiêu được chấm sát bên trong vòng đai, phía bắc phi trường. Ông gật đầu thuận ý. Tướng Hỷ đứng gần đó, chiếc quạt máy 2 cánh để góc phòng làm những tóc ông lòa xòa trên vầng trán khiến khuôn mặt ông mang vẻ bơ phờ, mệt mỏi.
Hạ sĩ Quang gọi Pháo đội ở Trường Đua đổi tần số để nhận lệnh tác xạ, được chuyển bằng bạch văn, cũng cho biết rõ tính chất mục tiêu để họ không thắc mắc về việc phải tác xạ vào phi trường.
Chừng mươi phút sau, pháo đội ở Trường đua báo cáo tác xạ, tôi chạy vội ra ngoài, để cảm nhận tiếng đại bác bắn đi từ trong lòng Thành phố, tiếng đạn rơi nổ về hướng phi trường. Chưa bao giờ người dân Thủ đô có thể nghĩ một ngày nào không khí chiến tranh quá kề cận như đêm nay ! Tiếng đạn Pháo Binh và tiếng nổ của các loại vũ khí nặng ầm ì từ nơi xa vang vọng cùng tiếng sấm rền trong đám mây đêm, thỉnh thoảng sáng lên ánh chớp xen với tiếng sét nổ rung trời. Mưa rơi lác đác, Sài Gòn chìm đắm trong bóng tối mang vẻ thê lương, những tiếng động của chiến tranh và thiên nhiên như đe dọa một tai họa sắp đổ ụp xuống Sài Gòn.
Các Sĩ quan cao cấp vẫn có mặt trong phòng. Tôi đứng phía sau kệ máy truyền tin quan sát mọi người và nghe ngóng theo dõi hệ thống Tác xạ, Radar. Một lúc sau Hạ sĩ Quang bưng tô mì gói mời tôi ăn. Tôi nhận ra mình từ trưa đến giờ chưa ăn gì và phải thức suốt đêm 28, cả ngày hôm nay chưa ngủ. Tôi không cảm thấy đói, từ chối. Sau đó Quang lại mang đến 1 ca sữa mời uống. Tôi uống một ít rồi nói với Trung úy Luân là tôi mệt quá, muốn ngủ một giấc và nửa đêm đánh thức tôi dậy trực thế cho Luân. Tôi lấy một tấm bìa đem ra phía sau ngả lưng, nghe loáng thoáng là Pháo Binh BĐQ cần thêm vài ngàn quả đạn và ai đó đề cập sà lan đạn đại bác ở Tân Cảng,…Mệt mỏi, tôi thiếp đi, không còn để ý gì nữa.
Tôi tỉnh giấc vì các đơn vị liên lạc ồn ào trên hệ thống vô tuyến. Trời đã sáng có lẽ đêm qua không phải phiên trực của tôi nên Luân để tôi ngủ. Tôi hỏi tình hình trong đêm, anh ta nói trong đêm không có gì nhưng bây giờ trời sáng địch bắt đầu tấn công khắp nơi quanh Sài Gòn. Thấy trong TTPHHL không còn ai ngoài trừ nhân viên trực, tôi hỏi Luân, được biết những vị Tướng lãnh đã rời khỏi phòng lâu rồi. Tôi chạy ra nhìn ngoài sân cờ, hai chiếc trực thăng không còn ở sân đáp.
Ngó qua TTHQ, tôi thấy mọi người vẫn làm việc đông đủ, có vẻ bận rộn hơn vì những thông tin liên lạc, báo cáo tình hình tới tấp gửi đến từ các Chi Khu, Đặc Khu…
Trên hệ thống vô tuyến, Luân đang liên lạc với các vị trí pháo binh quanh Sài Gòn. Địch đang pháo kích, tấn công các cứ điểm vòng đai. Nghĩ đến Trung đội PB Bà Hom, đóng trong đồn Thái Văn Minh, có một Đại đội Địa Phương Quân đồn trú, cách vị trí Bà Hom vài km có những cánh đồng cỏ lác mênh mông về hướng Tây mà đôi lần đi bay điều chỉnh súng tôi đã thấy. Tôi không khỏi nghĩ đến các đơn vị VC trong đêm đã tập trung, vượt qua cánh đồng lau sậy và bây giờ đang tấn công vào vị trí PB này.
Tôi nói Luân ngồi trực để tôi chạy qua Bộ Chỉ huy PB/BKTĐ báo cáo Trung Tá Sinh và Đại úy Kỳ biết VC đang nỗ lực tấn công các vị trí PB, Radar. Không thấy Trung Tá Sinh, tôi gặp Đại úy Kỳ và cho ông biết tin. Trong văn phòng mọi người đang bận rộn như có vẻ chuẩn bị cho việc sẵn sàng đối phó trong tình hình mới. Hỏi đến Đại úy Hồng, tôi được biết ông được lệnh Chỉ huy trưởng đi thăm dò tình hình quanh vòng đai Sài Gòn hiện tại chưa về. Các Pháo đội Radar cũng đang bận rộn chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc di tản.
Trở vào TTPHHL, các nơi đang báo cáo tấp nập trên hệ thống vô tuyến. Vừa lúc đó, đài Radar Địa sát Hóc Môn báo cáo VC đang tấn công mạnh vào vị trí phòng thủ. Tiếng âm thoại viên hốt hoảng :
Đang theo dõi tình hình trên hệ thống vô tuyến, tôi nhận được điện thoại của người anh kế cho biết tối qua đã ra bến Bạch Đằng nhưng không thể vào khu vực Hải Quân, phải quay trở về nhà nhưng ban đêm gần nhà có nhiều tiếng nổ như pháo kích nên sáng nay đã di chuyển cả nhà đến nhà người quen bên Bà Chiểu.
Vừa cúp điện thoại, lại nghe tiếng reo. Nhấc điện thoại tôi nghe đầu dây bên kia, một giọng nói hấp tấp :
– Tôi, Thiếu Tá Nghiêm, Tiểu đoàn 61PB ! Cho tôi gặp Trung Tá Sinh ! Việt Cộng đang đánh vào vị trí tôi ở Gò Vấp. Tôi muốn biết quyết định của Trung Tá !
Nói xong tôi chạy ra ngoài, vừa dến văn phòng thì gặp Trung Tá Sinh sắp bước lên thang lầu, lối dẫn lên văn phòng Tư Lệnh. Tôi trình ông về việc hậu cứ TĐ 61PB Gò Vấp bị tấn công và Thiếu Tá Nghiêm hỏi quyết định. Ông nói :
– Sài Gòn Pháo ! Sài Gòn Pháo ! Đây …gọi, trả lời ! Một chỉ danh lạ hoắc gọi PB/BKTĐ trên tần số 46.00, Giải tỏa Không lưu.
Giờ này phi trường Tân Sơn Nhất coi như bỏ không, không còn hoạt động, phi cơ nào bay đến đây để yêu cầu giải tỏa không lưu !? Rất ngạc nhiên, tôi cầm ống liên hợp.
– Tôi là Lan… Lan 19, đang trên vùng Thủ Đức, tôi thấy nhiều xe tăng T-54 VC đang vượt qua cầu Đồng Nai. Bạn có muốn tác xạ Pháo binh, tôi sẽ điều chỉnh cho bạn ?
Thì ra phi cơ Quan-sát L-19 ! Vậy là nguy rồi ! Xe tăng T-54 đã đến cửa ngõ Sài Gòn. Trong một thoáng tôi phân vân, không biết có phải phi cơ quan sát L-19 hay gã VC nào ngồi dưới đất, gần Xa lộ, vào tần số Không lưu, chấm tọa độ bậy bạ để pháo binh bắn vào quân bạn đang rút lui về Sài Gòn. Có gi để kiểm chứng đây ?
Tôi tính chạy gặp Trung Tá Sinh để hỏi lệnh, nhưng không biết chắc bây giờ ông có còn họp hành gì với Tư lệnh ở trên lầu không.
– …, đây Sài Gòn Pháo ! Bạn từ đâu đến ? Cầu Đồng Nai không bị phá sập sao ? Bạn có thấy gì trên cầu ? Có thấy những thùng gỗ phủ bạt trên mặt cầu không ? Trả lời !
Tôi sực nhớ những thùng gỗ phủ bạt nằm trên mặt cầu, dài hàng chục mét, khi tôi đi về TĐ46PB lãnh lương trong tuần trước. Xe tăng T-54 qua cầu tất nhiên cầu không bị phá ! Trong lúc vội vàng tôi hỏi một câu dư thừa !
– Tôi từ Vùng IV. Cầu vẫn còn nguyên. Tôi thấy trên cầu có những thứ gì được che phủ, không biết là gì !
Thôi cứ nói L-19 cho tọa độ và cho PB Thủ Đức chuẩn bị trước đã ! Tôi nghĩ vậy.
– …, đây Sài Gòn Pháo ! Bạn quan sát và cho tôi tọa độ để pháo binh bắn.
Tôi nói Phước gọi Pháo Binh Thủ Đức chuẩn bị, sẽ có phi cơ Quan-sát L19 điều chỉnh tác xạ.
– Sài Gòn Pháo ! Súng phòng không trên T-54 bắn lên dữ quá ! Tôi không thể quan sát điều chỉnh cho bạn được. Tôi rời vùng đây…!
Tôi chưng hửng, chiếc L-19 đến bất ngờ, mà đi cũng bất ngờ. Chắc chắn chiếc L-19 bay về Sài Gòn để tìm chỗ đáp hay vì lý do gì đó, chứ chẳng phải có nhiệm vụ quan sát mũi tiến quân của VC và báo cáo cho quân bạn. Có điều tôi không còn áy náy là phải tự ý quyết định cho pháo binh bắn vào mục tiêu mà không kiểm chứng chắc chắn.
– Tôi, Thiếu Tá Nghiêm, muốn gặp Trung Tá Chỉ huy Trưởng, VC đang đánh sát vào hàng rào phòng thủ. Tôi muốn biết quyết định của Trung Tá.
Tôi trả lời và đặt điện thoại trên mặt bàn, phóng gấp ra ngoài. Chắc Thiếu Tá Nghiêm đã gọi điện thoại trực tiếp Trung Tá Sinh, nhưng không gặp nên lại gọi TTPHHL. Tôi chạy sang bên văn phòng, Thượng sĩ Nhâm cho biết Trung Tá Sinh đang họp trên lầu, chưa xuống.
– Thưa Thiếu Tá, Trung Tá Sinh đang họp. Lúc nãy Trung Tá nói là Thiếu Tá cố giữ vị trí, bây giờ chưa có quyết định nào khác, chắc là… vẫn phải cố thủ !
Tôi xưng tên, cấp bậc và là Sĩ quan Trực TTPHHHL, thì đầu dây bên kia có tiếng đặt mạnh điện thoại xuống bàn. Thiếu Tá Nghiêm chẳng nói chẳng rằng cúp luôn điện thoại !
Xe tăng địch đang tiến theo ngã Xa lộ Biên Hòa, bây giờ lại thêm một mũi tiến vào Sài Gòn qua ngã Bình Triệu ! Nghĩ đến gia đình tôi đang tạm trú ngụ sáng nay tại vùng Bà Chiểu, tôi lo lắng. Tôi cần báo gia đình tôi rời xa khu vực đó. Liên lạc điện thoại không được, tôi nảy ý định xin phép Trung Tá Sinh mượn 1 xe Jeep chừng nửa tiếng để gặp gia đình thông báo. Vừa lúc Trung úy Luân vào phòng, tôi nói Luân là tôi đi ra ngoài, nhờ anh ta trực TTPHHL một lát.
Văn phòng Bộ Chỉ huy PB/BKTĐ lúc này mọi người ngồi lặng yên, ba lô, nón sắt, súng M16 đặt trên bàn. Tôi nhận ra mọi người dường như đã sẵn sàng, đang chờ đợi cho một hành trình triệt thoái. Nhìn nét mặt mọi người trông lo âu, buồn bã, không ai nói với ai, vì Sài Gòn không giữ được, phải triệt thoái theo đơn vị để tìm đường sống nhưng có nghĩa là phải bỏ vợ con, gia đình ở lại Sài Gòn.
Trung Tá Sinh chấp thuận, tôi leo lên xe Jeep cùng người tài xế, chiếc xe vọt ra cổng trại Lê Văn Duyệt.
Xe chạy qua nhiều ngã 4 không dừng lại. Đường xá vắng tanh. Qua Cầu Bông, gần Lăng Ông, vòng dây kẽm gai căng ngang qua đường, những người lính với áo giáp, nón sắt, hờm M16 ứng chiến. Không đi được, xe quay đầu phóng vọt về đường cũ.
Trở vào trại Lê Văn Duyệt, cửa cổng không có ai kiểm soát ra vào như cách đây nửa tiếng đồng hồ, một vài người lính nhớn nhác trong phòng trực Trạm kiểm soát. Con đường từ ngoài cổng dẫn vào Bộ Tư Lệnh BKTĐ có những người lái xe ra vội vàng.

XEM THÊM:  11 Mẫu Thiết Kế Hàng Rào Biệt Thự Đẹp Và Ấn Tượng Nhất Năm 2020

Xem thêm: Hãy Nêu Cảm Nhận Về Chi Tiết Niêu Cơm Thần ? Hãy Viết Đoạn Văn Khoảng 6

Xe dừng lại, tôi chạy vào Bộ Tư Lệnh, băng qua lối đi vào TTPHHL nhìn vào căn phòng lớn được làm Bộ Chỉ huy Hành quân, hoàn toàn trống vắng, dãy bàn dài chẳng còn một ai ngồi, cuối bàn là một nồi nước lớn. Tiếng điện thoại reo lên từng hồi, không còn ai nhấc lên !
Bước vào TTPHHL, cũng không có ai, Luân và Hạ sĩ quan Trực không còn trong phòng, chỉ có tiếng máy VRC46 kêu khẹt khẹt, hoàn toàn im lặng vô tuyến !
Bên TTHQ đèn điện sáng choang, giấy tờ, sổ sách, công văn vẫn còn trên mặt bàn nhưng căn phòng vắng lặng. Mọi người đâu hết rồi !?
Tôi chạy ra ngoài nhìn trên hành lang lầu 1 Bộ Tư Lệnh, những nhân viên chạy tới, chạy lui vội vã. Đi vòng ra phía sau Bộ Chỉ huy PB/BKTĐ để vào văn phòng, thấy Trung úy Luân, Trung úy Quới, các nhân viên, người đứng, người ngồi im lặng, nét mặt mang vẻ buồn rầu.

hostel
Bến Xe Thái Nguyên: Địa Chỉ, Số Điện Thoại Bến Xe Khách Thái Nguyên Cao Bằng
Tác giả

Bình luận

LarTheme