Những Đặc Sản Ngon Hảo Hạng Ở Bắc Ninh Có Đặc Sản Gì, Top 7 Món Ngon Và Đặc Sản Bắc Ninh Ngon Tuyệt

travelhome.vn xin tổng hợp một số món ăn đặc ngon nổi tiếng của xứ Kinh Bắc. Vùng quê Kinh Bắc không chỉ có những liền anh liền chị, những làn điệu dân ca lưu luyến. Nơi ấy còn có những đặc sản đậm hồn quê, mà khách tới thăm chỉ thưởng thức đôi lần cũng nhớ nhung khôn xiết.

Đang xem: Bắc ninh có đặc sản gì

Giữa khung cảnh nên thơ đặc trưng Bắc Bộ, thưởng thức những món ngon lấy nguyên liệu từ đồng ruộng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái, tương… sẽ cho du khách du lịch Bắc Ninh trở lại bản vị nguyên sơ và tuyệt vời nhất, để đến khi chào tạm biệt chỉ có thể thốt lên: Ôi, Kinh Bắc!

> 10 món ăn đặc sản nổi tiếng không nên bỏ lỡ khi du lịch Hà Nội

> 10 món ăn đặc sản nổi tiếng không thể bỏ lỡ khi đến Nam Định

> 10 món ăn đặc sản nổi tiếng của quê lúa Thái Bình

> 10 món ăn đặc sản nổi tiếng của đất cảng Hải Phòng

> 10 món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất Hưng Yên

1. Bánh phu thê Đình Bảng

Được gói bằng những tấm lá dong giản dị, rồi luộc lên, bánh phu thê khi ăn ta sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường…, tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê.

XEM THÊM:  Tìm Khách Sạn Ở Quận Đống Đa Hà Nội (Cập Nhật 05/2021), Khách Sạn 3 Star Sao Tại Quận Đống Đa, Hà Nội

*

2. Nem Bùi Ninh Xá

Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ – Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ, nhiều người mua xong bóc một cái mang vào quán bia ăn thử. Thật thú vị khi trong những ngày hè oi bức có được đôi ba cốc bia ngồi nhâm nhi với chiếc nem Bùi thơm ngon, ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt.

*

Nem Bùi đặc sản Bắc Ninh sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì được 2-3 ngày, nếu nem được đóng gói trong túi nilông sau đó hút chân không thì để được lâu hơn. So với thu nhập ở vùng nông thôn và so với những nghề khác thì nem Bùi đem lại nguồn lợi khá cao cho người làm nghề. Nhưng để làm ra những chiếc nem Bùi, người làm nghề cũng rất vất vả.

Để làm nem phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.

XEM THÊM:  Top 12 Đặc Sản Nghệ An Là Gì, Đặc Sản Nghệ An Hút Hồn Du Khách Bốn Phương

Xem thêm: dong nai golf resort

3. Bánh tẻ làng Chờ

Những ngày lễ tết ở vùng Yên Phong đã đành, nay thì ở hội Lim (Tiên Du), hội Đền Đô (Từ Sơn)… các nhà hàng khách sạn ở Bắc Ninh, Hà Nội rồi đến những ngày khánh thành, lễ cưới sang trọng đều thấy có bánh tẻ làng Chờ. Đang lúc rượu ngà ngà các món cao lương ngũ vị cũng đã ngán cả rồi thì thứ bánh tẻ quê mùa vừa dẻo vừa dai, vừa giòn vừa thơm, vừa thanh vừa mát làm cho người thêm tỉnh táo, lại chắc cái dạ thì thật là tuyệt.

*

Bánh tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon. Mâm cỗ ngày tết sau khi nhâm nhi chén rượu, mới bóc bánh ra, dùng con dao bài cắt bánh bày lên đĩa, lúc bấy giờ mọi người cùng thưởng thức. Bánh tẻ làng Chờ dẻo chứ không nhão, nát như thứ bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.

XEM THÊM:  điều kiện ra đời đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

4. Tương Đình Đỗ

Nghề làm tương ở làng Đình Đỗ có từ lâu đời, nguyên liệu để làm tương bao gồm ngô, đỗ tương, gạo nếp cái hoa vàng. Tất cả được ủ và lên men tự nhiên không sử dụng bất cứ hóa chất nào. Để có mẻ tương ngon người chế biến phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ.

*

Đầu tiên phải chọn ngô đỏ, hạt mẩy, căng, đỗ tương và gạo nếp cũng phải chọn loại hảo hạng nhất, hạt to, chắc đều. Ngô sau khi được phơi khô sẽ được đồ chín rồi ủ lên men. Đỗ tương rang chín cho vào chum sành, đổ nước cho ngập và ngâm. Trong quá trình ngâm, ủ người ta phải thường xuyên kiểm tra, khuấy đều, vớt bỏ bọt để tương có độ sánh, mịn đạt tiêu chuẩn.

Xem thêm: Cat Ba Santorini Homestay Cát Bà Giá Rẻ Đẹp View Biển Nên Đặt Phòng Từ 200K

Một mẻ tương được ra lò phải được ngâm ủ trong vòng 15 ngày, sau đó mới đem xay tạo thành tương thành phẩm. Tương Đình Đỗ có màu đỏ nâu, đặc sánh, mùi thơm, vị ngọt bùi, béo ngậy của gạo nếp, ngô. Đây là đặc sản rất giàu dinh dưỡng được dùng để làm nước chấm rau luộc, thịt luộc, cá nướng, bánh đúc, bánh tẻ, kho cá, kho thịt và chấm bún.

Top 15 Món Ăn Đặc Sản Tp Hcm Làm Quà Biếu Người Thân Và Bạn Bè
túi du lịch
Tác giả

Bình luận

LarTheme