Những Thức Uống Có Hại Cho Bà Bầu Có Được Uống Trà Sữa Trân Châu

Đâu là những thức uống có hại cho bà bầu mà mẹ nên nhớ kỹ khi trải qua suốt 40 tuần thai kỳ? Hãy cùng điểm danh tất tần tật nhé!

Trà sữa

Với những bà bầu trót nghiện trà sữa, khi mệt mỏi rã rời chỉ cần “chích” cho một liều trà sữa là lập tức mắt sáng rỡ ngay. Cũng vì chiều vợ nên dù biết trà sữa có hại, các ông bố vẫn nhắm mắt đưa chân làm theo “lệnh bà”, ngày ngày truyền cho vợ bầu ly trà sữa để khỏi ăn cáu. Nhưng các bố có biết chiều vợ cách này khác nào hại vợ không? Trà và sữa vốn là kết hợp sai, có thể gây kết tủa làm cản trở tiêu hóa. Trà sữa hầu hết lại là kem béo trộn với bột trà và phụ gia hương liệu, bao gồm cả phẩm màu. Kem béo dùng cho trà sữa lại không phải là sản phẩm từ sữa. Sữa được dùng để pha trà lại chứa hàm lượng canxi và vitamin B rất thấp. Chưa kể, trân châu các loại trôi nổi trên thị trường lại khó đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Do đó, trà sữa luôn được đánh giá là thức uống tiềm ẩn nguy hại sức khỏe cao cho người bình thường và đặc biệt cho phụ nữ mang thai.

Đang xem: Bà bầu có được uống trà sữa trân châu

Trà đào

Đào là một loại trái cây ngon. Trà đào là thức uống khó cưỡng. Nhưng ăn quá nhiều đào khi mang thai sẽ gặp nguy hiểm. Nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, dọa sẩy vì đào rất “nóng”. Ngoài trà đào ra, bà bầu cũng không nên ăn đào tươi vì lông tơ trên vỏ quả đào cũng có thể gây kích ứng. Nó có thể gây ngứa cổ họng, sinh ra nóng rát và tổn thương niêm mạc miệng. Tốt nhất khi mang thai dù đào tươi hay trà đào, bà bầu cũng nên hạn chế uống liên tục.

Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều florua. Florua lại là “thủ phạm” ngăn cản sự hấp thu chất sắt và gây thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Thiếu máu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sẩy thai. Bên cạnh đó, trà còn chứa caffeine, làm tăng nhịp tim, gây bồn chồn, lo lắng. Chưa kể caffeine cũng có tác dụng lợi tiểu. Nó làm áp lực lên hệ thống tiết niệu trong 3 tháng đầu thai kỳ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi.

XEM THÊM:  beto bistro

Nước ép dứa

Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra thành phần chất bromelain trong quả dứa thực sự có tác dụng làm mềm tử cung và tăng cường kích thích các cơn co bóp tử cung. Quả dứa càng xanh thì chất bromelain càng cao. Khi mang thai 3 tháng đầu mà bà bầu ăn quá nhiều dứa, đặc biệt là dứa xanh sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, bà bầu trong giai đoạn nhạy cảm tốt nhất nên tạm biệt với ly nước ép dứa thơm mát. Thay vào đó, vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, nếu muốn kích thích cơn chuyển dạ, sinh nở dễ dàng, bà bầu nên uống thêm nước ép dứa.

Nước nha đam

Nha đam có thể giúp bà bầu ngăn chặn tình trạng rạn da trong thai kỳ. Nhưng nó cũng có thể kích thích các cơn co thắt tử cung qua đường ăn uống. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, điều này không có lợi cho thai nhi, thậm chí gây động thai, sẩy thai.

Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng không khác gì một loại thuốc sổ nhờ chất anthraquinone gây kích thích nhu động ruột. Theo các bác sĩ, nếu liều lượng cao, nha đam sẽ sổ mạnh và đẩy thai nhi ra ngoài tử cung. Dùng nha đam nhiều cũng sẽ gây hạ huyết áp, hạ đường huyết và làm giảm lượng kali trong máu.

Tóm lại, nước nha đam cũng là 1 trong những loại thức uống có hại cho bà bầu, chính vì thế bà bầu không nên uống hoặc ăn nha đam quá nhiều trong những giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ.

XEM THÊM:  Cửa Hàng Totoro Việt Nam - Chuỗicửa Hàng Đồ Dùng Tiện Ích & Quà Tặngtotoro

Xem thêm: Trà Sữa Âm 18 Độ Tuyển Dụng : Trà Sữa, Địa Chỉ Quán Trà Sữa Âm 18 Độ_Kênh Tin Tức Sands

Nước ép lựu

Màu đỏ mọng của những hạt lựu rất hấp dẫn. Vị của nước ép lựu thanh ngọt rất hấp dẫn. Tuy nhiên nó lại nguy hiểm hơn những gì các mẹ từng biết. Các nhà khoa học tại Đại học Liverpool (Anh) đã phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Suranaree(Thái Lan) nghiên cứu về những tác dụng của hạt lựu đối với tử cung. Kết quả cho thấy, chiết xuất từ hạt quả lựu nói chung và tinh chất beta-sitosterol có thể gây ra các cơn co bóp tử cung tự phát. Các cơn co bóp này mạnh hay yếu phụ thuộc vào nồng độ của chất chiết xuất. Do đó, các bà bầu có ý định giải khát với nước ép lựu cần thận trọng hơn khi lựa chọn.

Nước uống có ga

Nước uống có ga làm hao mòn canxi trong cơ thể và ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ can xi. Ngoài việc mang đến một lượng carbon dioxide cao, nước có ga còn chứa hàm lượng đường lớn và các chất tạo màu, tạo mùi. Đây là những hóa chất có thể gây ra những tác động xấu đến thai nhi. Theo thống kê, so với các bà bầu được dự sinh cùng thời điểm thì các bà bầu nghiện nước uống có ga có đến 38% nguy cơ phải “vỡ chum” sớm.

Ca cao

Ca cao dễ gây nghiện, là thức uống vô cùng hấp dẫn. Không chỉ vậy, ca cao còn giàu chất sắt, có lợi cho bà bầu thiếu máu. Nhưng lượng caffeine trong cacao lại khá lớn. Nó có thể gây hại cho trí não của thai nhi. Ngoài ra, cacao còn làm hao hụt một lượng canxin đáng kể trong các khẩu phần dinh dưỡng mà bà bầu cố nạp vào. Do đó, cac cao cũng làthức uống được liệt vào danh sách gây nguy hại cho bà bầu, tốt nhất hạn chế uống cacao quá nhiều trong thai kỳ.

XEM THÊM:  Trụ Sở Ubnd Phường Khuê Trung, Uỷ Ban Nhân Dân Phường Khuê Trung

Nước ép trái cây đóng hộp

Đáng ngại nhất trong các loại nước ép trái cây đóng hộp chính là chất phụ gia và phẩm màu. Để tăng hạn sử dụng, tạo mùi và làm cho màu nước ép tươi đẹp trong quá trình bảo quản không thể thiếu các chất phụ gia, hương liệu và màu phẩm. Tác hại của những chất này lên thai nhi đã được các chuyên gia cảnh cáo với các hệ lụy đáng ngại như gây dị tật.

Sữa tươi nguyên chất chưa tiệt trùng

Cũng giống như pho mát chưa tiệt trùng, sữa chưa tiệt trùng có thể gây ra nguy cơ xấu với sức khỏe thai nhi bởi có thể chứa vi khuẩn listeria dẫn đến bệnh listeriosis. Nhiễm khuẩn listeriosis không chỉ tổn hại nghiêm trọng đến thai nhi mà còn gây tử vong ở người mẹ người mang thai.

Cà phê

Không ít công trình nghiên cứu về tác hại của cà phê với mẹ bầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy caffeine có trong cà phê có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim em bé. Nguồn caffeine phổ biến nhất là cà phê, trà, nước ngọt có ga. Dù vậy, theo các chuyên gia, nếu quá nghiện, mẹ bầu có thể thưởng thức được khoảng 200mg caffeine mỗi ngày.

Xem thêm: eden resort

Rượu

Thường xuyên uống rượu có thể dẫn đến sẩy thai. Trong thời gian mang thai, rượu đi vào trong máu của người mẹ và dẫn vào thai nhi. Điều này làm cho thai nhi nhiễm một nồng độ rượu nhất định trong máu. Đó là tai họa lớn gây ra ngộ độc thai nhi. Các nghiên cứu còn cho thấy người mẹ mang thai nghiện rượu sẽ sinh ra những đứa trẻ khù khờ và thậm chí dị dạng. Dù nhiều người cho rằng chỉ uống vài giọt sẽ không sao nhưng tốt nhất nên tránh uống rượu trong thai kỳ.

Gợi Ý Những Quán Nhậu Cầu Giấy, Hà Nội, Top 6 Quán Nhậu Ngon Nhất Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhà Hàng Cơm Niêu Phạm Ngọc Thạch Đã Hoàn Thiện Sửa Chữa, Cơm Niêu Tố Uyên 101C2 Phố Phạm Ngọc Thạch
Tác giả

Bình luận

LarTheme