Công Viên Đất Nung Thanh Hà (Hội An, Việt Nam), Khám Phá Công Viên Đất Nung Thanh Hà

Đà Nẵng được thiên nhiên ưu đãi với vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hoá thế giới. Vì vậy khi đến du lịch Đà Nẵng, nếu có thời gian du khách có thể khám phá một số địa điểm nổi tiếng lân cận. Một trong những điểm đến khá mới mẻ nhưng được rất nhiều khách du lịch ưa thích là Công viên đất nung Thanh Hà – nơi lưu giữ các kỳ quan thế giới thu nhỏ.

Đang xem: Công viên đất nung thanh hà


Đến với Đà Nẵng, sau khi đã nhận phòng khách sạn Đà Nẵng, du khách có thể chuẩn bị một chuyến hành trình khám phá 1 ngày tại công viên đất nung Thanh Hà. Để đến điểm du lịch này, du khách có thể đi xe theo đoàn, thuê xe ô tô hoặc sử dụng phương tiện xe máy. Du khách đi theo con đường đến Hội An, cách Đà Nẵng tầm 30km, đi xe máy mất khoảng 40-45 phút.
Làng gốm Thanh Hà thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 3 km về hướng tây. Làng hình thành khoảng cuối thế kỷ 15, sau đó phát triển mạnh cùng cảng thị Hội An với các sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chum, vại, bình … Ngày nay, du khách đến đây không chỉ ngắm các vật dụng gốm, thăm làng quê yên bình của Quảng Nam mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm đất nung độc đáo tại Công viên – Bảo tàng đất nung Thanh Hà.

XEM THÊM:  Review Sumo Bbq Giá, Địa Chỉ, Phục Vụ, Kinh Nghiệm Đi Ăn Tại Nhà Hàng Bbq Sumo Giảm Giá
*

Ngay khi tới đầu làng du khách sẽ bị thu hút bởi màu đỏ của gạch, màu vàng của đất nung, màu xanh của cây cỏ cùng khuôn viên được chăm sóc cẩn thận
Công viên – Bảo tàng đất nung được kiến trúc sư Nguyễn Văn Nguyên thiết kế và làm chủ bao gồm hai tòa nhà chính biểu trưng cho hai loại lò nung gốm của Thanh Hà. Tòa nhà bên trái biểu trưng cho “lò úp” dùng để trưng bày lịch sử, các hiện vật cổ của làng gốm Thanh Hà với ý nghĩa bảo tồn và giữ gìn truyền thống.
Tòa nhà bên phải biểu trưng cho “lò ngửa” – nơi trưng bày và triển lãm các sản phẩm gốm Thanh Hà và của một số làng nghề khác như Bát Tràng, Phù Lãng, Vĩnh Long … với ý nghĩa là học hỏi, hội nhập với thế giới bên ngoài. Hai tòa nhà này được liên kết với nhau qua một hành lang thể hiện sự tiếp nối truyền thống với thế giới hiện đại. Tầng 3 tòa nhà có các bức tranh gốm khổ lớn tái hiện lại các hoạt động của làng nghề.

Xem thêm: Sữa Rửa Mặt Trà Xanh Innisfree Green Tea Foam Cleanser, Sữa Rửa Mặt Trà Xanh Innisfree

Ở phía ngoài hai tòa nhà cũng được thiết kế mang tính biểu trưng cao. Ở chính giữa phía trước là một hồ nước bao quanh khoảnh sân tròn – biểu trưng cho chiếc bàn chuốt. Một cây cầu gỗ bắc ngang thể hiện cho việc người xưa đã lợi dụng sức nước, kết củi thành mảng và chuyển về làng nung gốm.

XEM THÊM:  Cập Nhật Mã Số Oasis Láng Hạ, Nhân Viên Khách Sạn Oasis Tắm “Nuy” Với Khách
*

Điều hấp dẫn khách nhất khi đến đây có lẽ là những tác phẩm gốm thu nhỏ mô phỏng các kỳ quan thế giới cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Tất cả đều được tạo ra từ đất nung và đôi tay tài hoa của những nghệ nhân trong làng. Du khách sẽ bất ngờ khi gặp nhà hát Opera Sydney soi bóng xuống nước… hay các Kim Tự Tháp, đấu trường Colosseum, tháp nghiêng Pisa bên cạnh Nhà Trắng, tượng Nữ thần Tự Do sánh cùng cung điện Buckingham, cùng đền Taj Mahal, niềm tự hào của đất nước Ấn Độ, biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, đồng thời là một trong 7 kỳ quan thế giới.

*

*

*

Ngoài ra khi đến đây, du khách cũng có thể tham quan các địa điểm sản xuất gốm truyền thống, tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề, có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ.

XEM THÊM:  Trà Sữa Tiên Hưởng Bình Thạnh

Xem thêm: Lẩu Ngựa Ăn Với Rau Gì Ngon Nhất? Cách Chế Biến Món Lẩu Thịt Ngựa

Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ dùng hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… với nhiều kiểu dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he…
Hiện nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung.
Công viên – Bảo tàng đất nung Thanh Hà hiện vẫn được mở cửa tự do cho du khách tham quan với mong muốn giới thiệu những sản phấm gốm Thanh Hà ra thế giới nhiều hơn. Vì vậy đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu làng nghề truyền thống này khi đến du lịch Đà Nẵng nhé !

Số Điện Thoại Gà Rán Lotteria Bằng Ví Momo, Lotteria Việt Nam
Nhà Hàng Hương Xưa Https://Pasgo, Nhà Hàng Hương Xưa 6
Tác giả

Bình luận

LarTheme