Xô Trà Sữa Mua Ở Đâu – Xô Trái Cây / Xô Đá Trong Suốt / Xô Đựng Trái Cây

Mở quán trà sữa cần những gì? Chi phí mở quán trà sữa? Mở quán trà sữa cần bao nhiêu vốn? Để trả lời những câu hỏi này,liệt kê cho các bạn 50 dụng cụ mở quán trà sữa cùng với chi phí kèm theo từng loại dụng cụ. Giúp bạn có cái nhìn cơ bản về chi phí vốn đầu tư ban đầu khi tiến hành công việc kinh doanh quán trà sữa.

Đang xem: Xô trà sữa mua ở đâu

I. Dụng cụ chuyên dụng để pha chế trà sữa:II. Các dụng cụ pha chế khác:III.Nguyên vật liệuIV.Dụng cụ bếpV. Dụng cụ lưu trữ:VI. Dụng cụ khác:VII. Đồ dùng trang tríVIII/ Thiết bị bán hàng:IX. Nguyên liệu pha chế trà sữaX. Địa chỉ bán dụng cụ mở quán trà sữa uy tín

I. Dụng cụ chuyên dụng để pha chế trà sữa:

1/ Bình đựng trà sữa

Loại bình này có 2 loại : bình đựng thường (1.5 – 3l) và bình đựng inox ( 3 – 8l)

*

Chi phí : từ 380.000 – 1.150.000 đồng

2/ Ca đánh sữa

Dùng để hâm nóng sữa và tạo bọt cho latte hoặc cappuccino. Ca đánh sữa có nhiều kích cỡ thông dụng nhất là 360 – 600ml.

*

Chi phí : từ 150.000 – 300.000 đồng

3/ Bình lắc pha chế

Bình lắc pha chế là một dụng cụ pha chế trà sữa cơ bản. Dùng để lắc trộn hỗn hợp cho đều, có thể mix được nhiều loại nước, giúp cho người pha pha một cách nhanh chóng và tiện lợi.

*

Chi phí : từ 50.000 – 150.000 đồng

4/ Máy định lượng đường

Để ly trà sữa của bạn đủ vị chuẩn 100% thì máy định lượng đường sẽ giúp bạn ước lượng đúng lượng đường của một ly trà sữa. Máy này là dụng cụ mở quán trà sữa rất cần thiết.

*

Chi phí : từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng

5/ Bình ủ trà

Loại bình này thường có dung tích từ 6 – 12l, không và có đồng hồ. Dùng để giữ cho nước trà được chuẩn vị và giữ được nhiệt độ để pha những cốc trà sữa ngon nhất. Đây là dụng cụ bán trà sữa không thể thiếu giúp hương vị của những ly trà sữa luôn thơm ngon.

*

XEM THÊM:  Picture Of Petro Express 05, Vietnam Lifts Ban On Ho Chi Minh City

Chi phí : khoảng từ 1.000.000 đồng

6/ Nồi nấu trà sữa

Dụng cụ không thể thiếu trong mở quán bán trà sữa của bạn chính là nồi nấu trà sữa. Bạn nên căn cứ vào quy mô của quán mà lựa chọn mua nồi nấu trà phù hợp.

Chi phí : dao động trong khoảng 150.000 đồng

*

7/ Dụng cụ lọc trà

Được làm bằng chất liệu inox sáng bóng và bền đẹp, chống bền gỉ và chịu được nhiệt. Bề mặt dụng cụ có các lỗ nhỏ để lọc bã, giúp trà của bạn thanh khiết hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là dụng cụ không thể thiếu khi mở quán trà sữa.

Chi phí : từ 40.000 – 320.000 đồng

8/Cây đánh trà

Nếu quán trà sữa của bạn có món trà xanh match thì dụng cụ này không thể thiếu trong quán. Nó giúp đánh tan bột matcha nhanh chóng, tạo được lớp bọt và tăng độ nổi bật về mùi thơm của loại trà này.

Chi phí : khoảng từ 350.000 đồng

9/ Lọ rắc bột

Được làm từ inox chuyên dụng, dành cho thực phẩm sáng bóng và sạch sẽ. Là dụng cụ đựng các loại bột đồ uống như : bột cacao, bột socola, bột trà xanh.

Chi phí : từ 35.000 – 80.000 đồng

10/ Whipping Cream:

Là hỗn hợp gồm kem sữa béo, được dùng để trang trí mặt bánh, và các thức uống như : cafe, cocktail, kem sundaes, sữa lắc,… Ngoài ra, Whipping Cream còn được dùng làm Pudding, Caramen, kẹo socola tươi,…

Cách bảo quản Whipping Cream : đặt ở ngăn mát tủ lạnh, sau khi sử dụng, lau sạch miệng hộp, đậy kín nắp và bọc trong túi nilong. Thời gian bảo quản từ 5 – 7 ngày hoặc hơn tùy theo nhiệt độ của tủ lạnh.

Chi phí : tùy thuộc vào các thương hiệu và dung tích của chai Whipping Cream

11/ Máy dập nắp

Có 3 loại máy dập nắp : tự động, bán tự động và thủ công.

Máy dập tự động : hệ thống điều khiển tự động đảm nhận tất cả các bước như đẩy máy vào khuôn, dập nắp và nhả cốc chỉ trong khoảng 2 giây. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong những cửa hàng có quy mô lớn và đông khách.

XEM THÊM:  Hệ Thống Chiếu Sáng Trên Phố Yên Lãng Map, Yên Lãng (Huyện)

Máy dập bán tự động : với chức năng dập tự động sau khi được bạn đẩy vào đúng vị trí dập khuôn, thích hợp sử dụng trong cửa hàng có quy mô vừa.

Máy dập cốc thủ công sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn trong khâu dập nắp; tuy nhiên loại này phù hợp với những cửa hàng trà sữa có quy mô nhỏ.

Chi phí :Giá dao động khoảng 12.000.000 đồng

II. Các dụng cụ pha chế khác:

12/ Máy ép trái cây

Dùng để ép các loại trái cây thành nước. Hiện nay trên thị trường có 3 loại máy ép : máy ép ly tâm tốc độ nhanh, máy xay ép đa năng và máy ép tốc độ chậm.

Máy ép ly tâm tốc độ nhanh :

Ưu điểm : dễ lắp đặt và sử dụng, có thể ép được nhiều loại trái cây, rau củ. Thương hiệu đa dạng nên có nhiều sự lựa chọn.Nhược điểm : hoạt động ồn, nước ép sẽ có bọt sau khi để trong 1 thời gian. Máy ép ly tâm tốc độ nhanh không thể ép được các loại trái cây có nhiều lá. Và sau một thời gian, máy sẽ bị hỏng do sử dụng liên tục.

Chi phí : từ 500.000 – 2.000.000 đồng.

Máy xay ép đa năng :

Ưu điểm : có nhiều chức năng hơn so với các dòng máy ép bình thường, có thể ép và xay các loại trái cây khác nhau.Nhược điểm : máy có nhiều chức năng hơn nên cồng kềnh, khó vệ sinh và bảo quản.

Xem thêm: amelie villa

Chi phí : từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng

Máy ép tốc độ chậm

Ưu điểm :

Khi ép trái cây, máy sẽ từ từ nghiền nát và đẩy nguyên liệu vào lưới lọc, không gây ra bất cứ lực ma sát hay lực ly tâm vào nước ép.

Sẽ có một bộ phận tách bã đẩy bã ra ngoài và nước ép sẽ chảy ra một cách tự nhiên.

Máy hoạt động êm, không sinh ra nhiệt lượng.

Không bị tách nước như một số dòng máy ép khác.

Lượng nước ép gấp 2 lần các loại máy ép thường và chất dinh dưỡng được giữ lại trong nước là tối đa.

XEM THÊM:  Du Lịch Cồn Phụng Bến Tre - Du Lịch Cồn Phụng Cồn Thới Sơn Tự Túc

Được sử dụng cho nhiều loại trái cây.

Nhược điểm :

Khó lắp đặt lại sau khi vệ sinh máy.

Trái cây dễ bị mắc kẹt vào bên trong khi đang sử dụng.

Chi phí : từ 6.000.000 đồng trở lên

Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của quán.

13/ Bình đựng nước ép trái cây

Bình đựng có thể tích từ 3 – 24l, dùng để đựng nước ép trái cây. Hoặc để tiết kiệm chi phí thì bạn có thể sử dụng bình đựng trà sữa để đựng nước ép trái cây.

Chi phí : dao động khoảng từ 1.000.000 đồng

14/ Máy xay sinh tố

Có 4 loại : máy xay sinh tố thông thường, máy xay sinh tố mini, máy xay sinh tố đa năng và máy xay sinh tố cầm tay.

Máy xay sinh tố thông thường : chỉ có chức năng xay đá nhỏ, trái cây và hạt khô. Phù hợp với gia đình dùng để xay các loại trái cây làm sinh tố hoặc hạt khô.

Máy xay sinh tố mini : có thiết kế nhỏ, gọn. Tuy nhiên chỉ xay được các loại rau củ mềm, phù hợp khi mang theo đi du lịch hoặc đi chơi.

Máy xay sinh tố đa năng : có thể xay sinh tố, xay tiêu hoặc xay thịt. Bạn có thể xay thực phẩm ở nhiều chế độ khác nhau.

Máy xay sinh tố cầm tay : có thể xay được nhiều loại thực phẩm, nhưng tốc độ xay không mạnh bằng các máy xay cố định khác.

Chi phí : từ 200.000 – 4.000.000 đồng

15/Máy vắt cam

Có 2 loại : máy vắt cam bằng tay và máy vắt cam bằng điện.

Máy vắt cam bằng điện : giúp tiết kiệm được thời gian và sức lực.

Chi phí : từ 250.000 – 1.500.000 đồng

Máy vắt cam bằng tay : đơn giản và dễ sử dụng.

Xem thêm: Thuê Xe Máy Bạc Liêu – Những Địa Chỉ Cho Giá Rẻ, Uy Tín Không Cọc

Chi phí : khoảng từ 1.000.000 đồng trở lên

16/ Bình làm soda

Là dụng cụ để tạo ra các loại nước uống có ga. Bạn có thể thưởng thức những ly cocktail hay soda mát lạnh chỉ sau vài giây.

Các Món Ăn Đặc Sản Thái Nguyên Làm Quà Biếu Ngon Đáng Mua Thưởng Thức
Đặt Vé Xe Giường Nằm Bình Định Đi Sài Gòn, Đặt Vé Xe Từ Bình Định Đi Sài Gòn
Tác giả

Bình luận

LarTheme