Sang Thu Giáo Án Ptnl Bài Sang Thu, Giáo Án Lớp 9 Môn Ngữ Văn

*

Giáo án Sang Thu giúp giáo viên truyền tải cho học sinh hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

Đang xem: Sang thu giáo án

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (Giáo án Sang Thu)

1. Kiến thức :

– Biết một tác phẩm thơ hiện đại.

– Hiểu đ­ược những cảm nhận tinh tế của nhà thơ vềsự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu

– Thấy được những đặc điểm nghệthuật nổi bật được thể hiện qua bài thơ này.

2.Kỹ năng :

– Rèn luyện năng lực cảm thụ vàphân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ 5 chữ.

– Nắm đư­ợc bố cục, thể loại,PTBĐ văn bản, giọng điệu, mạch cảm xúc, thấy được những cảm nhận tinh tế củatác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen cảm thụ vàphân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ hiện đại.

– Biết nhạy cảm trước những thời khắc giao mùa.

Tham khảo: Giáo án liên kết câu và liên kết đoạn văn ngắn gọn nhất (Giáo án Sang Thu)

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG (Giáo án Sang Thu)

1. Kiến thức

– Vẻ đẹpcủa thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lícủa tác giả

2. Kĩ năng

– Đọc-hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại

– Thểhiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩmthơ

3.Thái độ: trõn trọng những cảm xỳc của tỏc giả với mựathu và yêu quý mựa thu đồng thời biết ơn những người lính và thế hệ đi trướcbằng cahcs học thật giỏi và là nhiều việc tốt.

4. Tích hợp liên môn: Địa lí: sựchuyển mùa ,

5. Định hướng phát triển phẩmchất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lựcchung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lựctư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lựcsử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lựcchuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

1.Thầy:

III. CHUẨN BỊ

– Nghiên cứuchuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo , SGV.

– Tranh ảnh nhà văn và tư­ liệu về tác phẩm

2.Trò:

– Đọc kĩ văn bản

– Soạnbài theo các câu hỏi trong vở bài tập ngữ văn-tập 2.

– S­ưu tầm thêm tư­ liệu về tác giả và tác phẩm

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC (Giáo án Sang Thu)

* B­ước 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số và nội vụ)

* B­ước2: Kiểm trabài cũ: (3-5′)

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tựgiác học và làm bài ở nhà qua việc soạn bài và học bài cũ

– Phư­ơng án: Kiểmtra đầu giờ

H1. Đọc thuộc bài thơ “Viếng lăng Bác” củaViễn Ph­ương? Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trờitrong lăng rất đỏ

H2.Khoanhtròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:

1. Nghệ thuật nổi bật củabài thơ Viếng lăng Bác là gì?

A. Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm.

B. Ngôn ngữ bình dị nhiều cảm xúc.

C. Giọng điệu trang trọng, thành kính.

D. Gồm tất cả các yếu tố trên.

2.Lựa chọn các từ thành kính, đau xót, tự hào, trầm lắng để điền vào chỗ trống trong các câu văn saucho phù hợp:

Cảm hứng bao trùm bài thơ Viếnglăng Báclà niềm xúc động thiêng liêng,………., lòng biết ơn và……………phalẫn…………….khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác; cảm hứng đó đã tạo nêngiọng thơ……………..trang nghiêm.

Gv gọi trả lờicá nhân, gọi nhận xét.

– Kiểmtra vở bài tập bàn 4,5.

* B­ước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (Giáo án Sang Thu)

+ Phương pháp:thuyết trình, trực quan

+ Thời gian: 1-2p

+ Hình thành năng lực:Thuyết trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNGCỦA TRÒ
– GV cho HS quan sát bức tranh thiên nhiên về mùa thu, yêu cầu hs nhận xét? – Từ câu trả lời của hs, gv giới thiệu vào bài mới – Ghi tên bài Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình – HS trả lời – HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy – Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 33’) (Giáo án Sang Thu)

+ Phương pháp: Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin,giải thích

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian: Dự kiến 6 – 7p

+Hình thành năng lực: Nănglực giao tiếp: nghe, đọc

I. Hư­ớng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích. 1. Hư­ớng dẫn HS đọc. Kĩ năng đọc – trình bày 1 phút I.HS đọc – tìm hiểu chú thích. 1. HS đọc.
* GV hư­ớng dẫn hs đọc: giọng nhẹ nhàng, tha thiết, xúc cảm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư. – Gv đọc mẫu, gọi hs đọc văn bản, gọi nhận xét, GV sửa . + Hs nghe hướng dẫn và nghe đọc – Học sinh đọc văn bản, nhận xét cách đọc
H. Nêu một vài nét chính về nhà thơ Hữu Thỉnh – Gv nhận xét, bổ sung: Hữu Thỉnh là ng­ười lính làm thơ, ụng trưởng thành trong cuộc khỏng chiến chống Mĩ,Thơ ông gắn liền với những năm tháng lăn lộn giữa chiến trường với sự đối mặt với kẻ thù, với cái chết… * Gv nêu và đọc một số đoạn thơ: Chiều sông thư­ơng, Phan Thiết có anh tôi, Từ chiến hào tới thành phố… – Cho hs quan sát chân dung nhà thơ + Hs trả lời cá nhân – Hs khác bổ sung – Hs lắng nghe gv chốt, bổ sung và lựa chọn ghi vở – Tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. – Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những người mẹ, người chị ở nông thôn, về mùa thu. Nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
H. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? – Gv bổ sung *GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó ( kiểm tra việc giải nghĩa từ) + Hs nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ – Bài thơ được sáng tác cuối năm 1977, in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó lại in trong tập “ Từ chiến hào tới thành phố”- 1991. + HS giải nghĩa từ
* PHÂN TÍCH + Phương pháp: Phân tích, giải thích, vấn đáp, tái hiện thông tin, thuyết trình + Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn, thảo luận theo nhóm. + Thời gian: Dự kiến 22-27p + Hình thành năng lực: Giải quyết vấn đề, hợp tác
II. Hư­ớng dẫnHS tìm hiểu văn bản. 1. Hư­ớng dẫn HS tìm hiểu khái quát văn bản. Hình thành các kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác nhóm II. HS tìm hiểu văn bản. 1.HS tìm hiểu khái quát văn bản.
* GV cho HS thảo luận nhóm bàn, trả lời một số câu hỏi khái quát, gọi trả lời, gọi nhận xét, GV chốt, chiếu trên máy. + Thể thơ + PTBĐ + Giọng điệu + Mạch cảm xúc H. Con người cảm nhận sang thu từ những phạm vi không gian nào? Tương ứng với những khổ thơ nào? H.Đại ý? Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét – GV chuẩn kiến thức + HS thảo luận nhóm bàn(3’), trả lời một số câu hỏi khái quát, nhận xét, nghe GV chốt, quan sát trên máy, ghi vào vở. – Thể thơ: 5 chữ – PTBĐ chính: biểu cảm – Giọng điệu: nhẹ nhàng, khoan thai trầm lắng – Mạch cảm xúc: Bài thơ là cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. – Bố cục: + Cảm nhận kh/ gian làng quê sang thu(K1) +Cảm nhận kh/ gian đất trời sang thu(K2,3) – Đại ý: Bài thơ là những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ sang thu lắng sâu cảm xúc .

Xem thêm: lơ xe khách

2. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản. 2. HS tìm hiểu chi tiết văn bản
* GV gọi đọc khổ 1 H. Thi sĩ nhận ra mựa thu bằng những hình ảnh thiên nhiên nào? + HS đọc khổ 1, nêu hình ảnh Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se S­ương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
H: Em hiểu từ “ Phả”, “ gió se” nghĩa là gỡ?( Tích hợp kiến thức Địa lí) H. Từ “phả” có thể thay thế bằng từ nào? Nhưng dùng từ “phả” có gì hay hơn? – H: Từ “ chùng chình “ được hiểu như thế nào? Có thể thay từ “chùng chình” bằng các từ gần nghĩa (đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững…) được không? Với từ “chùng chình”, hình ảnh thơ trở nên như thế nào trong việc biểu hiện thiên nhiên? H. Nhà thơ đã đón nhận tín hiệu giao mùa trong tâm thế như thế nào? Em có suy nghĩ gì về ý thơ “ Hình như thu đã về” H: Tại sao tác giả không dựng từ chắc chắn mà dựng từ hình như ? – GV bình: Không phải mùi hương của cốm, hoa cau, hoa bưởi, mà là mùi hương của bưởi chín phả vào trong gió gợi cái bất chợt trong cảm nhận vừa gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương“Chùng chình” hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng, bịn rịn? Þ “Hình như thu đã về” còn như là một câu thầm hỏi lại mình . H: Em có nhận xét gì về từ ngữ và nghệ thuật được sử dụng ở khổ thơ thứ nhất? .H: Qua đó giúp em cảm nhận được điều gỡ ? – Hs giải thích: + Phả: tỏa vào, trộn lẫn + Gió se: Gió nhẹ, khô và mang theo hơi lạnh chỉ cú ở mựa thu + chựng chỡnh: Cố ý chậm lại, được cảm nhận bằng thị giác diễn tả rất thơ bước đi của thu. Đó là trạng thái dùng dằng, nửa muốn đi nửa muốn ở lại HS tìm và phân tích, thảo luận nhóm bàn(2’) trả lời, nhận xét. +Bỗng: ngỡ ngàng, ngạc nhiên + Hình như:thành phần tình thái- thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ màng vừa chợt phát hiện và cảm nhận. Þ Sự lưu luyến, níu kéo của thiên nhiên -> Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ chọn lọc, gợi cảm, nghệ thuật nhân hóa ,Sự cảm nhận tinh tếcủa tác giả: =>Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được cảm nhận bằng một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và gắn bó với cuộc sống làng quê
–GV: Liên hệ một số bài thơ khác về mùathu.
* GV chốt KT, ghi bảng, HS ghi vở. * GV: Khổ thơ nói nên cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình( hương, gió) mờ ảo (sương chùng trình) nhỏ hẹp và gần( ngõ ) + HS nghe GV chốt, ghi bảng.
* GV chuyển ý sang khổ tiếp. Đọc tiếp khổ 2.Chiếu khổ 2. H. Trong khổ thơ này, hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hình ảnh, chi tiết nào? Hãy phân tích? * GV bổ sung: Không gian nghệ thuật bức tranh sang thu được mở rộng ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim. H. Em có nhận xét gì về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong khổ thơ ? H. Tại sao sông “dềnh dàng” mà “chim bắt đầu vội vã”? * GV bình: Hình ảnh đám mây mùa hạ với sự cảm nhận đầy thú vị, sự liên tưởng độc đáo “vắt nửa mình sang thu” cảm giác giao mùa được diễn ra cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnh đám mây của mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện. Tác giả cảm nhận bằng cả thị giác và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên thiết tha…) H. Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì về sự chuyển biến của cảnh vật ấy? Trước cảnh đất trời sang thu, tác giả bộc lộ tâm trạng gì? GV chốt KT, ghi bảng, chuyển. Tóm lại: bằng sự cảm nhận nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của Tg, tất cả không gian, cảnh vật như đang chuyển mình từ từ, điềm tĩnh bước sang thu. + HS đọc khổ 2, phát hiện hình ảnh, chỉ rõ các thủ pháp nghệ thuật, phân tích tác dụng, trả lời theo nhóm bàn. Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu – Sông nhẹ nhàng trôi dềnh dàng – dòng sông thiết tha mềm mại, hiền hoà trôi nhàn hạ, thanh thản -> gợi vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thu –chim vội vã bay –mây- vắt . + Chỉ rõ các BPNT, nêu nhận xét.Giải thích lí do, trả lời theo cặp – Nghệ thuật nhân hoá – Nghệ thuật đối lập được sử dụng để miêu tả hai hình ảnh trái chiều: Sông dềnh dàng / chim vội vã -> Diễn tả sự vận động tương phản của sự vật. ..) – Đám mây – vắt nửa mình -> Cách dùng từ hay , độc đáo và sáng tạo và nghệ thuật nhân hoá độc đáo -> Cả một không gian mênh mang như vậy mà đám mây mùa hạ mới chỉ vắt nửa mình sang thu. Dường như thiên nhiên vẫn còn lưu luyến nơi mùa hạ nhưng theo quy luật vẫn phải sang thu + HS khái quát, trả lời cá nhân. => Sự chuyển động của cảnh vật thiên nhiên từ hạ sang thu ở đây có cái chậm có cái nhanh có cái nhẹ nhàng nhưng đã rõ rệt. Þ Tâm trạng l­ưu luyến nơi mùa hạ như­ng lại nồng nàn không khí mùa thu -> Nhà thơ mở rộng tầm nhìn để cảm nhận sự chuyển mình của đất trời sang thu trong tâm trạng say sưa.
*Đọc khổ thơ 3.Chiếu khổ 3. H. Sự thay đổi của thiên nhiên vạn vật khi sang thu được thể hiện như thế nào ở khổ 3 H. Em hiểu cái nắng của thời điểm giao mùa này như thế nào? H. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ- thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ nào? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì về cảnh vật lúc thu sang? * Gv gọi HS trình bày suy nghĩ của mình – Gv nhận xét – GV bình, liên hệ H. Có ý kiến cho rằng “Hai câu thơ cuối bài vừa có tả thực vừa chứa đựng nhiều hàm ý sâu xa” em có đồng ý không , vì sao? * TL bằng kĩ thuật KTB, thời gian 4p. – GV gọi trình bày, nhận xét, GV chốt. * GV bổ sung: Nhà th­ơ viết bài thơ này vào những năm 70 của thế kỉ 20, giai đoạn đầy những khó khăn thử thách về kinh tế . Hai câu kết là lời khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của nhân dân ta trong những năm gian khổ ấy. H. Vậy từ cảnh vật thay đổi lúc giao mùa gợi cho tác giả suy ngẫm về điều gì? * GV: Cái “đứng tuổi” của cây là một cái chốt cửa để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước bão giông vào lúc sang thu hay đó chính là sự từng trải, chín chắn của con người sau những bão táp của cuộc đời?) * GV: liên hệ với bài “Chiều sông Thương” của Hữu Thỉnh: – “Đi suốt cả ngày thu / Vẫn chưa về tới ngõ / Dùng rằng câu quan họ / Nở tím bên sông thương…” + HS đọc, phát hiện, trả lời cá nhân – nắng nhạt dần chứ không còn dữ dội, chói chang, gay gắt. – Mưa cũng đã ít đi, nhất là những trận mưa rào. + Tự do trình bày suy nghĩ. – Nắng, sấm, mư­a là những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa đã được cảm nhận cách tinh tế . Chúng đã có sự giảm dần tạo dấu hiệu thu sang. Sự phân hoá ranh giới giữa hai mùa quả là mong manh ÞSự ngập ngừng chủ động của thiên nhiên vạn vật trước thời khắc giao mùa + HS thảo luận bằng kĩ thuật KTB, đại diện trả lời, nhận xét. -Tả thực: Sấm, hàng cây lúc sang thu – Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm:Vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi: con người từng trải. -> Hình ảnh ẩn dụ tạo tính hàm nghĩa cho bài nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong khó khăn. Þ Sức sống mãnh liệt của tâm hồn con người, dù đã sang thu nhưng vẫn còn rạo rực nắng hạ -> chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống. + Suy nghĩ, trả lời cá nhân. – Từ cảnh vật gợi suy ngẫm sâu xa, kín đáo về cuộc đời. Không chỉ tả cảnh thu sang mà còn chất chứa những suy nghiệm về con người và cuộc sống. + HS nghe GV bổ sung.
H. Qua bài thơ em cảm nhận được gì về bức tranh thiên nhiên giao mùa của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ? H. Qua đây em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ? – Gv nhận xét, sửa chữa + HS tự do trình bày suy nghĩ. – Bức tranh thiên nhiên đẹp , quyến rũ… -Một con người yêu thiên nhiên, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên. một con người bình tĩnh từng trải trước những biến động của cuộc đời, một tâm hồn trẻ trung, không hề già theo năm tháng
III. Hư­ớng dẫn HS đánh giá, khái quát và củng cố kiến thức. – Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp III. HS đánh giá, khái quát, củng cố KT
H. Học xong văn bản, em rút ra những nội dung gì cần ghi nhớ. H. Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ này? H. Nội dung chủ yếu được nhà thơ thể hiện qua bài thơ là gì? * Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/71. H. Qua tìm hiểu văn bản em rút ra ý nghĩa gì? * GV khái quát toàn bài và chuyển ý, cho HS làm BTTN củng cố. 1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? A. Từ một mùi hương B. Từ một đám mây C. Từ một cơn mưa D. Từ một cánh chim 2. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”? A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Mới mẻ, tinh tế C. Lãng mạn, siêu thoát D. Mộc mạc, chân thành 3. Dòng nào sau đây nêu đúng tên những bài thơ viết cùng thể loại với bài “Sang Thu” A.Ánh trăng, Đồng chí B.Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ C.Con cò , Bếp lửa 4. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài thơ? A.Nhân hoá,ẩn dụ B.Nhân hoá,hoán dụ C.Nhân hoá và so sánh D.Nhân hoá và chơi chữ + HS khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ, làm BTTN củng cố kiến thức. . Nghệ thuật: Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ – thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. – Sử dụng từ ngữ sáng tạo (bỗng, phả, hình như) phép nhân hoá (sương chùng chình, sông dềnh đàn), phép ẩn dụ (Sấm, hàng cây đứng tuổi) 2. Nội dung: – Cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín báo thu sang. – Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài tơ. 3. Ý nghĩa. – Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP + Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm + Mục tiêu : Làm được bài tập sau khi đã nắm chắc nội dung bài học. + Thời gian: Dự kiến 4-5 p + Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
IV. HD HS luyện tập Kĩ năng Tư duy, sáng tạoIV.HS luyện tập
H: Đọc diễn cảm bài thơ Giọng thơ và cảm xúc bài “Sang thu” như thế nào? A, Vui tươi, rộn ràng. B. Buồn, hiu hắt. C. Nhè nhẹ, man mát, bâng khuâng. D. Trầm lắng, dìu dịu buồn. H: Đọc những câu thơ về mùa thu mà em biết? H: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ? – GV đọc câu thơ về mùa thu của TG.ví dụ: Ôi con sông màu nâu / Ôi con sông màu biếc / Dâng cho mùa sắp gặt / Bồi cho mùa phôi thai / Nắng thu đang trải đầy / Đã trăng non múi bưởi / Bên cầu con nghé đợi / Cả chiều thu sang sông.” Chiều sông Thương – Hữu Thỉnh. Bài thu điếu – Nguyễn Khuyến. + HS đọc diễn cảm, cả lớp nghe, nhận xét. + HS trả lời cá nhân. + HS viết cá nhân, đọc trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Giáo án Sang Thu)

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liênhệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập – Hs: Những dấu hiệu nào của mùa thu khiến em cảm nhận rõ nhất? Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Sang Thu)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập – Tìm đọc các tác phẩm khác viết về mùa thu + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* B­ước 4.Giao bài, h­ướng dẫn học bài và làm bài về nhà: 2phút

a. Học bài :

+ Họcthuộc lòng và diễn cảm bài thơ.

+ Phântích cảm nhận những hình ảnh thơ hay , đặc sắc trong bài .

Xem thêm: bauhinia resort phu quoc

+ Sưutầm thêm một vài đoạn thơ ,bài thơ viết về mùa thu …

+ Viết 1đoạn văn ngắn tả cảnh sang thu ở quêhương em.

+ Viết hoànthiện bài tập 3

b. Chuẩn bị bài mới

– Soạn “ Nói với con” của Y Phư­ơng

– Yêu cầu: Đọc tư liệu về tác giả, tác phẩm

Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

Phiếu bài tập, bảng phụ

Đồ Ăn Khuya Sài Gòn Ngon Bình Dân Bán Khuya Cho Cú Đêm Tụ Tập
Món Ăn Sáng Ngon Hà Nội Hấp Dẫn Mọi Du Khách, Món Ngon Hà Nội
Tác giả

Bình luận

LarTheme