Mở Quán Nhậu – Kinh Nghiệm Không Thể Thiếu Trước Khi Kinh Doanh

Hiện nay, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình chọn hình thức kinh doanh quán nhậu vì “một đồng vốn bốn đồng lời”. Tuy nhiên, nhiều quán nhậu chưa kịp sinh lời thì đã vội đóng cửa vì không có sự chuẩn bị tốt về kinh nghiệm, kiến thức cũng như tài chính. Kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân chia sẻ trong bài viết sau của Nghề Bếp Á Âu (NBAAu) sẽ giúp bạn hạn chế các nguy cơ khi kinh doanh mô hình này.

Đang xem: Mở quán nhậu

1 Thủ tục mở quán nhậu cần biết2 Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Chi phí mở quán nhậu

Thủ tục mở quán nhậu cần biết

*

Mở quán nhậu cần chú ý các thủ tục, giấy tờ cần thiết khi kinh doanh. (Ảnh: Internet)

Theo Quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ẩm thực, thực phẩm đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó, trước khi mở quán nhậu, bạn cần chú ý hoàn thành đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết cho việc kinh doanh của mình.

Có hai hình thức kinh doanh chính: kinh doanh hộ cá thể (dành cho quán ăn quy mô vừa, nhỏ) và kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp (nhà hàng, quán ăn quy mô lớn). Sau đây là các nội dung cũng như giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh mô hình hộ cá thể, tức mở quán ăn nhỏ, mở quán nhậu bình dân:

1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh cho nhà hàng, quán nhậu bình dân sẽ bao gồm:

Đơn xin đăng ký hộ kinh doanh;Bản sao (photo công chứng) thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cá nhân sẽ tham gia vào mô hình kinh doanh;Bản sao (photo công chứng) biên bản họp về việc thành lập hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Trình tự, thủ tục đăng ký

*

Các thủ tục pháp lý không quá phức tạp và không tốn nhiều thời gian. (Ảnh: Internet)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn đến UBND quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh để tiến hành nộp hồ sơ. Theo nội dung quy định tại Thông tư số 176/2012/TT-BTC, mức phí đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại các cơ quan hành chính là 100.000 đồng/lần.

Thông thường, sau khoảng 3 ngày nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh từ cơ quan hành chính địa phương. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo bằng văn bản để bạn kịp thời chỉnh sửa và bổ sung.

Lưu ý rằng bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo nếu chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc thông báo chỉnh sửa hồ sơ sau 3 ngày làm việc. Như vậy, thủ tục đăng ký kinh doanh không quá phức tạp và thời gian hoàn thành thủ tục cũng không quá dài, nên sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của bạn.

3. Các giấy tờ cần thiết khác

Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là một giấy tờ rất quan trọng của các cơ sở kinh doanh ẩm thực, giúp thực khách tin tưởng hơn với nhà hàng, quán ăn của bạn.Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (Nếu quán nhậu có bán rượu);Giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy.

*

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. (Ảnh: Internet)

Trong đó, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;Bản sao (photo công chứng) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;Bản kê khai/thuyết minh về tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;Giấy khám sức khỏe của chủ hộ kinh doanh có đóng dấu xác nhận từ bệnh viện;Giấy xác nhận người trực tiếp đứng ra kinh doanh và cơ sở kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Giấy xác nhận có thời hạn 3 năm.

Sau đó, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Trong vòng 15 ngày, quán nhậu hoặc nhà hàng của bạn sẽ được đại diện các cơ quan kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận. Nếu có vấn đề gì khiến quán ăn chưa đạt, các cơ quan có thẩm quyền sẽ phản hồi bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Ngoài ra, quán nhậu cũng cần tuân thủ các quy định về trật tự xã hội của địa phương, các quy định về thuê mặt bằng, chỗ để xe…

Mở quán nhậu cần chuẩn bị gì? Chi phí mở quán nhậu

1. Chọn mặt bằng phù hợp

Mặt bằng là một trong những vấn đề tiêu tốn nhiều chi phí nhất khi kinh doanh, vì vậy, bạn nên tìm kiếm và cân nhắc chọn mặt bằng phù hợp. Thứ nhất, địa điểm quán phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến (người lao động, dân văn phòng, người thu nhập cao…). Quán ăn nên nằm ở mặt đường lớn, đông người qua lại, không gian rộng rãi, có chỗ để xe cho khách. Nếu mở quán nhậu trong hẻm nhỏ có khả năng đẩy quán vào tình trạng “không một bóng người.”

*

Kinh doanh quán nhậu cần chú ý vấn đề mặt bằng. (Ảnh: Internet)

Theo kinh nghiệm chia sẻ từ các chủ quán nhậu lâu năm, bạn có thể chọn những khu đất trống đang nằm trong một dự án xây dựng để thuê, vì chỉ cần bỏ vốn gia công nền và gắn mái che di động là có ngay mặt bằng để kinh doanh chỉ sau vài ngày.

Đồng thời, một quán ăn có không gian sạch sẽ và thoáng mát sẽ khiến khách hàng thoải mái, muốn ngồi lại lâu hơn, đồng nghĩa với việc họ ăn nhiều hơn và đem về lợi nhuận cho quán.

Tại thành phố lớn như TP.HCM, giá thuê tại trung tâm cho một mặt bằng khoảng 40m2 có giá giao động trong khoảng từ 7 – 35 triệu đồng/tháng, phải cọc trước từ 1-2 tháng tùy vào chủ cho thuê. Bên cạnh đó, các chi phí sửa sang, thiết kế, trang trí cho quán sẽ tiêu tốn khoảng 50 – 150 triệu đồng.

Xem thêm: thien duong banh ngot

2. Mua sắm vật dụng, đầu tư nội thất cho quán

Để tiết kiệm chi phí, các vật dụng cho quán nhậu không cần thiết phải đầu tư mua mới 100%, mà có thể thu mua lại từ các quán nhậu phải đóng cửa vì kinh doanh lỗ vốn. Chỉ cần vật dụng còn tốt, không hỏng hóc hoặc quá cũ thì hoàn toàn có thể sử dụng được. Việc thu mua lại nội thất và vật dụng cũ từ các quán đóng cửa sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, đặc biệt đối với người chỉ có vốn đầu tư ít. Chỉ nên mua mới khi không thể tìm được vật dụng cần mua trên thị trường.

*

Tiết kiệm chi phí bằng cách mua lại vật dụng từ các quán ăn đã đóng cửa.(Ảnh: Internet)

Các loại vật dụng mà bạn có thể tận dụng mua lại từ các quán đóng cửa gồm dụng cụ làm bếp, bàn ghế, tủ kệ… Riêng với chén dĩa, ly cốc, đũa muỗng… thì mua ngay tại xưởng là lựa chọn tốt nhất vì bạn sẽ được tận hưởng giá ưu đãi nhiều hơn so với mua trên thị trường. Chi phí mua sắm vật dụng, nội thất quán nhậu sẽ tốn khoảng 15 – 45 triệu đồng.

3. Thuê nhân viên mở quán nhậu cần bao nhiêu tiền?

Đối với quán nhậu mới mở, chưa đông khách thì không cần thuê quá nhiều nhân viên để tiết kiệm tối đa chi phí nhân sự. Chỉ cần tuyển 1 đầu bếp, 2-3 nhân viên phục vụ kiêm thu ngân, 1 nhân viên giữ xe, chủ sẽ là người quản lý chung. Sau này, khi quy mô quán mở rộng thì bạn có thể thuê nhiều nhân viên hơn.

Thông thường, chủ quán là người trực tiếp đứng bếp, nhưng nếu bạn chưa tự tin với khả năng của mình thì có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

Giải Pháp 1: Tham gia các lớp dạy học nấu ăn để mở quán. Nhưng với cách này bạn lại cần thêm thời gian.

Giải pháp 2: Thuê một đầu bếp có tay nghề vì chất lượng món ăn chính là một trong những lý do khiến quán nhậu của bạn trở thành lựa hàng đầu của khách hàng. Có thể nói, đầu bếp chính là linh hồn của quán ăn, mọi thành bại đều nằm trong tay của người đứng bếp nên bạn cần phải lựa chọn đầu bếp thật kĩ.

Mỗi nhân viên phục vụ, giữ xe thường có mức lương dao động từ 3.5 đến 5 triệu đồng chưa tính các trợ cấp khác. Đầu bếp chính thường được trả từ 6 đến 15 triệu tùy vào khả năng và kinh nghiệm đứng bếp.

*

Chi phí thuê đầu bếp nấu nướng vào khoảng 6 – 15 triệu/tháng. (Ảnh: Internet)

Trước ngày mở quán, tất cả nhân viên từ phục vụ cho đến giữ xe đều phải được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng nhằm để lại để ấn tượng tốt trong lòng khách hàng ngay từ lần đầu tiên phục vụ. Nhanh nhẹn, niềm nở, tươi cười đón khách đến, chào khách đi… là bí quyết để kinh doanh quán nhậu hiệu quả.

4. Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Phần chi phí này sẽ được chia làm hai phần: nguyên vật liệu chế biến món ăn và thức uống (bia, nước ngọt, nước đóng chai). Các đại lý bia và chợ đầu mối sẽ là những địa điểm cung cấp nước uống và nguyên liệu giá tốt. Tuy nhiên, để có được mức giá ưu đãi nhất, chủ quán nên tham khảo từ nhiều nguồn đại lý và chợ đầu mối khác nhau, hoặc chọn một nhà cung cấp để gắn bó dài lâu cũng là một trong những kinh nghiệm mở quán nhậu cần biết.

5. Thực đơn hấp dẫn, đa dạng

Thực đơn quán nhậu nên cần được đầu tư đa dạng, nhiều món, cách chế biến phong phú và thường xuyên cập nhật mới để khách hàng cảm thấy hứng thú. Đảm bảo sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, rõ nguồn gốc, không dùng lại thực phẩm cũ vì có thể gây ngộ độc cho thực khách có vấn đề về tiêu hóa. Quy trình bảo quản, chế biến cũng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vì đây là một trong những yếu tố để quán ăn của bạn được khách hàng tin tưởng chọn lựa.

6. Các chi phí mở quán khác

Ngoài các khoảng tiền nêu trên, chi phí cho quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh, làm đơn xin cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và làm các giấy tờ quan trọng khác cũng là điều các chủ quán cần lưu ý.

Bên cạnh đó, cần có một khoản chi hàng tháng cho việc tiếp thị, quảng cáo quán nhậu trong vài tháng đầu vừa khai trương, ví dụ chi phí làm biển hiệu, treo băng rôn khuyến mãi, phát tờ rơi, quảng cáo trên mạng xã hội, quà tặng cho khách… Các loại phí nêu trên có thể tốn khoảng từ 2 đến 10 triệu cho mỗi tháng kinh doanh.

Như vậy, tùy theo quy mô và vị trí mà chi phí mở quán nhậu sẽ dao động từ khoảng 70 đến 300 triệu.

Xem thêm: Trà Sữa Lan Fong Yuen Hong Kong, Trà Sữa Lan Fong Yuen

Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm mở quán nhậu bình dân vốn ít, lời nhiều mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh. Kinh doanh ẩm thực là một lĩnh vực nhiều thử thách và không hề dễ dàng nên hãy chắc chắn rằng bạn được trang bị đầy đủ các kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về kinh doanh quán nhậu để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Danh Sách Xe Khách Hà Nội Yên Bái : List Xe Khách Giường Nằm, Limousine Vip Dcar
cây xinh
Tác giả

Bình luận

LarTheme