lập kế hoạch kinh doanh trà sữa

Không thể phủ nhận trà sữa ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành công nghiệp F&B. Nhiều thương hiệu trà sữa mở lên và đạt được nhiều những thành công nhất định càng làm nhiều chủ đầu tư có thêm động lực lấn sân sang lĩnh vực này. Nắm bắt thị hiếu khách hàng ưa thích sử dụng thức uống với nhiều hương vị được kết hợp từ trà, sữa và các loại topping. Nhưng để thực hiện thành công ý định ra nhập thị trường tiềm năng này, điều đầu tiên là bạn cần chuẩn bị một bản kế hoạch kinh doanh trà sữa hoàn chỉnh. Vậy kế hoạch kinh doanh trà sữa gồm những gì? Hãy tham khảo bài biết dưới đây.

Đang xem: Lập kế hoạch kinh doanh trà sữa

Nội dung

1. Nghiên cứu thị trường trà sữa2. Xác định khách hàng mục tiêu3. Lập kế hoạch tài chính4. Lựa chọn và bố trí mặt bằng5. Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa6. Xây dựng thực đơn quán trà sữa7. Đầu tư vào trang thiết bị và nguyên liệu cần thiết 8. Hoàn thiện thủ tục pháp lý kinh doanh9. Thuê và quản lý nhân sự cho quán10. Xây dựng kế hoạch marketing cho quán cafe

1. Nghiên cứu thị trường trà sữa

Hiện nay, thị trường trà sữa đang trở thành một cơn sốt chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với sự vào cuộc của hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ, từ trong nước đến các thương hiệu ngoại nhập như Royal Tea, Gong Cha, KOI, Dingtea, Toco Toco,… Nhận thấy tiềm năng của thị trường này, một loạt thương hiệu Việt cũng vào cuộc, khiến thị phần trà sữa ngày càng mở rộng và trở thành một văn hóa mới trong xã hội. Có thể nói rằng đây là xu hướng mới của ngành giải khát tại thị trường Việt Nam hiện tại và trong nhiều năm tới đây. Chính vì sự phát triển về số lượng này khiến thị trường trà sữa cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 

*

Thị trường trà sữa đang trở thành một cơn sốt chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với sự vào cuộc của hàng loạt các thương hiệu lớn nhỏ

Để xây dựng thương hiệu trà sữa và tạo được lợi thế so với các đối thủ cùng ngành, mục tiêu quan trọng trước tiên là nghiên cứu thị trường. Vậy công việc nghiên cứu thị trường gồm những mục nào? Bạn phải lên chi tiết ra bản kế hoạch bằng việc trả lời các câu hỏi sau: 

Xu hướng trà sữa đang được yêu thích hiện này là gì? Có bao nhiêu mô hình trà sữa trên thị trường? Hiệu quả kinh doanh của từng thương hiệu ra sao? Khách hàng của mô hình kinh doanh trà sữa là ai? Tác động của yếu tố công nghệ vào sự phát triển của mô hình kinh doanh trà sữa như thế nào? ….

Khi có được những câu trả lời phù hợp, bạn sẽ biết được thời điểm nào mình nên gia nhập thị trường. Biết mình cần chuẩn bị những gì để kinh doanh hiệu quả. Mọi thông số nghiên cứu thị trường phải thể hiện chi tiết trên bản kế hoạch kinh doanh để dựa vào đó đưa ra những phân tích có căn cứ. 

2. Xác định khách hàng mục tiêu

Rất nhiều người khi tìm hiểu để kinh doanh trà sữa thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt quyết định tới 99% những gì bạn làm sau này. Để kinh doanh thành công, bạn cần hiểu khách hàng của mình là ai? Học sinh, sinh viên, người đi làm, người có thu nhập bao nhiêu? Thói quen chi tiêu của nhóm khách hàng bạn hướng đến là gì? Họ có sở thích, hành vi gì khi đến quán trà sữa? Các yếu tố quyết định hành vi mua hàng của họ?,…

XEM THÊM:  nhà nghỉ hải hiền phú quốc

*

Xác định rõ phân khúc khách khách hàng trước khi xây dựng quán trà sữa

Khi trả lời được các câu hỏi trên bạn sẽ định hình rõ mô hình trà sữa mà bạn nên lựa chọn để đáp ứng khách hàng mục tiêu. Đồng thời khi hiểu khách hàng, bạn sẽ mang lại thứ họ cần, điều đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh trà sữa. 

Ví dụ khi bạn nhắm đến khách hàng mục tiêu của mình là đối tượng người đi làm có thu nhập 7 triệu trở lên. Họ sẵn sàng chi tiêu 30,000 – 50,000 đồng cho một ly trà sữa nhưng đổi lại họ muốn sử dụng loại trà ngon, đảm bảo chất lượng và đặc biệt phải là thương hiệu nhiều người biết đến. Khi đó nếu muốn phục vụ nhóm khách hàng này, một là bạn phải nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng có sẵn, hai là bạn phải xây dựng được một thương hiệu mới đủ mạnh. 

3. Lập kế hoạch tài chính

Một yếu tố không thể thiếu khi lên bản kế hoạch kinh doanh trà sữa là bạn phân bổ nguồn ngân sách mở quán. Bạn cần bao nhiêu vốn để mở quán trà sữa? Chi phí mở quán trà sữa là bao nhiêu? Sau khi xác định được mô hình kinh doanh, khách hàng mục tiêu bạn cần lên kế hoạch chi tiết nguồn tài chính như:

Chi phí thuê địa điểm Chi phí thuê và đào tạo nhân viên Chi phí trang trí quán trà sữa Chi phí mua nguyên vật liệu, thiết bị quán trà sữa Chi phí duy trì hoạt động của quán

Chẳng hạn như, với mô hình trà sữa vỉa hè, chỉ với 10 triệu đồng là bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trà sữa. Bạn có thể phân bổ vốn để mua 1 chiếc xe đẩy inox, tiền mua nguyên vật liệu và các đồ dùng cần thiết như thùng đá, ly, ống hút, ghế nhựa,…  Nhưng đối với mô hình trà sữa cần mặt bằng, bạn phải chuẩn bị ít nhất từ 50 triệu đồng trở lên để thuê mặt bằng và đa dạng hóa menu đồ uống. Hoặc đối với mô hình kinh doanh trà sữa nhượng quyền thì cần số vốn từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Với mô hình này, bạn không cần đau đầu trong vấn đề xây dựng thương hiệu nhưng cần số vốn lớn để triển khai dự án.

*

Lên kế hoạch tài chính chi tiết để chuẩn bị kinh doanh hiệu quả

Với số vốn ít ỏi, cần tính toán kỹ lưỡng để sử dụng hiệu quả, vừa vặn số tiền đầu tư. Hình thức kinh doanh nhỏ, không thể thu được khoản lợi nhuận lớn, nên cần có chiến lược rõ ràng để giữ chân khách hàng và phát triển kinh doanh. Trái lại, với số vốn càng lớn thì càng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

XEM THÊM:  Dịch Vụ Giao Cháo Dinh Dưỡng Giao Tận Nhà Vietkids Hà Nội, Cháo Dinh Dưỡng Cho Bé Giao Tận Nhà!!! 0975645554

Xem thêm: Top 8 Quán Phở Cuốn Ngon Ở Hà Nội Không Nên Bỏ Qua, Top 8 Quán Phở Cuốn Ngũ Xã Ngon Chuẩn Vị Hà Nội

Xem thêm: le jardin french bistro

Nếu bạn có ý tưởng mở quán trà sữa lớn cần có kỹ năng quản lý bán hàng, nếu không rất dễ dẫn đến thất bại. 

Bạn không thể dùng một số tiền lớn để mở quán mà không có bất kỳ kế hoạch hay mục đích chi tiêu nào. Càng đưa ra con số chi tiết, bạn sẽ kiểm soát được chi phí bỏ ra và thực hiện cân chỉnh sao cho phù hợp để quán trà sữa của mình có thể đi vào hoạt động. 

4. Lựa chọn và bố trí mặt bằng

Địa điểm là một yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công trong kinh doanh F&B. Đây là bước vô cùng quan trọng đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu các đặc điểm khu dân cư của từng vị trí thuê và đôi khi là cả yếu tố may mắn nữa. Chẳng hạn như, bạn mở một quán trà sữa ở quận Cầu Giấy, chất lượng và không gian tương tự đối thủ, nhưng quán của bạn có vị trí đắc địa, view đẹp và gần đối tượng khách hàng mục tiêu hơn thì chắc hẳn sẽ làm đối thủ phải ngán ngẩm.

*

Địa điểm là một yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công trong kinh doanh F&B. 

Bạn có tự hỏi tại sao các quán nước gần trường học với chất lượng đồ uống và không gian bình thường nhưng vẫn luôn đông khách? Đó là bởi địa điểm quán vô cùng quan trọng. Bạn nên chọn những vị trí đắc địa như mặt tiền đường lớn, góc đường, nằm trong các tòa nhà văn phòng, siêu thị, gần trường học,… có giao thông thuận lợi, phương tiện qua lại đông đúc để khách hàng dễ dàng nhận diện quán hơn. 

Một lưu ý quan trọng là nên ưu tiên chọn địa điểm có chỗ để xe thuận tiện cho khách. Môi trường xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm của khách hàng nên cần hạn chế những địa điểm quá ồn ào, phức tạp, gần chợ,…

5. Lên ý tưởng thiết kế và trang trí quán trà sữa

Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa không chỉ để thưởng thức đồ uống mà còn để check-in. Bởi vậy, bạn có thể thiết kế và trang trí quán trà sữa để tận dụng khách hàng marketing cho quán. Cần cân bằng yếu tố thẩm mỹ và số lượng ghế ngồi, đảm bảo yếu tố không gian vừa đủ để khách hàng có những trải nghiệm tốt khi tới quán. Đồng thời cũng tránh xếp quá ít chỗ sẽ không tối ưu doanh thu.

*

Thiết kế và trang trí quán trà sữa để tận dụng khách hàng marketing cho quán.

Một số lưu ý cần nhớ khi trang trí quán trà sữa:

Chọn tông màu phù hợp với phong thủy và phong cách thiết kế của quán. Chọn vị trí phù hợp để đặt quầy bar. Nên chọn nhạc với âm lượng vừa đủ giúp khách hàng thoải mái khi đến quán. Ánh sáng thì nên chọn ánh sáng vàng, có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên để tạo không gian ấm cúng. ….

XEM THÊM:  Phở Tíu Bà Phương

Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình. Việc thuê thiết kế với chi phí tương đối cao nhưng đổi lại bạn sẽ có một không gian đẹp.

6. Xây dựng thực đơn quán trà sữa

Menu quán trà sữa cũng cần song hành với tính cách thương hiệu. Thiết kế cần được chau chuốt và phản ánh phong cách, đặc điểm của quán. Ngoài ra cũng cần cân nhắc về số lượng đồ uống trên menu. Nếu có quá ít sản phẩm thì sẽ không cho thấy sự đa dạng, còn nếu quá nhiều sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu và bảo quản lại cao. 

*

Menu quán trà sữa cũng cần song hành với tính cách thương hiệu.

Một menu quán hoàn chỉnh nên được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể để khách hàng có nhiều sự lựa chọn, với các món đồ uống thịnh hành và đa dạng về hương vị, topping. Đôi khi một cốc trà sữa không topping lãi không nhiều nhưng nếu thêm topping vào bạn có thể bán giá cao hơn khá nhiều so với tiền nhập loại topping đó. Bạn có thể thêm các tùy chọn để khách hàng dễ dàng lựa chọn như lượng đá, lượng đường, size ly,… Menu cũng cần cập nhật các thức uống hot trend và có giá phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Để thu hút khách hàng thì ngoài trà sữa bạn cũng có thể kết hợp bán những đồ ăn vặt được yêu thích như nem rán, xúc xích, khoai tây chiên, hướng dương,… để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng.

7. Đầu tư vào trang thiết bị và nguyên liệu cần thiết 

Để đầu tư quán trà sữa thì vấn đề trang thiết bị, nguyên liệu, máy móc là một trong những khoản đầu tư đáng chú ý. Cần cân nhắc đầu tư thiết bị từ các đơn vị uy tín để tránh hỏng hóc không đáng có trong quá trình hoạt động. Chất lượng các nguyên vật liệu cần thiết như sữa chất lượng cao, kem, hương vị, trà, cốc, túi nilon,… cũng cần được đảm bảo từ những nhà cung cấp uy tín, phù hợp với ngân sách của bạn.

*

Vấn đề trang thiết bị, nguyên liệu, máy móc là một trong những khoản đầu tư đáng chú ý. 

Bên cạnh đó, muốn kinh doanh quán trà sữa cần tối ưu hóa quy trình quản lý bán hàng để tối ưu nguồn lực, hạn chế các rủi ro thất thoát, cũng như hỗ trợ quá trình bán hàng nhanh chóng hơn. Hiện nay, rất nhiều doanh nhiều vẫn quản lý bán hàng theo phương thức truyền thống, nhưng nếu ứng dụng công nghệ thì công việc này sẽ trở nên đơn giản và thuận tiện hơn nhiều. Bạn có thể cân nhắc việc đầu tư một phần mềm quản lý quán trà sữa để quy trình order đồ, đặt bạn, thanh toán, quản lý nguyên vật liệu, cho đến báo cáo doanh thu, quản lý nhân sự,… được diễn ra trơn tru, dễ theo dõi và quản lý.

Gặp Ông Lang Cường Chuyên Bó Xương Khớp Ở Đường Láng, Thông Tin Chi Tiết
Khu Du Lịch Văn Thánh Số Điện Thoại, Khu Du Lịch Văn Thánh
Tác giả

Bình luận

LarTheme