13 Món Ăn Đặc Sản An Giang Là Gì, 20 Đặc Sản An Giang

Không khó để tìm một món quà hay ho tặng người thân khi ghé An Giang. Chính vì đây là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cư trú như: Chăm, Khmer, Hoa, Việt,.. với nền văn hóa đa dạng nên mang đậm bản sắc riêng và có sức cuốn hút mạnh mẽ. Đặc sản An Giang tiêu biểu bao gồm:

1. Khô rắn nướng An Phú

Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu về món rắn khô của An Giang nhé. Bạn nào sợ rắn thì cũng không lo vì món ăn này cực ngon, ngon đến nỗi mà các bạn chỉ muốn ăn hoài và quên mất nó được làm từ… rắn.

Đang xem: đặc sản an giang là gì

Ở An Giang, có nhiều loại thịt khô như khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá chạch… nổi tiếng nhất là khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông (thuộc huyện An Phú, An Giang). Khô rắn nơi đây nổi tiếng khắp cả vùng và là thức quà cho người thân, bạn bè.

*

Thường thì vào mùa nước nổi, rắn ở đây nhiều vô số kể, không chỉ cư dân vùng biên mà cả người dân Campuchia cũng theo nhau săn rắn. Để bảo quản lâu hơn thịt rắn, nhiều chủ vựa rắn đã sáng tạo ra cách làm sạch rắn rồi đem phơi khô. Rắn được chọn chế biến khô thường là rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá…

Lúc đầu, người ta chỉ làm để ăn, sau đó thì giới thiệu đến nhiều người nếm thử và hầu hết họ đều thấy khô rắn rất ngon và lạ miệng.

*

Để làm khô rắn, trước hết phải lọc lấy phần thịt và xương rắn riêng biệt chỉ để lại thịt rắn. Mang thịt rắn đi ướp một ít muối, gia vị vào thịt rắn sau đó đem ép mỏng và phơi qua vài lần nắng (ít nhất là trong ba ngày) để thịt rắn khô hơn. Tuy nhiên để thịt khô rắn ngon thì việc phơi phải đảm bảo kỹ thuật để thân ngoài của rắn tuy ráo hẳn, nhưng bên trong thịt vẫn phải còn tươi. Trong quá trình phơi, thịt sẽ rút bớt nước, bớt mùi tanh và chín ở dạng tái.

Khô rắn phải được nướng trên lửa than liu riu mới ngon. Khi nướng, lửa cần vừa phải để hơi nóng làm thịt chín cả trong lẫn ngoài, tỏa mùi thơm ngọt tự nhiên. Khi thịt chuyển sang màu vàng, mùi thơm bốc lên là có thể ăn được.

Các bạn nên dùng khô rắn kèm với dưa leo, xoài sống, cóc non và chấm với tương ớt và cảm nhận món đặc sản mà chỉ ở những nơi miền sông nước như An Giang mới có.

Ngoài món nướng, các bạn có thể chế biến thành gỏi bằng cách xé nhỏ miếng khô đã chín, trộn với bưởi hoặc dưa leo, với nước tương và ớt vừa ăn, có thể cho thêm ít rau mùi cắt nhuyễn trộn chung để tạo mùi. Còn nếu các bạn thích ăn béo thì còn có thể cho khô rắn (đã được ướp nước mắm trước đó) vào chảo dầu để chiên phồng lên.

Ăn khô rắn ở đâu?

Xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang là nơi chuyên sản xuất khô rắn; các bạn muốn thưởng thức món ăn này thì hãy ghé qua nhé.

2. Cốm dẹp An Giang

Nghề giã cốm dẹp từ xưa đã là nghề truyền thống ở nhiều làng làm nghề nông của đồng bào Kh’mer Tây Nam Bộ. Với người Kh’mer, đặc sản cốm dẹp còn gắn với lễ hội Ooc-om-boc nổi tiếng (lễ cúng trăng vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm).

Cứ mỗi độ thu về, khi những hạt lúa nếp đầu mùa vừa ngậm sữa căng hạt là lúc thích hợp để người dân địa phương gặt về làm cốm. Thóc nếp được sàng sảy cẩn thận, đem ngâm nước một đêm, tiếp đó phơi khô dưới nắng, sau đó rang chín rồi giã dẹp.

*

Khác với món cốm đặc sản Hà Nội, cốm An Giang không có màu xanh mát mà là màu trắng ngà.

XEM THÊM:  10 Món Ăn Đặc Sản Cao Bằng Bắc Cạn Bạn Không Nên, Các Món Ăn Ngon Ở Bắc Kạn (Cập Nhật 03/2021)

Theo kinh nghiệm được truyền lại, muốn mẻ cốm dẻo và ngon thì phải rang trong những chiếc om, hay nồi đất làm thủ công. Rang cốm cũng phải khéo, rang quá lâu thì nếp cứng, còn rang nhanh quá thì nếp sẽ sống, khi giã cốm dễ bị nhão.

Lúc giã cốm thì hai người đứng đối diện bên cối, một tay cầm chày, một tay cầm cây gạt, cứ thế vừa giã vừa gạt đến khi hạt nếp dính chày rớt xuống cối. Nếp sau khi giã dẹp được đổ ra nia sàng sảy cho hết trấu rồi cho vào bao kín.

Nghề giã cốm dẹp từ xưa đã là nghề truyền thống ở nhiều làng làm nghề nông của đồng bào Kh’mer Tây Nam Bộ. Đặc sản cốm dẹp cũng thường gắn với lễ hội Ooc-om-boc (lễ cúng trăng vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm).

Với người Khmer, cốm dẹp là món ăn hấp dẫn đầu mùa, là phẩm vật dâng tế thần linh và trời đất. Khi ăn, chỉ cần có cốm dẹp và cơm dừa rám nạo nhuyễn, cho một ít đường cát hoặc đường thốt nốt, một chút nước dừa tươi lên trộn đều, để chừng một giờ để cốm dẻo là có thể ăn được.

Mua cốm dẹp An Giang ở đâu?

Các bạn có thể hỏi món cốm dẹp nếu đến An Giang đúng mùa thu. Sau đây là một địa chỉ dành cho các bạn tham khảo; nếu biết thêm nơi bán nữa thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết.

Xôi phồng Kim Hương – bà Hồng Thu: thị trấn Chợ Mới, An Giang.

3. Tung lò mò An Giang

Người Chăm ở An Giang có một món ăn rất ấn tượng có tên là “Tung lò mò”, tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là một món ngon độc đáo của đồng bào Chăm ở vùng đất An Giang – những người vốn không ăn thịt lợn mà chỉ ăn thịt bò.

“Tung lò mò” hấp dẫn người ăn từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đến cách chế biến. Thịt bò nạc (thường là thịt lọc xương, nếu có thịt đùi thì là ngon nhất) khi mua về thì lọc bỏ hết gân, rửa sạch cắt mỏng, ướp muối, đường cát trắng, một ít phụ gia và thính (cơm nguội).

*

Vỏ của “Tung lò mò” chính là ruột bò được lộn mặt trái; cạo rồi rửa nước muối sạch và lộn lại mặt phải; phơi đến khi hơi se mặt rồi đem nhồi thịt ướp vào. Cuối cùng, người ta dùng dây mềm thắt thành từng khúc dài khoảng ba đốt tay, đem phơi chừng 3 nắng là có thể ăn được.

Tung lò mò ngon nhất vẫn là khi đã được phơi 1 – 2 tháng cho thật khô, thịt kết chặt lại. Thưởng thức món này có hai cách, hoặc là nướng hoặc là chiên, cũng giống như lạp xưởng của người Hoa, món này phải ăn nóng mới ngon. Khi ăn “Tung lò mò” phải kèm theo rau sống, chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh thì mới cảm nhận được hương vị độc đáo.

*

Mua Tung lò mò ở đâu?

Mặc dù đây là món ăn của người Chăm nhưng người Kinh đã học được cách chế biến và nó đã trở nên phổ biến ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.

Các bạn có thể ghé qua tiệm Dũng Thảo (số 67 Trần Hưng Đạo, huyện Tri Tôn) – đây là một địa chỉ chất lượng để bạn mua đặc sản về làm quà.

4. Bò cạp Bảy Núi

Miền đất An Giang có nhiều đặc sản độc đáo, trong đó có món bọ cạp vùng Thất Sơn vô cùng nổi tiếng.

Đến đây, bạn sẽ có dịp nhìn thấy những con bò cạp được bán đầy đường (người địa phương thường gọi là “bù kẹp”), to và đen nhánh bò lổn ngổn trong chậu, lúc nào cũng giơ cái đuôi nhọn hoắt và hai càng to kềnh lên như muốn đe dọa mọi người.

Xem thêm: What Is Tre® – Eastbound Weekday

Để săn được những con bò cạp thế này, người thợ săn chỉ cần lên núi với một cây cuốc, một cây kẹp và một cái xô. Sau khi lật tảng đá sang một bên, nhìn miệng hang rồi thò kẹp vào là bắt được bò cạp.

XEM THÊM:  Đặc Sản Sâp - Đặc Sản Sapa: Ăn Gì, Mua Gì Làm Quà

Khi bắt chúng về thì cho vào chậu vài ngày để cho “sạch bụng”, rửa sạch rồi cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Chỉ trong chốc lát, bò cạp chín, bốc mùi thơm phức khiến người ăn tò mò.

*

Khi ăn bò cạp, các bạn nên dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo, vài cọng ngò, và chấm với muối tiêu chanh (hoặc nước tương). Nếu bạn đủ can đảm thì sao lại không nếm thử món ăn thú vị này.

Theo nhiều người tiết lộ, phần bụng của bò cạp là ngon nhất vì ngoài vị của cỏ cây thuốc đọng lại trong bao tử của chúng, thì còn có vị béo bùi đặc trưng mà côn trùng khác không có.

Bọ cạp còn được lấy để ngâm rượu, rượu bọ cạp có giá trị dược tính rất cao; vì thế, những người Kh’mer địa phương thường dùng bò cạp chiên với rượu ngâm bò cạp, vừa chữa được chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp lại rất ngon miệng.

Mua bọ cạp ở đâu?

Bạn có thể tìm mua bọ cạp ở chợ Tịnh Biên, Châu Đốc. Tại đây, ngoài bọ cạp, bạn có thể tìm được nhiều loài côn trùng độc khác.

5. Bún cá Long Xuyên

Nếu có dịp ghé thăm thành phố Long Xuyên thì các bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản hấp dẫn mang tên: bún cá Long Xuyên.

Để nấu bún cá ngon, đầu tiên phải chọn cá lóc tự nhiên (khác cá lóc nuôi) để nấu nước lèo. Khi cá chín thì vớt ra, đầu cá để riêng, thịt cá thì tách lọc hết xương, để ra từng miếng, xào sơ qua với nghệ để khử tanh.

Bún được bày trí trong bát rau nhút bẻ cọng, rau muống bào và thêm ít bắp chuối thái, ăn kèm là một đầu cá lóc nóng hổi, bát nước mắm me. Ăn bún cá Long Xuyên ngon miệng nhất là khi trời gần tối, được thưởng thức tô bún nóng hổi khi đói bụng thì còn gì bằng.

*

Ăn bún cá Long Xuyên ở đâu ngon?

Ở thành phố Long Xuyên, có rất nhiều nơi bán món bún cá nhưng nhiều và ngon nhất vẫn là dọc theo đường Lê Lợi. Cứ khoảng 12h trưa hàng ngày là các quán bún cá đã được dọn ra bán đến gần 9h tối.

Các quán bún cá ngon nằm trên đường Lê Lợi, quanh hồ Nguyễn Du ở thành phố Long Xuyên. Các quán ở đây có hương vị không khác biệt nhau là mấy, các bạn cứ lựa quán nào đông khách là vô nha.

6. Gỏi sầu đâu

Cây sầu đâu (hay còn gọi là cây xoan) – một loài cây hoang dã, mọc nhiều ở các tỉnh An Giang và Kiên Giang. Đây là loại cây có thân cao và thẳng, không kén đất nên rất dễ trồng. Lá sầu đâu có màu xanh, mới ăn thì đắng, một lúc lâu sau thì cảm thấy ngọt dịu ở cổ; hoa thì ít đắng hơn và có hương thơm.

Trên thực tế có hai loại cây sầu đâu:

Cây sầu đâu có lá một lần kép, hoa màu trắng, lá và hoa ăn được; đặc biệt lá có nhiều thành phần dược tính, ăn rất tốt cho sức khỏe.Cây sầu đâu có lá hai lần kép, hoa màu tím, lá không ăn được vì rất độc.

*

Trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch năm sau, cây sầu đâu sẽ thay lá và ra hoa – là lúc người dân hái lá sầu đâu (đọt non lẫn nụ hoa) để ăn và để bán. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn (Châu Đốc, An Giang) vào thời điểm này, bạn có thể mua được từng bó lá, hay hoa sầu đâu về làm quà.

Đây là đặc sản của vùng Bảy Núi, nếu bạn mới ăn lá sầu đâu lần đầu thì sẽ thấy vị đắng, nhưng nếu chịu khó nhai bạn sẽ cảm nhận được dần vị ngọt chảy xuống cuống họng. Người ta thường chế biến lá sầu đâu bằng cách trộn với khô sặt rằn, xoài sống và dưa leo. Ngoài ra cũng có thể trộn với thịt ba rọi và tôm.

XEM THÊM:  thue xe du lich hcm

*

Thưởng thức món này rất đơn giản, các bạn chỉ cần chấm với mắm me là có thể ăn được luôn. Hương vị độc đáo của món ăn này là sự kết hợp của vị béo từ thịt, vị ngọt của tôm, vị chua của me chín hòa lẫn vị đắng xen lẫn ngọt của lá sầu đâu. Gấu tin rằng các bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của loại cây được trồng ở vùng Thất Sơn huyền bí này.

Ăn gỏi lá sầu đâu ở đâu?

Lá sầu đâu được người dân An Giang thu hoạch vào khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch. Vì gỏi sầu đâu rất phổ biến tại An Giang nên bạn có thể hỏi các nhà hàng tại đây về món ăn này.

Đặc biệt, tại huyện Tân Châu – An Giang; người ta thu hoạch rất nhiều lá sầu đâu để chế biến đặc sản, phục vụ du khách.

7. Dưa xoài Cù Lao Giêng

Gấu xin chào các bạn! Chắc các bạn cũng không xa lạ gì với món dưa xoài hấp dẫn, chỉ cần nghĩ tới thôi là cũng khiến nước miếng ứa ra rồi. Hôm nay mình sẽ tìm hiểu về món dưa xoài có nguồn gốc từ cù lao Giêng – An Giang.

Dưa xoài có nguồn gốc từ cù lao Giêng, xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang – nơi quanh năm có hoa trái tươi tốt. Trước đây, cứ đến mùa xoài non rụng la liệt dưới gốc, người dân không khỏi xót xa trước hàng tấn xoài non phải đem bỏ. Một ngày nọ, ông Nguyễn Hoàng Liệt (xã Bình Phước Xuân, Chợ Mới, An Giang) đem xoài non ngâm với nước đường, ăn thấy ngon nên ông mới làm thêm để đem bán cho bà con… Món dưa xoài được ra đời từ đó.

Để làm dưa xoài, người ta chọn những quả xoài non và nhỏ chừng ngón chân cái rồi đem gọt vỏ, xẻ đôi hoặc xẻ tư; bỏ hạt rồi cho vào nước ngâm. Sau đó, đem xoài đi rửa sạch, ngâm muối rồi đem xả một lần nữa trước khi ướp nước đường thắng cùng ớt giã.

Khi xoài đã được ướp xong thì cho vào túi ni lông, cột chặt miệng, đặt trong thùng xốp có nước đá. Sở dĩ dưa xoài ở cù lao Giêng thơm ngon là vì miếng xoài được ướp gia vị đúng liều lượng; đặc biệt, người ta có bí quyết không sử dụng phèn chua hoặc hàn the nhưng vẫn tạo độ giòn nên không gây hại cho sức khỏe.

*

Hiện nay, dưa xoài cũng đã được bày bán phổ biến, các bạn có thễ dễ dàng mua được tại nơi mình sống. Gấu ghé qua An Giang và dừng chân tại một quán ăn ven đường, thật bất ngờ khi dưa xoài trở thành món khai vị tại đây. Món này được phục vụ miễn phí trong khi chờ đợi món chính được dọn lên. Ăn dưa xoài trước bữa ăn sẽ khiến vị giác được kích thích, các bạn sẽ cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều trong suốt bữa ăn. Độ giòn của từng miếng xoài kết hợp với đủ vị chua, chay, mặn, ngọt khiến ai cũng khao khát, chỉ cần nghĩ tới thôi là ứa nước miếng. Nếu các bạn muốn thưởng thức dưa xoài đậm đà hơn thì có thể chấm vào đĩa muối ớt.

Xem thêm: Uống Trà Sữa Bao Nhiêu Calo, 1 Cốc Trà Sữa Bao Nhiêu Calo

Mua dưa xoài ở đâu?

Dưa xoài có bán rất nhiều ngay tại cù lao Giêng; nếu không có dịp đến với An Giang thì các bạn cũng có thể tìm mua tại chợ hoặc siêu thị gần nhà.

Một số nhãn hiệu dưa xoài uy tín để các bạn tham khảo, nhìn chung thì chất lượng của các hãng không có sự khác biệt nhiều:

Các Hãng Xe Khách Giường Nằm Phục Vụ Tốt Nhất Ở Tphcm, Hãng Xe Sao Việt
Công Ty Thiết Kế Thi Công Nhà Hàng Đẹp 2020, Thiết Kế Nhà Hàng Tiệc Cưới Đẹp Lộng Lẫy
Tác giả

Bình luận

LarTheme