Phật Tử Chùa Vạn Đức Đà Lạt, Lâm Đồng, Về Chùa Vạn Đức Ngắm Những Mùa Hoa Đà Lạt

Các bạn ở miền Nam không cần phải ra tận miền Bắc xa xôi mới có thể nhìn thấy hoa tam giác mạch ngoài đời thực. Chỉ cần bắt một chiếc xe đò từ Sài Gòn lên Đà Lạt, ngủ một đêm tới sáng là tới, rồi thuê xe máy đi về phía xã Tà Nung, huyện Lâm Hà, ghé chùa Vạn Đức là thấy ngay vườn hoa tam giác mạch rồi.

Đang xem: Chùa vạn đức đà lạt

Chùa Vạn Đức cách TP. Đà Lạt khoảng 17 km. Từ trung tâm Đà Lạt bạn hỏi đường đi thác Cam Ly, tức đường Cam Ly, rồi rẽ phải qua tỉnh lộ 725, hướng Tà Nung – Lâm Hà, thì sẽ gặp chùa ở bên tay phải. Cũng trên hướng đi này bạn sẽ ngang qua làng hoa Vạn Thành, hay quán cà phê Mê Linh với “lake view” lãng mạn dạo gần đây được nhiều người nhắc đến.

Tam giác mạch ở chùa Vạn Đức được trồng ngay trước cổng, chia ra làm hai bên, mỗi khoảnh sân rộng khoảng 40 m2. Tam giác mạch ở đây nở rộ từ tháng 8, đến lúc mình đi, là tháng 11 thì đã bớt đi nhiều, nhìn hơi ít. Ngoài ra, nhà chùa còn trồng hoa cải vàng xen kẽ, tạo nên quang cảnh sinh động đẹp đẽ cho chốn thanh tịnh này.

XEM THÊM:  Chia Sẻ #5 Món Ăn Buổi Tối Trời Mưa, Thực Đơn Cơm Nhà Buổi Tối Trời Mưa

*

Mình nghĩ rằng, nếu không có hoa tam giác mạch làm mục đích chính của nhiều du khách khi ghé chùa, thì chùa Vạn Đức với tuổi đời hơn 20 năm cũng là một ngôi tự mang nét đẹp rất riêng, rất đáng để ghé tham quan. Kiến trúc đơn giản theo kiểu truyền thống, dáng vẻ uy nghi mà mềm mại, sắc màu không quá mới cũng không quá cũ, xung quanh lại được chăm chút trồng rất nhiều hoa thơm cỏ lạ, kiến tạo nên không gian xanh mát, xinh xắn và yên bình. Tiếc là mình không mang theo ống kính chụp phong cảnh, và cũng có ít thời gian, nên không thể nào chiêm bái hết cảnh chùa.

Dưới đây là một số ảnh hoa cải và hoa tam giác mạch mình đã chụp được ở chùa Vạn Đức:

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

*

Nếu đến đây bằng xe máy, bạn nhớ chạy xe vào bên trong sân chùa, dựng xe ngay ngắn, chừa chỗ cho xe khác vào ra. Vô chỗ trồng hoa nhớ đi giữa những luống hoa có sẵn, chỉ chụp ảnh, không hái hoa bẻ cành, không đùa giỡn ồn ào làm mất đi vẻ tôn nghiêm chốn tâm linh.

XEM THÊM:  Trà Sữa Koi Pearl Plaza - Ad Koi Thé Café Pearl Plaza

Xem thêm: Xe Khách Hà Nội Điện Biên – Bắt Xe Khách Hà Nội Đi Điện Biên,

Một số thông tin thú vị từ tam giác mạch

Tam giác mạch còn có là tên kiều mạch, lúa mạch đen, mạch ba góc. Loài hoa nhỏ bé với những lá xanh non này khi tạo quả đã cứu đói cho cả làng khi mùa cũ đã qua, vụ mới còn chưa tới. Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên được gọi là mạch, hoa lại có hình tam giác, và thế nên cái tên “tam giác mạch” ra đời từ đó.

Cây tam giác mạch được thuần hóa từ trước công nguyên tại Vân Nam, Trung Quốc, sau đó lan sang Trung Á, Tây Á, Trung Đông và châu Âu. Loài cây này dễ trồng, sinh trưởng được trong điều kiện đất đai khô cằn, nghèo dinh dưỡng và chịu được hạn hán. Tại Việt Nam, tam giác mạch được trồng nhiều ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên để làm lương thực phụ và dùng chăn nuôi.

Tam giác mạch ở Việt Nam ta nở vào tháng 4 -5 và tháng 10 -12 dương lịch. Tuy nhiên mùa thu từ tháng 10 bước vào chính vụ, hoa sẽ nở rộ đẹp nhất. Người Mông còn gọi tam giác mạch là “chez”. Sau mùa lúa nương thu hoạch, người dân ở đây bắt đầu gieo hạt tam giác mạch, đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 thì bắt đầu thu hoạch. Thân tam giác mạch khi còn non có thể dùng để luộc ăn như rau. Sau khi đơn hoa, kết trái và ra hạt, hạt tam giác mạch được xay thành bột làm lương thực, hoặc nấu với ngô tạo nên một thứ rượu có hương vị thật đặc biệt.

Xem thêm: eden homestay hoi an

Bột tam giác mạch có thể dùng nấu cháo, làm bánh, là nguồn thức ăn quan trọng với đồng bào miền núi. Quả và lá làm thức ăn chăn nuôi gia súc.

Ngoài lương thực, tam giác mạch là phương thuốc phòng và chữa được nhiều bệnh, như: hạ huyết áp, dễ tiêu hóa, chống đổ mồ hôi, giúp sáng mắt, thính tai… Ngày nay, tam giác mạch còn là nguyên liệu sản xuất bột ăn kiêng hay chất bảo vệ da…

saigon cafe club
journeys sandwich cafe
Tác giả

Bình luận

LarTheme