Tỏi, Tác Dụng Chữa Bệnh Củ Tỏi Trị Bệnh Gì? Ăn Tỏi Sống Có Tác Dụng Gì Không? ?

Cây Tỏi

(Mô tả, hình ảnh cây Tỏi, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

*

Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài.

Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10.

Đang xem: Củ tỏi trị bệnh gì? ăn tỏi sống có tác dụng gì không?

Bộ phận dùng:

Thân hành (giò) – Bulbus Allii, thường có tên là Ðại toán.

Phân bố và thu hái:

Cây của miền Trung châu Á, được gây trồng ở nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng Tỏi có tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng… Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân; có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học:

Các chất chính trong củ Tỏi là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle; các vitamin A, B1, B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic.

Tác dụng dược lý:

Tinh dầu tỏi, nước tỏi, dịch ngâm tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh phổ rộng, kháng khuẩn và ức chế khuẩn. Tỏi vỏ tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Tỏi chế làm thuốc đều có tác dụng đối với các loại khuẩn kháng với streptomycin, penicillin, chloromycetin, aureomycin. Tỏi cũng có tác dụng ức chế nấm ở vùng sâu và nông của cơ thể, nồng độ của dầu tỏi có tác dụng đối với nấm là 1mcg/1ml.

Tỏi có tác dụng chống ung thư, có khả năng làm giảm tỷ lệ phát sinh ung thư bao tử.

XEM THÊM:  Trà Sữa Feeling Tea Tphcm - Cung Cấp Nguyên Liệu Trà Sửa Quận Bình Tân

Tỏi có tác dụng chống amip và trùng roi (trichomonas).

Tỏi có tác dụng hạ lipid huyết, ức chế các mảng xơ cứng động mạch hình thành, tăng hoạt tính dung giải của fibrin, ức chế sự làm tăng ngưng tập tiểu cầu của ADP và Adrenalin, có tác dụng hạ áp.

Tỏi có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tỏi còn có tác dụng tốt như chống viêm, hưng phấn tử cung, hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.

Vị thuốc từ cây tỏi

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị

Vị cay, tính ấm.

Quy kinh

Vào kinh Tỳ Vị Phế.

Xem thêm: 14 Bí Quyết Kinh Nghiệm Bán Trà Sữa Thành Công Nhất Năm 2020

Tác dụng:

Có tác dụng hành khí tiêu tích, sát trùng giải độc. Alliicin là hoạt chất có tác dụng nhiều nhất của Tỏi, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh. Nó lại có tính lợi tiểu là do các fructosan và tinh dầu.

Liều dùng

Dùng ngoài lượng vừa đủ giã nát, đắp, làm thuốc đạn, cứu tỏi.

Uống trong mỗi lần 3 – 5 múi. Ăn sống, nấu chín, sắc nước, làm sirô, ngâm rượu, cất tinh dầu. thụt đại tràng.

Kiêng kỵ

Âm hư, mồm lở không dùng, phụ nữ có thai không dùng thụt đại tràng.

Thuốc đắp có thể phản ứng đỏ nóng tại chỗ, không nên đắp lâu.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tỏi

Chữa Cảm cúm:

Ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1-2g Tỏi tươi. 2. Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 4-6g Tỏi sắc uống hoặc giã 10g Tỏi, ngâm vào 100ml nước nguội; trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Ðồng thời ăn mỗi ngày 6g Tỏi sống chia làm 3 lần. Ðiều trị 5-7 ngày thì có kết quả.

Chữa Ung nhọt, áp xe viêm tấy:

Giã giập Tỏi, đắp 15-20 phút (không để lâu dễ bị bỏng da). Có thể trộn với ít dầu Vừng mà đắp.

Chữa đầy bụng, đại tiểu tiện không thông:

Giã Tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy Tỏi giã giập bọc bông lại nhét vào hậu môn (Nam dược thần hiệu).

XEM THÊM:  bbq royal city

Trị giun kim, giun móc:

Thường xuyên ăn Tỏi sống hoặc dùng nước Tỏi 5-10% 100ml, thụt vào hậu môn.

Trị lipid huyết cao:

 Dùng nang Tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 3 nang, lượng mỗi ngày 0,12g (tương đương thuốc sống 50g), một liệu trình 30 ngày. Đã trị 274 ca nhận xét thuốc có tác dụng hạ lipid huyết, tăng cao HDL cholesterol, giảm hàm lượng Fibrinogen trong huyết tương (Tạp chí Trung y năm 1985,2:42).

Trị viêm cầu thận cấp:

Dùng Tỏi vỏ tím 250g bỏ vỏ, Dưa hấu chín 1 quả (khoảng 3 – 4kg) móc 1 lỗ miệng hình tam giác, cho hết tỏi vào đậy nắp lại, cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài cho vào nồi nấu chín, ăn hết cả quả dưa và tỏi chia nhiều lần trong ngày, vỏ cứng sắc nước uống thay nước chè. Đã trị 21 ca: khỏi 14, tốt 5, không khỏi 2 (Báo cáo của Trương Học An, Báo Trung y Hồ bắc 1986,2:51).

Trị sói đầu: 

Dùng nước tỏi vỏ đỏ tươi 3 phần, glycerin 2 phần (tỷ lệ theo trọng lượng 3:1), trộn đều xát vào chỗ bệnh, ngày 2 – 3 lần, uống thêm Bổ trung ích khí. Đã trị 856 ca khỏi trong thời gian từ 17 – 46 ngày uống thuốc (Kim Trần Đồng, Báo Cát lâm Y học 1985,5:24).

Tham khảo

Chỉ định và phối hợp:

Người ta đã tổng hợp được nhiều công đoạn của Tỏi. Tỏi là chất kháng khuẩn và sát khuẩn. Tỏi điều hoà hệ sinh vật của ruột. Tỏi là thuốc trị giun đặc biệt là giun kim. Tỏi là chất kích thích cơ thể và điều hoà các chức năng chủ yếu như các rối loạn gan và các tuyến nội tiết… Tỏi là thuốc chữa bênh đái đường, phòng ngừa trạng thái ung thư, giúp chống những bệnh như đau màng óc, bệnh xơ cứng động mạch, Huyết áp cao…

Ở Ai Cập từ nhiều thế kỷ, nhân dân ta dùng một lọ rượu ngâm Tỏi để uống. Ngày này người ta đã biết rượu Tỏi có tác dụng đối với Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt), tim mạch (huyết áp thấp, Huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu), phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản), tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày), Trĩ nội và trị ngoại, đái tháo đường. Dùng rượu Tỏi không gây phản ứng phụ và lại có hiệu quả chữa bệnh cao.

XEM THÊM:  Khách Sạn Nghỉ Dưỡng Hồ Nam Bạc Liêu (Hồ Nam Resort, Giới Thiệu Về Khu Du Lịch Hồ Nam Bạc Liêu

Nơi mua bán vị thuốc Tỏi đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Tỏi ở đâu?

Tỏi là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Xem thêm: Sao Phim Tối Nay Ăn Gì ’ Hôn Mê Sâu Sau Khi Tự Tử Bất Thành, Tiễn Biệt Sao Phim “Tối Nay Ăn Gì

Vị thuốc Tỏi được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Tỏi tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn: Gọi 18006834 để biết chi tiết

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Tag: cay toi, vi thuoc toi, cong dung toi, Hinh anh cay toi, Tac dung toi, Thuoc nam

vinhomes central park ho chi minh
Trung Tâm Tiệc Cưới Hoàng Gia 2 Ở Quận Hồng Bàng, Hải Phòng, Nhà Hàng Tiệc Cưới Hoàng Gia
Tác giả

Bình luận

LarTheme